Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh và các tổ chức, đoàn thể nhân dân trong phát triển kinh tế hợp tác.
Phải tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, nhất là cấp cơ sở đối với HTX nông nghiệp. Ở địa phương nào, cơ sở nào quan tâm đến HTX thì ở đó có điều kiện phát triển. Đồng thời thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động của HTX nông nghiệp để có biện pháp củng cố, phát triển.
Các cấp uỷ Đảng cần nhận thức rõ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp chính quyền chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể nói chung và kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên; tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu lý luận về HTX, tổ chức quán triệt, phổ biến chủ trương, Nghị quyết của Đảng đến các Đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận và nhận thức đúng đắn về bản chất, vị trí, vai trò của kinh tế tập thể, về mô hình HTX kiểu mới; chỉ đạo
củng cố và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh, huyện, xã theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, tránh hình thức; coi trọng công tác kiểm tra và định kỳ sơ kết để tập trung tháo gỡ khó khăn cho HTX và có giải pháp thiết thực thực hiện.
Củng cố và tăng cường vai trò, trách nhiệm của Liên minh HTX tỉnh trong phát triển kinh tế tập thể; các cấp uỷ, các cơ quan Nhà nước tạo điều kiện về các mặt để Liên minh triển khai các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển HTX về đào tạo, tín dụng, tổ chức cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho các HTX, hộ xã viên.
Mặt trận Tổ quốc tỉnh có chương trình phối hợp hành động trong phát triển kinh tế tập thể với các tổ chức đoàn thể thành viên và Liên minh HTX tỉnh; các đoàn thể nhân dân phát huy và làm tốt hơn nữa công tác vận động, giáo dục quần chúng, hội viên, thành viên tự nguyện tham gia phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp; tăng cường quan hệ phối hợp với Liên minh HTX tỉnh trong phát triển kinh tế tập thể.
Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước với kinh tế tập thể.
Phát triển kinh tế tập thể là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước vì vậy trong hoạch định chính sách, xây dựng các chương trình, chiến lược, dự án, đề án phát triển kinh tế – xã hội, phát triển vùng, ngành và địa phương, các cơ quan Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, cơ quan hoạch định chính sách có biện pháp lồng ghép nội dung, nhiệm vụ phát triển kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp và cân đối, bố trí các nguồn lực triển khai; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế tập thể.
Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã làm giảm vai trò về tài chính, kinh tế của Nhà nước đối với HTX là điều kiện cần thiết, tuy nhiên công tác quản lý của nhà nước đối với các HTX nông nghiệp vẫn còn
rất quan trọng. Các cấp cơ sở cần phải hỗ trợ các HTX nông nghiệp bằng các chủ trương, nguồn lực tại chỗ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về HTX ở các cấp. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể cần cụ thể, phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế; không nhất thiết tất cả các bộ, ngành đều có vụ, các sở, ngành ở tỉnh có phòng, nhưng nhất thiết các cấp từ Trung ương đến cơ sở phải bố trí một bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về kinh tế tập thể.
Đẩy mạnh quan hệ phối hợp, thông tin giữa các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án các chính sách đối với HTX. Qua đó, các địa phương tập trung nghiên cứu và xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp phù hợp, tổng kết, phổ biến nhân rộng các mô hình, các điển hình tiên tiến, chú trọng đến các mô hình được tổ chức và hoạt động theo đúng các quy định của Nghị quyết và Luật HTX, đúng bản chất và các nguyên tắc, giá trị của HTX, hoạt động có hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, cả về hiệu quả của HTX và hiệu quả của các thành viên.
Ba là, tập trung tuyên truyền, thống nhất nhận thức về phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.
Phát triển kinh tế tập thể là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đồng thời cũng là sự nghiệp hết sức khó khăn, đòi hỏi phải kiên trì, xuất phát từ nhu cầu thực tế, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng vùng, miền và địa phương. Đặc biệt phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp thời kỳ mới là một sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, liên quan đến sự vận động, tới kinh tế, đời sống của hàng triệu hộ xã viên, của hàng chục triệu người lao động, những người sản xuất, kinh doanh nhỏ trong
các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt ở nông thôn. Do đó, cần phải tập trung quan tâm cao hơn nữa đối với phát triển kinh tế tập thể.
