Nuôi cấy mô sẹo (callus)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sáng tạo mô sẹo và tái sinh cây ở một số giống lúa nhật bản (Trang 25 - 26)

5. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Nuôi cấy mô sẹo (callus)

Mô sẹo là khối mô thực vật gồm những tế bào chƣa phân hoá, có khả năng phân chia liên tục và có tính biến động di truyền cao. Trong nuôi cấy in vitro, mô sẹo đƣợc tạo ra bằng cách nuôi cấy các cơ quan của thực vật (lá, hoa, quả, thân...) trong môi trƣờng và điều kiện nuôi cấy thích hợp. Mô sẹo có thể đƣợc duy trì trên môi trƣờng nuôi cấy bằng cách cấy chuyển định kỳ, song việc cấy chuyển nhiều lần có ảnh hƣởng không tốt đến khả năng tái sinh cây và làm tăng tính biến động di truyền của mô. Những cây tái sinh từ mô sẹo với những biến đổi di truyền phong phú có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu ban đầu cho quá trình chọn giống. Nhiều tác giả đã thu đƣợc những giống cây trồng mới bằng con đƣờng nuôi cấy mô sẹo (Lê Xuân Đắc, 2008; Jain, 1998; Rahman & cv, 1998; Đinh Thị Phòng, 2001) [3] [18] [17] [13].

Nguyên liệu để tạo mô sẹo là các phần non của cây hoặc hạt, đƣợc đƣa vào môi trƣờng nuôi cấy. Trong qúa trình nuôi cấy tạo mô sẹo, mẫu thƣờng phải để trong tối. Tạo mô sẹo có thể coi là quá trình phản biệt hóa, đƣa những mẫu đã biệt hóa trở về trạng thái ban đầu của phôi.

- Loại xốp: chứa nhiều tế bào xốp với nhân nhỏ, chất tế bào loãng và không bào to.

- Loại cứng thì ngƣợc lại: các tế bào chắc, nhân to, chất tế bào đậm đặc và không bào nhỏ.

Từ các khối mô sẹo có thể đƣa vào môi trƣờng nhân sinh khối để thu lƣợng lớn mô sẹo.

Nuôi cấy mô sẹo đƣợc ứng dụng trong nhiều trƣờng hợp:

- Nhân giống in vitro ở những loài thực vật mà phƣơng pháp nhân giống bằng nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng ít có hiệu quả hoặc không thực hiện đƣợc.

- Làm nguyên liệu cho nuôi cấy tế bào đơn, thu nhân các chất có hoạt tính sinh học.

- Nguyên liệu cho chọn dòng tế bào: đột biến thực nghiệm, chọn dòng tế bào có khả năng chống chịu cao.

- Nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sáng tạo mô sẹo và tái sinh cây ở một số giống lúa nhật bản (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)