ÔN TẬP CHƯƠNG 3.

Một phần của tài liệu hình lớp 7 đã ghép (Trang 84 - 87)

Cho Δ ABC có µ A = 80o, µ B = 40o. a) So sánh các cạnh của Δ ABC.

b) Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AC. Trên tia đối của tia BA lấy điểm E sao cho BE = BC. So sánh độ dài các đoạn CD, CB, CE.

Bài 2: Cho Δ ABC cân tại A. Trên BC lấy các điểm D và E sao cho

· BAD = · DAE = · EAC . So sánh các độ dài: a. AB và AE. b) BD và DE.

Bài 3: Cho Δ ABC có AB = AC = 10cm, BC = 12cm. a) Tính khoảng cách từ A đến BC.

b) Vẽ cung tròn tâm A có bán kính bằng 9cm. Cung đó có cắt đường thẳng BC hay không, có cắt cạnh BC hay không? Vì sao?

Bài 4: Cho Δ ABC vuông tại A, trung tuyến AM. Trên tia đối của tia AM lấy điểm D sao cho MA = MD.

a. Chứng minh rằng Δ ABD vuông. b) Chứng minh rằng Δ ABC = Δ ABD. c. So sánh AM và BC. Bài 5: Cho góc · xOy = 80o, điểm A nằm trong góc · xOy

. Vẽ điểm B sao cho Ox là đường trung trực của AB. Vẽ điểm C sao cho Oy là đường trung trực của AC.

a) Chứng minh rằng O thuộc đường trung trực của BC. b) Tính số đo góc BOC.

Bài 6: Cho Δ ABC cân tại A, gọi M là trung điểm BC. Kẻ đường cao BN (N ∈

AC) cắt AM tại H. a) Chứng minh rằng CH ⊥ AB. b) Tính số đo các góc · BHM , MHN· , biết Cµ = 40o. Bài 7: Cho góc · xOy

. Lấy các điểm A, B thuộc Ox sao cho OA > OB. Lấy các điểm C, D thuộc Oy sao cho OC = OA và OD = OB. Gọi E là giao điểm của AD và BC. Chứng minh rằng:

a. AD = BC.

c. OE là tia phân giác của góc

·

xOy

.

Bài 8: Cho Δ ABC và M là một điểm nằm trong tam giác.

a) Gọi I là giao điểm của các đường thẳng BM và cạnh AC. Chứng minh rằng MA + MB < IA + IB < CA + CB.

b) Chứng minh rằng MA + MB + MC lớn hơn nửa chu vi nhưng nhỏ hơn chu vi của Δ ABC.

Bài 9: Cho Δ ABC, hai đường phân giác của hai góc A và B cắt nhau tại I. Hai đường phân giác của hai góc ngoài tại B và C cắt nhau tại M. Chứng minh rằng A, I, M thẳng hàng.

Bài 10: Chứng minh rằng trong một tam giác, trung tuyến ứng với cạnh lớn thì nhỏ hơn trung tuyến ứng với cạnh nhỏ.

Bài 11: Cho tam giác đều ABC. Trên tia đối của các tia CB, AC, BA lấy tương ứng các điểm M, N, P sao cho CM = AN = BP = AB. Chứng minh:

a) Tam giác MNP là tam giác đều.

b) Hai tam giác MNP và tam giác ABC có chung trọng tâm. Bài 12: Cho tam giác ABC,

µ

A

= 30o, hai đường cao BH, CK (H ∈

AC, K ∈

AB). Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AB, AC. Chứng minh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Tam giác BEH và tam giác CKF là các tam giác đều; b) HE vuông góc với KF.

Bài 13: Cho tam giác đều AOB. Trên tia đối của các tia OA, OB lấy theo thứ tự hai điểm C và D sao cho OC = OD. Từ B và C kẻ BM ⊥

AC, CN ⊥

BD. Gọi P là trung điểm của BC. Chứng minh: a) Tam giác COD là tam giác đều;

b) AD = BC;

c) Tam giác MNP là tam giác đều.

Bài 14: Cho tam giác cân ABC, AB = AC, đường cao AH. Kẻ HE ⊥

AC. Gọi O là trung điểm của EH, I là trung điểm của EC. Chứng minh:

a) IO vuông góc với AH; b) AO vuông góc với BE.

Bài 15: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Trên tia đối của tia AH lấy điểm D sao cho AD = AH. Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng

Một phần của tài liệu hình lớp 7 đã ghép (Trang 84 - 87)