phanh theo tiêu chuẩn.
Từ các thông số tính toán ở trên ta đi tìm bộ điều hòa lực phanh với i thỏa mãn được tiêu chuẩn ở hai chế độ không tải và toàn tải.
Khi xe không tải
* Khi xe không tải thì ta có các thông số sau : a0 = 2,6 (m).
hg = 1.034 (m). i0 = 0,405. L = 4,1 (m).
Từ các thông số tính toán được ở phần trên ta dùng phần mềm Matlab vẽ đồ thị áp dụng tiêu chuẩn ECE R13.
Hình 4.11.Chất lượng phanh khi xe GT3H không tải theo tiêu chuẩn ECE
Vậy với bộ điều hòa có i = 0,405 lắp thêm lên xe GT3H khi kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ECE R13 đáp ứng được tiêu chuẩn ở cường độ lực phanh thấp khi tăng cường độ lực phanh thì cũng thỏa mãn được tiêu chuẩn vì các đường cong không cắt các đường giới hạn trên và dưới của tiêu chuẩn .Do đó khi lắp thêm bộ điều hòa có i = 0,405 thì làm cho xe GT3H thỏa mãn được tiêu chuẩn ECE ở chế độ không tải .
Khi xe đầy tải
* Khi xe không tải thì ta có các thông số sau : a0 = 2,911 (m).
hg = 1.195 (m). i0 = 0,405. L = 4,1 (m).
Từ các thông số tính toán được ở phần trên ta dùng phần mềm Matlab vẽ đồ thị áp dụng tiêu chuẩn ECE R13.
Hình 4.12.Chất lượng phanh khi xe GT3H đầy tải theo tiêu chuẩn ECE
Với bộ điều hòa có i = 0,405 khi kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ECE R13 cũng đáp ứng được tiêu chuẩn khi xe chay ở chế độ toàn tải.
* Vậy sau khi tính toán kiểm nghiệm các ví dụ trên ta thấy rằng hầu hết các xe sau khi cải tạo hoặc thay đổi thông số thì hầu hết là không đáp ứng được các yêu cầu theo các tiêu chuẩn như là đối với xe ban đầu, vậy để các xe sao cho sau khi thay đổi vẫn đáp ứng được thì ta phải tìm cách đồng hóa các xe với nhau, tức là tính toán thêm vào xe sau khi thay đổi bộ điều hòa lực phanh thích hợp nhất. Qua quá trình làm luận văn thì em xây dựng quy trình kiểm nghiệm như sau :
QUY TRÌNH
Để đưa tiêu chuẩn ECE vào kiểm nghiệm trên các xe một cầu, hai cầu chủ động và xe thay đổi thông số từ một cầu sang hai cầu thi ta phải xây dựng quy trình kiểm nghiệm.
* Quy trình cho xe một cầu chủ động.
- Bước 1 : Xác định được các thông số kết cấu như a0, b0, L, hg.
+ Từ các thông số cho ban đầu như Z1 ,Z2 ,G0... ta dựa vào công thức tính toán được : a0= 0 2. G L Z . b0 = 0 1. G L Z .
Đo kiểm bằng phương pháp cân bằng ta tìm ra được chiều cao trọng tâm của xe khi ở chế độ không tải hg.
- Bước 2 : Xác định các thông số khi xe đầy tải như a, b, L, hg.
+ Từ các thông số cho ban đầu như Z1t ,Z2t ,Gt... ta dựa vào công thức tính toán được : at = t t G L Z2 . . bt = t t G L Z1.
+ Ta tìm chiều cao trọng tâm của hàng hóa trên xe hgh.
+ Lập hệ thức lượng trong tam giác với 3 đỉnh là chiều cao trọng tâm của xe khi không tải hg, chiều cao trọng tâm của hàng hóa hgh và chiều cao trọng tâm của xe khi đầy tải là hgt.
+ Từ đó ta tìm được chiều cao trọng tâm xe khi đầy tải là hgt.
- Bước 3 : Xác định lực phanh ở các bánh xe trước và sau bằng phương pháp cho lên bệ thử.
