Quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo thành phần kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp gia đoạn 1997 2010 (Trang 34 - 43)

Căn cứ vào sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đổi mới thực hiện chuyển đồi HTX nông nghiệp theo Luật, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành nhanh chóng tiến hành tổ chức thực hiện. Theo đó, triển khai kế hoạch số 579/ HC của UBND tỉnh ngày 12/6/1997, Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư cùng các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Tam Đảo tổ chức triển khai bước 1làm điểm 6 HTX nông nghiệp đại diện cho 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi cho các loại hình HTX. Thời gian tiến hành làm điểm từ đầu tháng 6 đến hết tháng 7/1997. Tiếp theo sẽ tiến hành triển khai Luật HTX ra toàn tỉnh, thời gian từ tháng 8/1997 đến hết quý I năm 1998. Đầu năm 1998 sẽ tiến hành tổng kết công tác chuyển đổi, đăng kí HTX và sơ kết công tác triển khai thực hiện HTX của tỉnh.[129, tr.3].

Trước khi tiến hành triển khai làm điểm thực hiện HTX, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng với các phòng nông nghiệp và PTNT các huyện thị đánh giá phân loại HTX nông nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.Tính tới thời điếm tháng 6/1997 toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 286 HTX trong đó có 135 HTX loại 1, đây là những HTX có điều kiện chuyển đổi đăng ký lại hoạt động theo Luật và 151 HTX loại 2 là những HTX cần quan tâm, xem xét để tổ chức lại cho phù hợp theo hướng: Thành lập các tổ hợp tác dịch vụ, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ chuyên khâu, chuyên việc, chuyên sản phẩm. Ngoài 286 HTX nông nghiệp trên, trong tỉnh còn có 22 HTX nông nghiệp của 3 huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch không hoạt động đã chuyển sang UBND xã quản lý.

Để triển khai một cách đồng bộ 6 HTX làm điểm trên 3 huyện, các huyện đã tiến hành thành lập ban chỉ đạo và triển khai thực hiện Luật HTX. 3 xã Bình Dương (Vĩnh Tường), Hoàng Lâu (Tam Đảo), Thái Hòa (Lập Thạch) đã tổ

chức Hội nghị BCH Đảng ủy mở rộng quán triệt nội dung, mục đích yêu cầu, nguyên tắc chung trong quá trình thực hiện Luật HTX và giao cho Ban chỉ đạo xây dựng đề án đăng ký lại hoạt động của các HTX. Đề án đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đảng viên và nhân dân. Xã Tam Phúc (Vĩnh Tường) sau 2 lần dự thảo và thảo luận đề án đăng ký lại hoạt động của HTX, ngày 23/7/1997 đã tổ chức đại hội đại biểu xã viên thông qua đề án. Xã Đạo Đức (Tam Đảo), đa số các hộ nông dân đều đồng ý đăng ký lại hoạt động của HTX, các hộ nông dân đều mong muốn HTX sẽ chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ bảo vệ sản xuất, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ giống và dịch vụ điện cho xã viên. Riêng xã Như Thụy (Lập Thạch) sau khi họp bàn giữa Ban chấp hành đảng ủy, trưởng khu hành chính và các đoàn thể, đại hội đảng viên toàn xã đều nhất trí giải thể. Xã đã thành lập ban chỉ đạo kiểm kê xử lí tài sản, tài chính do đồng chí chủ tịch xã làm trưởng ban.

Như vậy sau một thời gian tuyên truyền về Luật HTX và tiến hành kiểm kê, xẻ lý tài sản, tài chính và xác định vốn điều lệ HTX và vốn đóng góp của xã viên thì có 5/6 HTX nông nghiệp làm điểm đã thực hiện kiểm kê xong. Nhìn chung về vẫn đề xác định vốn cho HTX hoạt động các HTX còn lúng túng nhất là xác định vốn điều lệ. Có HTX xác định vốn điều lệ, vốn đóng góp của xã viên nhưng lại qiu định trong điều lệ của HTX là sau này khi ra HTX sẽ không được trả lại (điều này trái với luật HTX vì khi xã viên xin ra HTX thì phải trả lại vốn góp cho xã viên theo đúng quy định). Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đã thống nhất với các HTX khi xác định được vốn điều lệ như trong kế hoạch thì cho phép các HTX phân bổ ra một khoán tối thiểu từ 10.000 đồng trở lên cho một xã viên thành vốn góp với điều kiện vốn hoạt động của HTX phải đủ chi phí cho một chu kỳ sản cuất kinh doanh dịch vụ của HTX. Bình

quân vốn hoạt động của 5 HTX trên là 700 triệu đồng trong đó vốn điều lệ của mối HTX từ 40 đến 60 triệu đồng, vốn góp của xã viên từ 30 đến 50 triệu đồng.

