So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật cư trú có những điểm mới về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng:

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LUẬT CƯ TRÚ (Trang 64 - 72)

những điểm mới về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng:

* Thông báo lưu trú theo quy định của Luật cư trú có một số điểm mới sau đây:

- Để tạo điều kiện thuận lợi và giảm bớt phiền hà ch công dân, đồng thời cũng bảo đảm cho công tác quản lý lưu trú có hiệu quả, ngoài những người là cha, mẹ, vợ, chồng, con thì khoản 3 Điều 31 Luật cư trú còn bổ sung các đối tượng ông, bà, cháu và anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

- Nếu như pháp luật hiện hành xác định trách nhiệm đăng ký tạm trú là của người đến tạm trú phải đến địa điểm đăng ký tạm trú để đăng ký tạm trú, thì khoản 2 Điều 31 của Luật cư trú xác định trách nhiệm thông báo lưu trú chủ yếu là của gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác có người đến lưu trú.

- Phương pháp thông báo lưu trú cũng đơn giản hơn, người đến lưu trú hoặc gia đình; nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ... có thể gọi điện thoại đến các cơ sở tiếp nhận thông báo lưu trú hoặc trực tiếp đến các địa điểm này để thông báo lưu trú.

* So với quy định của pháp luật hiện hành thì khai báo tạm vắng theo quy định của Luật cư trú có một số điểm mới sau đây:

- Về các trường hợp phải khai báo tạm vắng nếu như trước đây mỗi khi đi ra khỏi nơi cư trú của mình công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng, nhưng sau khi đến nơi tạm trú tiếp tục phải khai báo tạm trú với nơi

họ đến. Luật cư trú chỉ quy định việc khai báo tạm vắng đối với một số đối tượng sau:

1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chết; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

- Về phạm vi địa bàn: pháp luật hiện hành quy định việc khai báo tạm vắng được áp dụng trong trường hợp vắng mặt qua đêm khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đang thường trú; Luật cư trú quy định đi ra khỏi nơi cư trú tức là đi ra khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn phải khai báo tạm vắng.

- Về chế tài xóa tên trong sổ hộ khẩu đối với trường hợp không khai báo tạm vắng từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp có hộ khẩu thường trú, nhưng thực tế không cư trú tại đó mà không có lý do chính đáng. Luật cư trú không áp dụng việc xóa tên trong sổ hộ khẩu đối với các trường hợp này.

Câu hái 10: Để thực hiện quyền tự do cư trú của mình, mỗi công dân cần phải làm tốt những việc gì?

Luật cư trú được quốc hội thông qua ngày 29/11/2007 và có hiệu lực thi hành 1/7/2007, luật có VI chương và 42 Điều; trong 6 chương mỗi chương tương ứng với từng phần:

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú Chương III: Đăng ký thường trú

Chương IV: Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng Chương V: Trách nhiệm quản lý cư trú

Chương VI: Điều khoản thi hành

Luật cư trú là một ngành luật được lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định cụ thể trong quá trình quản lý cư trú của nhà nước đối với mỗi công dân: luật quy định phạm vi điều chỉnh đối tượng điều chỉnh, quyền và nghĩa vụ của công dân trong cư trú, trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú.

Đây là một trong những đạo luật được dư luận hết sức quan tâm bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền tự do cư trú của mỗi công dân; trong cuộc đời của mõi con người dù Ýt hay nhiều đều có sự liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới các quy định của luật cư trú.

Để thực hiện tốt quyền cư trú của mình mỗi công dân phải làm tốt các việc sau:

- Mỗi công dân phải tích cực, tự giác tìm hiểu các quy định cụ thể trong luật cư trú về các Điều luật quy định cụ thể ở các chương:

Chương I Những quy định chung bao gồm từ Điều 1 đến Điều 8 quy định về: Phạm vi điều chỉnh của luật; đối tượng áp dụng quyền tự do cư trú của công dân; nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú; đảm bảo thực hiện quyền tự do cư trú và hoạt động quản lý cư trú; trách nhiệm quản lý nhà

nước về cư trú; hợp tác quốc tế trog quản lý cư trú; các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II. Quyền trách nhiệm của công dân về cư trú: bao gồm Điều 9 đến Điều 17 quy định về: quyền của công dân về cư trú; các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú. Trách nhiệm của công dân về cư trú nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nơi cư trú của người làm nghề lưu động.