* Quy trình cho xe hai cầu chủ động được thay đổi từ xe một cầu. - Bước 1 : Xác định được các thông số kết cấu như a, b, L, hg.
+ Từ các thông số cho ban đầu như Z1 ,Z2 ,G0... ta dựa vào công thức tính toán được : a0= 0 2. G L Z . b0 = 0 1. G L Z .
+ Tính toán tìm hg giống như đối với xe một cầu chủ động.
- Bước 2 : nếu có cơ cấu tách (hộp số phụ) thì ta làm như xe một cầu nếu không có cơ cấu tách thì ta là theo hai cách sau :
+ Tháo các đăng không nối cầu trước hoặc cầu sau.
+ Ta dùng bệ thử riêng để kiể tra các thông số Fp1, Fp2, Fpt1, Fpt2..
- Bước 3 : Xác định tỷ lệ phân chia lực phanh trên các cầu khi không tải và đầy tải. i0 = 1 2 2 p p p F F F
- Bước 4 : Tính toán, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ECE. * Quy trình cho xe hai cầu mới.
- Bước 1 : Xác định các mô men phanh trên bệ thử.
- Bước 2 : Tìm tỷ lệ phân chia lực phanh ở các cầu khi không tải và đầy tải . - Bước 3 : Tính toán, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ECE.
KIẾN NGHỊ
Khi sử dụng tiêu chuẩn ECE R13 cho việc thiết kế hệ thống phanh trên cơ sở đồng hóa chi tiết trên ô tô ta có :
- Nếu không vi phạm tiêu chuẩn thì không cần thêm bộ điều hòa lực phanh. - Nếu không thỏa mãn tiêu chuẩn thì ta phải lắp thêm vào xe bộ điều hòa lực phanh phù hợp để thỏa mãn được tiêu chuẩn.
Bổ sung vào TCVN về việc kiểm soát sự phân chia lực phanh theo ECE và việc thiết kế lắp ráp theo công nghệ đồng hóa.
Tiêu chuẩn ECE R13 không dùng được để đánh giá hiệu quả phanh cho các xe đã dùng và đang lưu hành. Tiêu chuẩn này chỉ dùng cho xe lắp mới có sử dụng bộ điều hòa lực phanh. Do đó tiêu chuẩn chỉ dùng để kiểm định xe mới.
Trong quá trình đo kiểm lực phanh trên xe đặc biết là xe hai cầu chủ động gặp nhiều khó khăn, cần phải có bệ thử phanh cho xe hai cầu chủ động.
Việt Nam có thể sử dụng tiêu chuẩn ECE R13 cho việc thiết kế các loại bộ điều hòa lực phanh sao cho phù hợp với nhiều loại xe khác nhau.
Cần phải có thiết bị đo chiều cao trọng tâm của xe đạt kết quả chính xác nhất.
Tiêu chuẩn ECE có thể áp dụng được tại Việt Nam và giúp giảm được tai nạn giao thông cho các xe áp dụng.
KẾT LUẬN
Việc kiểm tra xem các xe sau khi thay đổi thông số có phù hợp với tiêu chuẩn ECE R13 hay không là vấn đề rất cần thiết trong quá trình sử dụng xe bởi vì hầu hết các xe sau khi về Việt Nam thì phụ thuộc vào chức năng vận tải của ô tô mà thay đổi các thông số cho phù hợp. Đề tài đã tập trung giải quyết được một số vấn đề sau:
1. Tìm hiểu được tiêu chuẩn ECE R13. Đây là một vấn đề về an toàn trong quá trình chuyển động của ô tô được các nhà thiết kế quản lý thông qua tiêu chuẩn, trên cơ sở tiêu chuẩn này việc thiết kế mới, thiết kế cải tiến cần phải thỏa mãn tiêu chuẩn nhằm mục đích đưa ra những xe ở trên thị trường có chất lượng và hiệu quả phanh cao. Đề tài đã áp dụng nội dung tiêu chuẩn này vào việc xác định sự phân chia lực phanh của xe một cầu chủ động chuyển sang xe hai cầu chủ động mà các đề tài trước chưa thực hiện.