Về đăng ký xã viên của HTX làm điểm theo Luật HTX quy định có thể đăng ký xã viên bằng 2 cách là từ 18 tuổi trở lên hoặc đại diện hộ gia đình. Qua thực tế 5 HTX làm điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các ý kiến đều nhất trí đăng kí xã viên theo hộ gia đình. Bằng cách này sẽ tránh phức tạp tròn xử lý tài sản, tài chính của các HTX trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh đó các HTX làm điểm đều đa xây dựng điều lệ HTX nông nghiệp, phương hướng sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX để trình đại hội xã viên quyết định.

Qua quá trình triển khai làm điểm thực hiện luật HTX của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể thấy đây là một quá trình chuyển đổi mới và phức tạp. Đảng viên cơ sở chưa được học tập, quản triệt một cách đầy ddue Luật HTX và các nghị định, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc phát triển đa dạng các loại hình hợp tác và HTX trong nông nghiệp. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về Luật HTX, về công tác đổi mới và phát triển HTX còn chưa đúng, chưa đầy đủ. Điều đó thể hiện là một số họ không muốn giải thể các HTX đang hoạt động yếu kém, hình thức, hoạt động không hiệu quả ( điền hình là HTX Như Thụy- Lập Thạch có đến 40% đảng viên không đồng ý với phương án giải thể). Muốn tất cả các HTX đều đăng kí lại, không chú ý đến các tiêu chuẩn, điều kiện do Luật HTX, nghị định của chính phủ quy định.

Đối với các HTX yếu kém, việc triển khai thực hiện Luật HTX gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm kê, xử lý và thu hồi công nợ của HTX, dẫn đến tiến độ chậm không đảm bảo thời gian theo kế hoạch tỉnh đề ra. Những HTX này thường không có kinh phí để duy trì hoạt động của ban chỉ đạo.

Sau khi đánh giá kết quả bước đầu, rút kinh nghiệm chỉ đạo điểm, UBND tỉnh giao Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện thị tổ chức triển khai tập huấn luật HTX và một số văn bản chính sách hướng dẫn thi hành luật HTX trong nông nghiệp cho các trưởng phó ban chỉ đạo thực hiện luật HTX. Dây là một việc làm cần thiết để giúp cho cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng đắn về quá trình chuyển đổi HTX nông nghiệp. Tổng số có 786 học viên tham gia trong đó có 217 là bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND xã, 281 là chủ nhiệm HTX, 288 là thành viên ban chỉ đạo các huyện, thị và các xã. Theo kế hoạch tập huấn của Tỉnh và ban chỉ đạo các huyện thị, quá trình chuyển đổi HTX bao gồm các bước sau:

Bước 1: Ban chỉ đạo thực hiện Luật HTX phổ biến, tuyên truyền Luật

HTX và các văn bản chính sách có liên quan đến cán bộ Đảng viên và nhân dân. Ban kiểm kê HTX tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản, tài chính và dự thảo phương án xử lý tồn tại của HTX cũ. Trên cơ sở đó xác định vốn hoạt động, vốn điều lệ, vốn góp xã viên của HTX mới, Ban chỉ đạo xã cùng với HTX xây dựng đề án chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh dịch vụ và điều lệ của HTX

Bước 2: Thông qua văn bản trên đến từng chi bộ, nhân dân trong xã và

HTX tham gia, góp ý kiến, bổ sung, sửa đổi và tiến hành đăng ký xã viên HTX mới, bầu cử đại biểu đi dự đại hội xã viên của HTX.

Bước 3: Hoàn chỉnh văn bản và tổ chức đại hội xã viên: Đại hội xã viên

thảo luận, biểu quyết phương án xử lý tồn tại về công nợ của HTX cũ và quyết định đăng ký lại hoạt động hoặc giải thể HTX cũ. Đối với HTX đăng ký lại hoạt động, đại hội xã viên sẽ thảo luận và biểu quyết phương hướng sản xuất

kinh doanh, dịch vụ; điều lệ của HTX mới, bầu chủ nhiệm, ban quản trị, ban kiểm soát của HTX.