Chương III. Đăng ký thường trú: bao gồm từ Điều 18 đến Điều 29 quy định về: Đăng ký thường trú; Điều kiện đăng ký tại tỉnh; Điều kiện đăng ký tại thành phố trực thuộc trung ương; thủ tục đăng ký thường trú; xóa đăng ký thường trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp; sổ hộ khẩu; sổ hộ khẩu cấp cho hé gia đình; sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân; tách sổ hộ khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu;

Chương IV. Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng, bao gồm từ Điều 30 đến Điều 32 quy định về: Đăng ký tạm trú, lưu trú và thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng.

Chương V Trách nhiệm quản lý cư trú: bao gồm từ Điều 33 đến Điều 39 quy định về: Trách nhiệm của bộ Công an về quản lý cư trú; trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý cư trú; trách nhiệm của cơ quan đăng ký, quản lý cư trú; Người làm công tác đăng ký quản lý cư trú; Hủy bỏ việc đăng ký tạm trú, thường trú trái pháp luật; cơ sở dữ liệu về cư trú; khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm.

Chương VI Điều khoản thi hành: bao gồm từ Điều 40 đến Điều 42 quy định về: Hiệu lực thi hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định về hộ khẩu; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

- Trên cơ sở hiểu và nắm bắt được các điều luật cụ thể quy định trong các chương, cần "Hiểu sâu và nắm vững" về Điều 8 chương I, các điều chương II, chương III, chương IV. Đây là những điều luật liên quan trực tiếp đến quyền tự do cư trú của công dân được luật cư trú quy định các hành vi bị nghiêm cấm; quyền trách nhiệm của công dân trong cư trú...

Song song với công tác tìm hiểu, mỗi công dân phải nghiêm chỉnh và tự giác chấp hành các quy định của luật cư trú.

Đối với quyền cư trú của mình, mỗi công dân phải chấp hành tốt các trách nhiệm được quy định trong luật cư trú.

Phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về quyền cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin tài liệu đã cung cấp, mỗi công dân phải có trách nhiệm khai báo trung thực, đầy đủ các thông tin tài liệu cho cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu, không được cung cấp thông tin tài liệu sai sự thật và phải chịu trách nhiệm về thông tin tài liệu đã cung cấp.

Nép lệ phí đăng ký cư trú: phải nép một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật; xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác có liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu, khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu thì công dân phải có trách nhiệm xuất trình các giấy tờ có liên quan trong phạm vi yêu cầu.

Phải báo cáo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khai có liên quan đến cư trú bị mất hoặc hư háng; khi công dân có các loại giấy tờ này mà bị mất hoặc hư háng phải có trách nhiệm báo ngay với cơ quan, người có thẩm quyền biết, phải nắm được các điều kiện, thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh, tại thành phố trực thuộc trung ương, trên cơ sở đó phải chấp hành tốt mọi quy định này không được đưa ra các yêu cầu, kiến nghị trái với các quy định của Luật cư trú.

Khi thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Trong tách chuyển và điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu phải tuân thủ theo các quy định, các trường hợp theo luật cư trú đã quy định khi đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng phải chấp hành đầy đủ nghiêm túc các quy định đó.

* Đi đôi với công tác tìm hiểu, nắm vững các quy định và công tác nghiêm chỉnh chấp hành của mỗi công dân thì mỗi công dân cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật trước hết cho người thân trong gia đình, cơ quan và mọi người sống xung quanh mình có sự nhận thức, hiểu biết tốt về luật cư trú, từ đó vận động họ tự giác chấp hành tốt các quy định của luật, hướng dẫn, giải đáp những người còn vướng mắc. Trên cơ sở nắm bắt được quyền, nghĩa vụ của mỗi công dân cũng như các hành vi mà luật cư trú nghiêm cấm từ đó mỗi người dân trong quá trình thực hiện quyền cư trú của mình phát hiện những hành vi vi phạm Luật cư trú để đấu tranh, tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo pháp luật, đồng thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong khi Luật cư trú đi vào thực tế để kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền nghiên cứu xem xét đề xuất với nhà nước sửa đổi bổ sung.

Bản thân tôi là mét cán bộ công nhân viên Công an công tác tại đơn vị Đội lễ tân P5 - V11 có hộ khẩu tập thể tại 15 Trần Bình Trọng - Hoàn Kiếm - Hà Nội được quy định trong Điều 16 của Luật cư trú. Sau khi có cuộc thi tìm hiểu về Luật cư trú tôi nhận thấy đây là một điều kiện tốt để tôi tìm hiểu và nắm vững để rồi chấp hành tốt các quy định của Luật cư trú góp một phần nhỏ bé của mình để nhà nước quản lý tốt mọi hoạt động cư trú của công dân.

Tôi luôn nhận thức được rằng quyền tự do cư trú của công dân phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, quyền tự do cư trú của công dân phải đảm bảo hài hòa quyền, lợi Ých hợp pháp của công dân, lợi Ých hợp pháp của nhà nước, cộng đồng và xã hội, kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của nhà nước với nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội củng cố an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Vì thế ngay từ lúc luật chưa được ban hành tôi đã tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng từ đó nắm được tinh thần của luật, bây giê mới có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể.

Để thực hiện tốt quyền cư trú của mình bản thân tôi tự nhận thấy cần phải làm tốt một số công việc sau:

+ Không ngừng nghiên cứu tìm hiểu Luật cư trú và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề cư trú của công dân do nhà nước ban hành, thông qua đó không ngừng nâng cao nhận thức, rèn luyện tính tôn trọng và chấp hành pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú.

+ Trong quá trình thực hiện quyền cư trú của mình luôn luôn cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin tài liệu cho cơ quan, người có thẩm quyền; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Phải nép lệ phí theo quy định của pháp luật. Khai sổ hộ khẩu tạm trú giấy tờ khai có liên quan đến cư trú bị mất mát, hư háng báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú.

Đi đôi với công tác tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về Luật cư trú, bằng những hiểu biết từ quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành Luật cư trú để tuyên truyền vận động người thân trong gia đình và mọi người xung quanh có nhận thức, hiểu rõ các quy định của Luật cư trú đồng thời giải đáp những thắc mắc của họ để cùng chấp

hành tốt Luật cư trú. Để làm tốt việc này, cần xác định đối tượng mà mình sẽ tuyên truyền vận động là con người như thế nào: về tuổi, trình độ văn hóa, đặc điểm tâm lý. Khả năng giác ngộ: trên cơ sở đó mà có nội dung, phương pháp tuyên truyền thích hợp. Nội dung cần tập trung tuyên truyền nh: các hành vi bị nghiêm cấm; quyền trách nhiệm của công dân về cư trú hay nói cách khác trong khi thực hiện quyền tự do cư trú của mình có những quyền và trách nhiệm gì? những trường hợp nào thường bị hạn chế quyền tự do cư trú, để được đăng ký thường trú ở tỉnh hoặc ở thành phố trực thuộc trung ương thì cần có những điều kiện cụ thể gì? thủ tục ra làm sao? các trường hợp phải đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký tạm trú ra làm sao? Đối tượng được đăng ký tạm trú và giá trị pháp lý của sổ tạm trú Êy...

Trong quy trình thực hiện quyền cư trú của mình, bằng những hiểu biết đã được tìm hiểu phát hiện những hành vi việc làm vi phạm Luật cư trú của cơ quan, người có thẩm quyền và công dân để lên án đấu tranh đồng thời cung cấp với cơ quan chức năng xử lý: đối với các cơ quan, người có thẩm quyền thì kiến nghị lên cấp cao hơn, còn đối với công dân thì kiến nghị với cơ quan người có thẩm quyền.

Trong quá trình Luật cư trú đi vào cuộc sống và sự thực hiện quyền cư trú của mình mà phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những kẽ hở mà các loại tội phạm và phần tử xấu lợi dụng để tiến hành các hoạt động làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thì cần kiến nghị ngay với cơ quan, người có thẩm quyền nghiên cứu đề xuất với nhà nước chỉnh sửa cho phù hợp.

Luật cư trú có hiệu lực cho đến nay đã hơn 5 tháng, đây là đạo luật được dư luận hết sức quan tâm, đạo luật này đã đáp ứng yêu cầu xây dựng

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LUẬT CƯ TRÚ (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w