Các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên nhất là những cơ quan, đơn vị, các nhân có trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể cần tiếp tục tổ chức học tập nghiên cứu, quán triệt sâu sắc hơn 5 quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã xác định trong Nghị quyết Trung ương 5, nhận thức đúng và đầy đủ hơn về bản chất và mô hình HTX kiểu mới, đồng thời đẩy mạnh rõ nét công tác tuyên truyền với nhiều biện pháp thiết thực, hấp dẫn và đến được với các tổ hợp tác, HTX và đông đảo người dân.
Đồng thời đưa nội dung về kinh tế tập thể vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các trường Đảng, trường hành chính và các chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề như vậy sẽ phổ biến rộng rãi đến nhiều đối tượng nhân dân, đồng thời thu hút lực lượng trẻ tham gia vào thành phần kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp. Qua đó tạo ra một sức sống mới cho thành phần kinh tế này trong tương lai.
Bốn là, các chính sách cần được ban hành đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường.
Ban hành và hướng dẫn thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác. Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách đất đai cần phải được hướng dẫn cụ thể đến từng cán bộ quản lý, xã viên, người lao động trong HTX.
Đặc biệt về chính sách đất đai, Nghị quyết, Luật HTX và nghị định của Chính phủ đã quy định cụ thể chính sách đất đai với HTX. Nhưng trong quá trình thực hiện trên thực tế đã nảy sinh rất nhiều bất cập vì vậy cần phải có những giải pháp cụ thể: Hướng dẫn cụ thể việc bảo đảm mặt bằng cho các HTX ở nông thôn triển khai các hoạt động dịch vụ kinh tế, dịch vụ đời sống,
dịch vụ xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác thông qua cấp hoặc giao đất. Đối với các HTX nông nghiệp đang sử dụng hoặc đã được giao đất để triển khai các hoạt động dịch vụ hỗ trợ xã viên, thành viên, cơ sở dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ cộng đồng và trụ sở hoạt động... cần khẩn trương hỗ trợ HTX làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về chính sách tài chính, tín dụng: Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp có điều kiện vay vốn, có hướng dẫn cụ thể, giảm các thủ tục hành chính để các HTX nông nghiệp có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn của Nhà nước. Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động tín dụng nội bộ trong HTX nông nghiệp và tiếp tục thúc đẩy hoạt động tín dụng nội bộ các HTX ở khu vực nông thôn.
Về chính sách đào tạo nguồn nhân lực, cần phải xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn HTX và xã viên, người lao động trong HTX nông nghiệp cho tương lai. Nguồn kinh phí có thể huy động từ Trung ương và huy động từ nguồn địa phương để triển khai chương trình. Bên cạnh đó cho phép cán bộ quản lý và nghiệp vụ lâu năm trong HTX được truy nộp bảo hiểm xã hội tính từ khi có Luật HTX năm 1996 cũng là một biện pháp để khích lệ các cán bộ HTX. Cần có những chính sách thu hút tăng cường cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về làm việc tại HTX nông nghiệp.
Ngoài ra cần sửa đổi, bổ sung một số chính sách hỗ trợ HTX để phù hợp với điều kiện mới. Có thể nhận thấy xu thế phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới, đó là các HTX nông nghiệp dần chuyển đổi từ làm dịch vụ chuyển sang sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Ngoài ra sẽ có thêm nhiều các HTX nông nghiệp thành lập mới với quy mô nhóm hộ trong
các lĩnh vực chăn nuôi, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một số HTX tồn tại trên hình thức, quá trình hoạt động không khắc phục được yếu kém có khả năng giải thể thành lập các hình thức hợp tác thích hợp. Để việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ phát triển cho các HTX nông nghiệp, các tổ hợp tác cần có những hướng dẫn cụ thể với các chính sách hỗ trợ về khoa học, công nghệ và môi trường, tiếp thị và mở rộng sản phẩm. Hướng dẫn về cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các HTX tổ chức tập huấn cho xã viên tiếp thu công nghệ mới thuộc chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi. Hướng dẫn cụ thể về chính sách đối với HTX trong hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu theo Nghị quyết của Chính phủ. Có như vậy trong quá trình triển khai mới không gặp phải sự lúng túng hay quá trình chuyển đổi chỉ mang tính hình thức, không đem lại hiệu quả
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế tập thể nói chung, kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2010 nằm trong quá trình đổi mới mô hình HTX từ HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường.
