Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa hát xoan từ 2000 2011 (Trang 44)

trị văn hóa hát Xoan từ năm 2006 đến năm 2011

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa trong quá trình phát triển đất nước, Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội là một trong những nhiệm vụ lớn của toàn đảng, toàn dân và toàn quân trong những năm tới, trong đó, đại hội chủ trương tiếp tục phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: “bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH -

HĐH… Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các DSVH với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch” [6, tr. 107].

Quán triệt nghiêm túc quan điểm của Đảng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa dân gian trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm giữ vững và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã có sự nhận thức và điều chỉnh kịp thời trong chỉ đạo công tác bảo tồn phát triển di sản văn hóa dân gian, trong đó việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát Xoan là vấn đề đã và đang được đặt ra cấp bách. Điều này thể hiện rõ qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, qua các Nghị quyết của Đảng. Đặc biệt, trong Đại hội lần thứ XVI ( 2005), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã có nhận thức mới, đúng đắn về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa, nhất là giá trị văn hóa hát Xoan.

Từ ngày 19 đến ngày 21-12-2005, tại thành phố Việt Trì đã diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI. Đại hội xác định: “Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa vùng đất Tổ” [38, tr. 74].

Từ nhiệm vụ trên, Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra phương hướng cụ thể để thực hiện trên lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là trong công tác bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân gian trong những năm tiếp theo. Đó là: “Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo thực hiện các hương ước, quy ước về văn hóa, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu. Tăng cường quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, văn nghệ theo đúng pháp luật.

trên địa bàn tỉnh. Chú ý tới hai trọng tâm lớn về công tác bảo tồn, phát triển di sản văn hóa như sau:

Sưu tầm, nghiên cứu, chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống vùng đất Tổ. Các trò diễn, hội làng, các giá trị văn hóa như: hát Xoan, hát Ghẹo… Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Quản lý tốt các lễ hội truyền thống.

Nhanh chóng triển khai thực hiện đề án: “Quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các khảo cổ thời tiền sử, sơ sử tỉnh Phú Thọ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới” [38, tr. 75].

Trong Đại hội này, Đảng bộ tỉnh đã đề ra những phương hướng cụ thể kết hợp giữa bảo tồn các di sản văn hóa với việc phát huy tác dụng của di sản văn hóa trong hoạt động phát triển kinh tế du lịch của vùng. Đại hội nhấn mạnh: “Cần tăng cường chỉ đạo phát triển thương mại dịch vụ, du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hóa vùng đất Tổ, đề xuất ý tưởng xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội… Nâng cao chất lượng hiệu quả các công trình mục tiêu quốc gia về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa…” [38, tr. 67].

Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND tỉnh đã gửi Thông báo số 69/TB-UBND ngày 12/9/2008 về việc xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa thế giới tới Sở VH - TT & DL. Ngày 17 tháng 12 năm 2008, Sở VH - TT&DL đã có kế hoạch “Tổ chức hội thảo cấp chuyên gia tư vấn và lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới” nhằm mục đích lựa chọn loại hình di sản văn hóa phi vật thể và tên gọi chính thức của hồ sơ khoa học xếp hạng di sản văn hóa thế giới, xác định tiêu chí hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những việc làm thiết thực nhằm khẳng định và giới thiệu giá trị của hát Xoan đối với thế giới, tạo ra một động lực mới cho dân ca Xoan có sức lan tỏa trong cộng đồng Việt Nam nói chung và đối với con người đất Tổ nói riêng.

Những quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hóa, chi tiết hóa một số nội dung quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian vùng đất Tổ trọng thời kỳ mới, đặc biệt là đối với di sản văn hóa phi vật thể - hát Xoan, một di sản văn hóa độc đáo đã và đang có nguy cơ ngày càng mai một. Nhờ đường lối, chủ trương này của Đảng, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa hát Xoan của tỉnh không ngừng khởi sắc và đã thu được những thành tựu to lớn.

2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, từ năm 2006 - 2011, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan đạt những thành tựu đáng kể, thể hiện sự nhận thức đúng đắn của Đảng bộ và các cấp chính quyền, đặc biệt là nhận thức của nhân dân trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị độc đáo của văn hóa hát Xoan.

Năm 2006, HĐND tỉnh Phú Thọ tổ chức 4 kỳ họp, đã có gần 40 Nghị quyết trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Riêng trong lĩnh vực văn hóa - xã hội có 7 Nghị quyết với các nội dung chứa đựng tính chuyên đề cao.

Để góp phần tổ chức thành công của các kỳ họp, lãnh đạo Ban Văn hóa - Xã hội tỉnh đã tham dự các cuộc họp, do Thường trực HĐND tỉnh chủ trì, để bàn, thống nhất dự kiến nội dung, chương trình, thời gian tiến hành kỳ họp. Tại các cuộc họp này, lãnh đạo Ban đã tham gia ý kiến xác đáng vào những nội dung cần bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, những vấn đề cần được thảo luận kỹ trước kỳ họp. Trong kỳ họp, lãnh đạo và các thành viên Ban đã tích cực chất vấn, phát biểu thảo luận ở tổ, tại các phiên họp toàn thể ở hội trường, đóng góp ý kiến vào các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết và các nội dung có nhiều ý kiến khác nhau… góp phần quan trọng vào thành công của kỳ họp. Qua 4 kỳ họp HĐND tỉnh, Ban văn hóa - Xã hội

HĐND thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội về bảo tồn và phát huy DSVH trong tỉnh.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, ngày 15 tháng 2 năm 2006, Sở VH-TT đã có Quyết định số 349/QĐ-VHTT về việc “Công nhận làng xoan An Thái - xã Phượng Lâu thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là phường Xoan cấp tỉnh, Quyết định yêu cầu Ban chủ nhiệm phường Xoan có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động và có nhiệm vụ, bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đây là một việc làm thực tế nhằm mục đích khôi phục lại phường Xoan gốc, từ đó tạo cơ sở cho hát Xoan có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư vùng đất Tổ.

Sau một thời gian nỗ lực trong công tác bảo tồn và gìn giữ những giá trị của văn hóa hát Xoan, ngày 05 tháng 6 năm 2009, UBND tỉnh đã có công văn số 1517/UBND-VX2 về việc “Lập hồ sơ đề nghị tổ chức UNESCO công nhận hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể thế giới” gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tại hội thảo khoa học lần thứ nhất với sự tham gia chủ trì của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và các nhà khoa học đã kết luận: Ưu tiên xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày 28 tháng 12 năm 2008, tại hội thảo khoa học lần thứ hai, cấp chuyên gia, để tư vấn lựa chọn một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Phú Thọ, với sự tham gia chủ trì của Giáo Sư - Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ đã kết luận: Xây dựng hồ sơ di sản “Hát Xoan” là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là việc làm thiết thực của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu và của nhân dân tỉnh Phú Thọ đối với những giá trị của hát Xoan - di sản văn hóa đang bị mai một trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

Kết quả các hội thảo khoa học nêu trên tạo cơ sở để sớm triển khai xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức UNESCO công nhận di sản “Hát Xoan” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa di sản hát Xoan vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp để đệ trình tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2011. Việc làm đó đã khẳng định nhận thức của giới khoa học, các nhà lãnh đạo và nhân dân tỉnh Phú Thọ trong việc bảo tồn giá trị của di sản. Đó như là một tiếng chuông cảnh tỉnh những nhà quản lý trong việc bảo tồn nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian đang dần mai một ngay tại nơi sinh ra, nhằm mục đích xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Căn cứ vào kết quả hội thảo xác định tiêu chí xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới, ngày 08 tháng 6 năm 2009, Sở VH, TT&DL đã có Kế hoạch số 18/KH-SVHTTDL về việc “Tổ chức khảo sát xây dựng nội dung hồ sơ Di sản hát Xoan” với mục đích nhằm khảo sát hiện trạng không gian di sản hát Xoan Phú Thọ; đồng thời xây dựng tiến độ, nội dung kinh phí lập hồ sơ và xác định đối tác chuyên môn khoa học làm tư vấn xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa thế giới: hát Xoan Phú Thọ.

