0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Van điều hòa theo sự giảm tốc (DSPV)

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ECE R13 ĐỐI VỚI Ô TÔ 2 CẦU CHỦ ĐỘNG CÓ BỐ TRÍ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH (Trang 45 -49 )

Sơ đồ kết cấu

Hình (Hình 3.9) trình bày sơ đồ kết cấu của hệ thống phanh sử dụng van DSPV

Piston A Piston B

Van nhánh

Bi G

Van DSPV được gắn bên trong của khung xe sao cho phần đầu của van hơi nghiêng về phía trên. DSPV bao gồm : piston A, piston B, bi G và một van nhánh. Khi đạp phanh mà sự giảm tốc của ôtô đạt đến một giá trị nhất định, viên bi di chuyển, vì vậy điều khiển được áp suất đến xylanh con của các bánh xe phía sau để tránh hiện tượng bó cứng các bánh xe phía sau. Piston A và piston B cũng làm nhiệm vụ điều khiển áp suất đến xylanh con các bánh xe phía sau.

Nguyên lý hoạt động

Khi xe không tải:

Khi xe đang chạy nếu tác dụng lên bàn đạp phanh, áp suất trong xylanh chính tác dụng thẳng lên xylanh con các bánh xe sau và sinh ra lực phanh. Trạng thái này áp suất ở xylanh chính bằng áp suất ở các xylanh con, tức là áp suất ở các bánh xe phía sau không được điều khiển (Hình 3.10)

Khi sự giảm tốc của ôtô đạt đến một giá trị nhất định do phanh, viên bi G lăn về phía trước và chạm vào phớt bi, vì vậy bịt tắc đường dầu thông giữa khoang A và khoang B mặc dù piston B có diện tích lớn hơn piston A nhưng cả hai piston đều bị

Khoang A Từ xylanh chính Piston A Đến bánh xe sau Piston B Khoang B Phớt cao su Bi G

Hình 3.10. Van DSPV khi xe không tải ở giai đoạn mới tác dụng lên bàn đạp phanh

đẩy về phía trước do lực của lò xo F và bị giữ ở vị trí này cho đến khi ôtô đạt đến một mức độ giảm tốc nhất định trong khi áp suất phanh trong xylanh chính và xylanh con bánh sau vẫn nhỏ (Hình 3.10)

Khi viên bi G đã đóng kín phớt bi cắt đường thông giữa khoang A và khoang B, nếu tiếp tục đạp phanh thì áp suất ở xylanh chính sẽ tăng lên. Tuy nhiên áp suất ở xylanh con vẫn không tăng lên cho đến tận khi sự chênh lệch áp suất giữa xylanh chính với xylanh con bánh xe phía sau đạt giá trị định trước. Lúc này van nhánh sẽ mở ra làm cho áp suất ở xylanh con bánh xe phía sau tăng lên.

Khi xe đầy tải

Nếu đạp phanh khi ôtô đang chạy, áp suất từ xylanh chính tác dụng trực tiếp lên các xylanh con bánh xe phía sau sinh ra lực phanh. Do lực quán tính của ôtô lớn hơn so với khi ôtô không tải, áp suất trong xylanh chính cũng lớn hơn nhờ thời gian để ôtô đạt đến sự giảm tốc xác định dài hơn. Do piston B có diện tích lớn hơn piston A và áp suất trong xylanh chính cao, lúc này piston A và piston B chống lại lực của lò xo F và dịch chuyển sang bên phải. Cho nên áp suất xylanh chính lúc này đã tăng nhưng vẫn bằng áp suất tại các xylanh con phía sau hình (Hình 3.11).

Từ xylanh chính Đến cơ cấu phanh sau

Hình 3.11. Van DSPV khi xe có tải

Phớt bi mở

Buồng A Buồng B

Khi sự giảm tốc của ôtô lớn hơn một giá trị xác định do lực phanh. Viên bi G lăn về phía trước và chạm vào phớt bi, làm tắc đường dầu từ buồng A sang buồng B.

Khi buồng A và buồng B bị ngăn cách bởi bi G, áp suất trong xylanh chính tăng lên, piston A và piston B dịch chuyển về bên trái và vậy làm cho áp suất ở các xylanh con bánh xe phía sau tăng lên.

Sau khi piston A và piston B trở về vị trí ban đầu, áp suất trong xylanh con bánh xe phía sau không tăng lên khi vẫn tiếp tục đạp phanh để tăng áp suất trong xylanh chính.

Khi áp suất trong xylanh chính tăng và sự chênh lệch áp suất đạt đến giá trị nhất định, van nhánh mở cho phép áp suất ở xylanh con bánh xe phía sau tăng lên.

Hình 3.14 Đường đặc tính của van DSPV.

Trên đây là đường đặc tính của bộ điều hòa theo tải trọng, trên hình vẽ đã biểu thị hết các trạng thái làm việc của bộ điều hòa này. Đường đặc tính khi phanh của xe dùng bộ điều hòa DSPV bám sát với đường cong lý thuyết.

CHƢƠNG IV

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM THEO TIÊU CHUẨN ECE.


Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ECE R13 ĐỐI VỚI Ô TÔ 2 CẦU CHỦ ĐỘNG CÓ BỐ TRÍ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH (Trang 45 -49 )

×