1. Trước hết phải khẳng định rằng chủ trương đổi mới, phát triển thành phần kinh tế tập thể của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vì đây là một hướng đi mới mang tính đột phá nên trong quá trình lãnh đạo, thực hiện còn gặp nhiều lúng túng. Kể từ khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã quán triệt những chủ trương của Trung ương cùng với sự sáng tạo, độc lập, tự chủ và tình thần lao động hăng say, nhiệt tình của nhân dân địa phương, quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp ở Vĩnh Phúc từ 1997-2010 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
2. Nhờ có biện pháp đúng cùng với sự tham gia của đông đảo nông dân quá trình chuyển đổi HTX nông nghiệp Vĩnh Phúc từ kiểu cũ sang kiểu mới đã thu được nhiều kết quả to lớn. Từ việc ra Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 10/10/1996 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh “về đổi mới và phát triển HTX” đến việc ra kết luận số 04 KL/TU ngày 1/10/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIII về đổi mới HTX theo luật và phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 đã cho thấy ở từng giai đoạn, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã kịp thời đúc rút những kinh nghiệm trong chuyển đổi HTX nông nghiệp. Lãnh đạo khôi phục phong trào Hợp tác hóa tại các địa phương phát triển đi lên. Đặc biệt Đảng bộ tỉnh đã xây dựng Đề án số 1125/ĐA-UB ngày 18/6/2002 của UBND tỉnh về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và
Nghị quyết 03- NQ/TU ngày 27/12/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010. Đây là những giải pháp đi trước của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc giải quyết những khó khăn vướng mắc của các HTX nông nghiệp sau khi chuyển đổi mà nhiều tỉnh, thành trên cả nước vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
3. Nhìn lại chặng đường 13 năm (1997- 2010) đổi mới mô hình kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm có tính giải pháp để Đảng bộ tỉnh vận dụng trong công tác quản lý HTX nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong quá trình đổi mới quản lý HTX nông nghiệp ở Vĩnh Phúc phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, căn cứ vào thực tiễn của địa phương để đề ra những chủ trương, biện pháp cho sát, phù hợp. Chính vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo và thực hiện của Đảng bộ tỉnh đối với vấn đề này là một đề tài khó nhưng hết sức cần thiết, đòi hỏi trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hệ thống hoá lại các nguồn tư liệu về đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh để làm rõ hơn nữa sự sáng tạo, tự chủ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Chuyển đổi và xây dựng hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật Hợp tác xã là công việc phức tạp, có nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương phải thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ để HTX vươn lên làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Quá trình chuyển đổi và xây dựng HTX kiểu mới, hoạt động theo luật là nhằm xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban bí thư Trung Ương Đảng khóa VII (1996), Chỉ thị về phát triển
kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế, số 68- CT/TW ngày 24
tháng 5 năm 1996, http://dangcongsan.vn/cpv/
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2002), Nghị quyết về tiếp
tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Nghị quyết số 13-
NQ/TW, Văn kiện Đảng, http://dangcongsan.vn
3. Ban bí thư TW Đảng (2004), Chỉ thị về lãnh đạo Đại hội III liên minh
hợp tác xã Việt Nam, văn kiện Đảng, http://dangconngsan.vn
4. Ban bí thư TƯ Đảng (2006), Kết luận về tình hình 5 năm thực hiện
Nghị quyết TW 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, số 08- KL/TW ngày 14/4/2006 của Ban bí thư,
http://dangconngsan.vn .
5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Các chương trình, đề
án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, lưu trữ tại Văn
phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc6.
6. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc 1930 –2005, Nxb chính trị Quốc Gia.
7. Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (1999), Vĩnh Phúc những chặng
đường đấu tranh xây dựng và trưởng thành, lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy