Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại Tập quán sinh sống:

Một phần của tài liệu Khả năng phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ cnaphalorsis medinalis của thuốc triceny 785EC trên lúa vụ mùa năm 2011 tại hoài đức hà nội (Trang 29 - 30)

Tập quán sinh sống:

+ Trưởng thành vũ hoá vào ban ngày. Ban ngày, trưởng thành ẩn náu trong khóm lúa hoặc cỏ dại, ban đêm bay ra hoạt động.

+ Trưởng thành có xu tính với ánh sáng mạnh, con cái bay vào đèn nhiều hơn ngài đực. Trưởng thành cái thường bay đến các ruộng gần bờ mương, đường đi, vườn, nhà. Thời gian sống của trưởng thành từ 2-6 ngày.

+ Trứng đẻ về đêm, đẻ rải rác trên lá lúa, thường đẻ 1 trứng, có khi 2-3 trứng cùng một chỗ. Mỗi con cái đẻ trung bình 100 quả.

+ Sâu non mới nở rất linh hoạt, bò khắp trên lá, thân, có thể chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá để ăn phần thịt lá. Từ cuối tuổi 2, sâu non bắt đầu nhả tơ kéo hai mép khoảng giữa lá lúa hoặc mạ dệt thành bao và nằm trong đó gây hại

+ Sâu non có 5 tuổi, sâu tuổi 4-5 có khả năng nhả tơ, dệt gập lá theo chiều ngang, có khi gập 2-5 lá dệt thành 1 bao. Sâu nằm trong đó phá hại suốt ngày đêm. Sâu còn có khả năng di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới, một sâu non có thể phá hại 5-9 lá.

Thời gian phát dục các giai đoạn của sâu thay đổi tuỳ theo lứa trong năm. Theo Vũ Thị Cát, Hà Huy Niên (2003) [4] :

+ Trứng 6-7 ngày + Sâu non 15 -16 ngày + Nhộng 6 - 8 ngày + Trưởng thành 2-6 ngày

`30

Hình 1: Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis Guenee

Quy luật phát sinh gây hại : Liên quan chặt chẽ với yếu tố ngoại cảnh.

+ Nhiệt độ 25-290C, ẩm độ trên 80%, đặc biệt có nắng mưa sen kẽ. + Giống lúa: giống lúa thơm, lúa nếp bị nặng hơn các giống khác. + Phân bón: Bón nhiều đạm, lá xanh tốt sâu tập trung đến đẻ trứng nên thường bị hại nặng.

Một phần của tài liệu Khả năng phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ cnaphalorsis medinalis của thuốc triceny 785EC trên lúa vụ mùa năm 2011 tại hoài đức hà nội (Trang 29 - 30)