Để thực hiện nhanh quá trình đưa văn hóa hát Xoan thành Di sản phi vật thể của thế giới, ngày 08 tháng 6 năm 2009, Sở VH, TT&DL đã ra Quyết định số 141/QĐ-SVHTTDL về việc “Thành lập Ban xây dựng Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại”. Ban xây dựng hồ sơ có nhiệm vụ tham mưu cho Ban chỉ đạo, Ban xây dựng hồ sơ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch từ khi chuẩn bị, quá trình xây dựng hồ sơ ứng của quốc gia “Hát Xoan Phú Thọ” đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của

quốc (UNESCO) phê duyệt. Chuẩn bị các văn bản liên quan phục vụ cho Ban chỉ đạo, Ban xây dựng hồ sơ trình các cấp phê duyệt; chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho Ban chỉ đạo, Ban xây dựng các hồ sơ tổ chức các hội nghị, hội thảo và công tác điền dã khảo sát tại các địa phương vùng Xoan trong quá trình xây dựng hồ sơ.

Thực hiện Quyết định về việc thành lập Ban xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ”, Sở VH, TT &DL đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban xây dựng hồ sơ nhằm cụ thể hóa các công việc của từng thành viên đồng thời gắn công việc với trách nhiệm để nhanh chóng đưa di sản văn hóa hát Xoan ra với thế giới.

Căn cứ vào Nghị quyết số 179/2009/NQ-HĐND ngày 20 tháng 2 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, UBND tỉnh đã lập kế hoạch xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp với mục đích bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hát Xoan để tôn vinh giá trị văn hóa vùng đất cội nguồn, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đưa di sản văn hóa hát Xoan, văn hóa phi vật thể đặc sắc vùng đất Tổ trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Nghiên cứu, xác định các cơ sở khoa học, giá trị nghệ thuật của hát Xoan trong quá trình bảo tồn di sản. Xây dựng cơ sở khoa học để tiến hành quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan trong việc nghiên cứu khoa học và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, của cả nước nói chung.

Mục tiêu của UBND tỉnh nhằm sưu tầm, nghiên cứu, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá giá trị các tư liệu trong và ngoài nước liên quan đến hát Xoan như: Các thư tịch cổ, các nguồn tư liệu đã nghiên cứu phát hành và đang lưu giữ trong nhân dân; Điều tra khảo sát hiện trạng các hình thức sinh hoạt văn hóa hát Xoan liên quan đến hát Xoan và văn nghệ hát Xoan trên các

mặt: Tổ chức các phường Xoan, nghệ thuật hát Xoan, trang phục và đạo cụ của hát Xoan, số lượng các nghệ nhân và các thông tin, chuyện kể của các nghệ nhân liên quan đến hát Xoan, số lượng, hiên trạng các di tích, địa danh liên quan đến hát Xoan v.v..

Bên cạnh đó, có sự khảo sát, nghiên cứu về sự đồng thuận của cộng đồng và chính quyền đối với hát Xoan; tổ chức tổng kiểm kê về di sản hát Xoan theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Xây dựng bản đồ điện tử về vùng nghệ thuật Xoan (thể hiện các địa danh, di tích, con người đang sinh sống ở vùng hát Xoan). Tổ chức thu thanh, ghi hình, chụp ảnh tư liệu để phục vụ công tác xây dựng hồ sơ.

Tổ chức các hội thảo khoa học: Hội thảo chuyên đề các nhóm nghiên cứu; hội thảo chuyên gia các cấp, các ngành liên quan trong nước và hội thảo quốc tế về lĩnh vực lịch sử, văn hóa và hoàn thiện hồ sơ trình duyệt.

Phục dựng hát Xoan: Trên cơ sở tư liệu đã sưu tầm, nghiên cứu, tiến hành phục dựng hát Xoan theo đúng nghi thức cổ truyền về hình thức thể hiện, nghệ thuật biểu diễn, trang phục, đạo cụ, địa điểm liên quan…

Tổ chức trình diễn hát Xoan trên cơ sở kết quả phục dựng, tiến hành tổ chức trình diễn tại các phường Xoan gốc để phục vụ quay phim, ghi âm, chụp

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa hát xoan từ 2000 2011 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)