Có thể nói, khi tiến hành đồng bộ chuyển đổi HTX nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh công tác xử lý tài sản và xử lý công nợ của các HTX gặp rất nhiều khó khăn. Về xử lý tài sản: Đối với các HTX đăng ký lại hoạt động thì hầu hết các HTX này giữ lại toàn bộ tài sản cho HTX mới quản lý, sử dụng. Một số ít các HTX giao tài sản cố định cho HTX đầu tư, xây dựng như đường giao thông nông thôn, công trình điện… sang UBND xã quản lý. Đối với các HTX giải thể, toàn bộ tài sản của HTX được bàn giao cho UBND xã quản lý và sử dụng vào mục đích chung. Riêng vấn đề xử lý công nợ các HTX đều phải xây dựng phương án xử lý và để đại hội xã viên quyết định. Đối với các HTX đăng ký lại hoạt động, số nợ phải thu của các HTX rất phức tạp do rất nhiều nguyên nhân như: thời gian dài, nhiều loại công nợ, nhiều đối tượng thu, sổ sách chứng từ không còn lưu giữ… vì vậy khả năng thu hồi nợ rất thấp. Tổng số nợ phải thu của 212 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 26,936 tỷ đồng, bình quân số nợ phải thu của 1 HTX là 127 triệu đồng. Ngoài ra số nợ phải trả của các HTX chủ yếu được xác định là nợ các đơn vị dịch vụ như nợ thủy lợi phí, vật tư, bảo vệ thực vật…ngoài ra còn có một số ít nợ tiền thuế, tiền vay cứu đói chủ yếu từ năm 1993 trở về trước. Theo thống kê, số nợ phải trả của 217 HTX nông nghiệp là 17,796 tỷ đồng. Đối với 28 HTX nông nghiệp xác định giải thể tổng số nợ phải trả là 3,9 tỷ đồng, tổng nợ phải thu là 3,457 tỷ đồng. [101, tr.2]. Theo tổng hợp 209/259 HTX nông nghiệp đăng ký lại hoạt động có tổng vốn hoạt động là 106,71 tỷ đồng, bình quân mỗi HTX là 510 triệu đồng. Tổng vốn điều lệ là 9,126 tỷ đồng, mức vốn góp bình quân của xã viên là 62.000 đồng. Có 27 HTX nông nghiệp huy động thêm vốn góp của xã viên. [101, tr.6].

Về vấn đề đất đai, các HTX nông nghiệp trong tỉnh đã thực hiện quyết

định 450 (1992) của UBND tỉnh Vĩnh Phú, nghị định 64/CP (1993) của chính phủ và quyết định 159 (1994) của UBND tỉnh về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Trước và sau khi chuyển đổi HTX, UBND xã đã giao khoán đát công ích 5%, đất nông nghiệp khó chia cho một số HTX sử dụng vào mục đích khuyến nông cơ sở và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Về điều chính qui mô HTX nông nghiệp, trong quá trình chuyển đổi

HTX, tính đến tháng 12/1999 có 17 HTX điều chỉnh thành 55 HTX trong đó nhiều nhất là huyện Mê Linh điều chỉnh 11 HTX thành 32 HTX, huyện Yên Lạc điều chỉnh 4 HTX thành 18 HTX. Đến năm 2000, tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phải chuyển đổi là 346 HTX tăng 38 HTX.

Về cán bộ HTX, nhìn chung trình độ và khả năng chuyên môn của cán bộ

HTX còn thấp so với yêu cầu đổi mới. Trong 211 HTX nông nghiệp: Ban quản trị gồm 415 người, trong đó có 306 đảng viên. Trong đó trình độ đại học chiếm tỷ lệ 8%, trung cấp chiếm tỷ lệ 10%, sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm 82%; Ban kiểm soát có 227 người trong đó có 170 người là đảng viên, về trình độ chuyên môn có 2,2% có trình độ đại học, trung cấp chiếm 4,4% còn lại là trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo; Kế toán trưởng có 211 người trong đó trình độ chuyên môn có tỉ lệ: trình độ đại học chiếm 4,3%, trung cấp chiếm 21,3%, sơ cấp chiếm 43,1%, chưa qua đào tạo chiếm 31,3%. [101,tr.6].

Tiểu kết chương 1

Nhìn chung trong gần 3 năm thực hiện chuyển đổi HTX nông nghiệp và thực hiện Luật HTX, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khả quan. Số xã viên xin vào HTX mới đều tự

nguyện làm đơn hoặc đăng ký theo danh sách, trong 251 HTX nông nghiệp có 158.802 xã viên trong đó 236 HTX đăng ký theo đại diện hộ, 15 HTX xã viên đăng ký từ 18 tuổi trở lên.[101, tr.3]. Nhìn chung số lượng xã viên HTX nông nghiệp đăng ký lại giảm rất nhiều so với các HTX cũ vì HTX đăng ký lại chủ yếu đăng kí theo đại diện hộ, còn HTX cũ thì xã viên tính theo lao động trong HTX. Về vốn của HTX, dựa theo hướng dẫn của nghị định 16/CP của Chính phủ và các hướng dẫn của UBND tỉnh đã được xác định. Đa số các HTX nông nghiệp trong tỉnh đều cân đối vốn quỹ hiện có của HTX để xác định vốn hoạt động, vốn điều lệ và phân bổ vốn điều lệ này cho xã viên thành vốn góp.

Trong những năm 1997-2000, vai trò của HTX nông nghiệp thông qua các hoạt động dịch vụ là rất cần thiết ở nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn Vĩnh Phúc nói riêng. Các HTX nông nghiệp đã chuyển đổi trực tiếp điều hành một số dịch vụ thiết yếu như: Thủy lợi, bảo vệ thực vật… sẽ giúp cho công tác phục vụ sản xuất đến các hộ phù hợp, thuận lợi hơn khi giải thể HTX. Cũng chính vì vậy các địa phương trên địa bàn tỉnh đã căn cứ vào Nghị định 16/ CP của chính phủ về chuyển đổi đăng ký HTX và các hướng dẫn của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Luật HTX để hướng dẫn cho các HTX nông nghiệp chuyển đổi, xác định vốn góp của xã viên từ nguồn vốn tích lũy của HTX chia cho các xã viên, nên khi các HTX chuyển đổi hoạt động ổn định, từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ… sẽ huy động bổ sung vốn góp của xã viên hoặc của bộ phận xã viên tham gia trực tiếp các khâu dịch vụ như quy định của Luật HTX. Các HTX nông nghiệp sau khi tiến hành chuyển đổi đều xác định lại các hoạt động dịch vụ có sự tham gia bàn bạc của xã viên vì vậy chi phí dịch vụ và các khoản thu của HTX tiết kiệm hơn trước. Trong 252 HTX nông nghiệp đăng ký lại cho thấy các HTX chủ yếu làm các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các HTX nông nghiệp chủ yếu đảm nhiệm làm

từ 2 đến 5 khâu dịch vụ: 125 HTX làm 3 khâu dịch vụ, 80 HTX làm 4 khâu dịch vụ, 35 HTX làm 5 khâu dịch vụ trở lên. Các HTX nông nghiệp sau khi chuyển đổi một thời gian đã hoạt động có hiệu quả, được các xã viên tin tưởng. [122, tr.6]

Quán triệt và thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, 3 năm chuyển đổi và phát triển HTX nông nghiệp, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra những chính sách và hướng dẫn phù hợp, kịp thời. Trong giai đoạn đó các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo được cho cán bộ, đảng viên những nhận thức đầy đủ hơn về loại hình kinh tế hợp tác, về vị trí vai trò của HTX, hình thức tổ chức và nội dung hoạt động của nó để từ đó thấy được tính tất yếu hợp tác xã trong quá trình phát triển. Các HTX nông nghiệp trong tỉnh đã được đánh giá lại và xác định hình thức hoạt động phù hợp. Các HTX chuyển đổi hoạt động theo luật chiếm đa số, số phải giải thể chiếm số lượng nhỏ. Thông qua quá trình chuyển đổi có thể làm rõ hơn thực trạng tình hình tài chính của HTX để có thể đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ. Đồng thời có thể sử dụng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo thành phần kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp gia đoạn 1997 2010 (Trang 34 - 43)