2. Đề tài đã tìm hiểu các cơ sở lý luận dùng cho việc xác định tỷ số phân chia lực phanh trên ô tô nói chung và đặc biệt là trên xe tải nói riêng. Trong nội dung đề tài này cũng đề cập tới vấn đề phân chia lực phanh sao cho bám sát được đường cong lý thuyết để làm cơ sở hiểu rõ các quy định phân chia lực phanh theo tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn phanh ECE dựa trên vấn đề phân phối áp suất điều khiển và trong đề tài này cũng tìm hiểu quan hệ của mô men phanh với áp suất điều khiển, mặt khác với những xe có bộ điều hòa lực phanh dựa trên cơ sở hạn chế khả năng trượt lết cho các bánh xe sau đề tài cũng tìm hiểu phương pháp tính toán nhằm xác định tỷ số phân chia lực phanh khi có bộ điều hòa.
3. Tổng quan về bộ điều hòa lực phanh trên ô tô: Tìm hiểu nghiên cứu các dạng điều hòa lực phanh được sử dụng nhiều ở trong nước và trên thế giới, sự phát triển về công nghệ trên thế giới.
4. Đề tài đã giải mã sự phân chia lực phanh của xe một cầu chủ động Hino FF3H để chuyển sang lắp ráp cho xe mới GT3H hai cầu chủ động để xem sau khi thay đổi các thông số có phù hợp với tiêu chuẩn ECE R13 như xe ban đầu bằng phần mềm Matlap. Kết quả đã khảo sát được ta so sánh với các xe ban đầu khi chưa thay đổi.
5. Xây dựng được quy trình thực hiện và các kiến nghị để thực thi các tiêu chuẩn này.
Do vậy đề tài đã đảm bảo tính khoa học trong việc giải quyết vấn đề phân chia lực phanh cho xe có bộ điều hòa lực phanh, vấn đề này cũng giải quyết được vấn nạn về an toàn giao thông của ô tô hiện nay.
Những hướng mở rộng của đề tài:
- Hoàn thiện bộ điều hòa lực phanh theo tiêu chuẩn ECE R13 để áp dụng cho các xe lắp ráp ở trong nước cũng như các xe lắp ráp ở ngoài nước nhưng khi về Việt Nam có thay đổi các thông số cho phù hợp với khả năng vận tải.
- Áp dụng tiêu chuẩn để hoàn thiện công nghệ thiết kế, cải biên các loại ô tô hiện đang dùng ở Việt Nam.
- Thực hiện các thí nghiệm để nhanh chóng đưa các tiêu chuẩn này vào để áp dụng ở Việt Nam.
Do thời gian, trình độ có hạn .Đề tài không thể tránh được những sai sót nhất định. Kính mong được sự quan tâm góp ý của các Thầy giáo để đề tài được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấu tạo gầm ô tô tải, ô tô buýt. Nguyễn Khắc Trai.
2. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên, Thiết kế tính toán ô tô máy kéo, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1984.
3. Nguyễn Khắc Trai, Cơ sở thiết kế ô tô, Nxb Giao thông vận tải, 2006.
4. Nguyễn Hữu Cẩn, Phạm Hữu Nam. (2004), Thí nghiệm ô tô, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
5. Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chưởng, Trịnh Minh Hoàng. (2010), Kết cấu ô tô, NXB Bách Khoa. 6. Trịnh Anh Ngọc Trường ĐHKHTN, ĐHQGTPHCM. Học matlap bằng thí dụ. 7. Hồ Văn Sỹ, Phạm Bá Khiển ĐHSPKT, TPHCM. Phương pháp và ứng dụng matlap trong kỹ thuật (2010).
8. Tiêu chuẩn ECE.
9. Tài liệu xe Hino FF3H và xe Hino GT3H.
10. Nguyễn Hữu Cẩn, Đỗ Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng. Lý thuyết ô tô máy kéo (2002),NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội.