tục đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký tạm trú, đối tượng được cấp sổ tạm trú, giá trị pháp lý của sổ tạm trú, xóa tên trong sổ tạm trú:
Trả lời:
Luật cư trú quy định về trường hợp phải đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký tạm trú, đối tượng được cấp sổ tạm trú, giá trị pháp lý của sổ tạm trú, xóa tên trong sổ tạm trú nh sau:
+ Trường hợp phải đăng ký tạm trú: "Người đang sinh sống, làm
việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì
trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn" (khoản 2 Điều 30). Cụ thể là:
- Người đang thực tế cư trú tại địa phương nhưng chưa đủ điều kiện để đăng ký thường trú.
- Học sinh, sinh viên, học viên học tại các trường phổ thông nội trú, học viện, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (trừ các trường hợp được tuyển sinh vào học tại các trường Quân đội, Công an, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo).
- Người đến học nghề tại các cơ sở tư nhân, hợp tác xã, trung tâm dạy nghề... người đến lao động tự do.
- Người được tuyển vào làm việc theo hợp đồng lao động tại các cơ quan, tổ chức các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam nhưng chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú.
+ Thủ tục đăng ký tạm trú: "Người đến đăng ký tạm trú phải xuất
trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nép phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đống ý bằng văn bản" (khoản 3 Điều 30). Cụ thể:
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; nếu nhà thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải có ý kiến đồng ý của chủ hộ hoặc chủ nhà. Riêng đối với học sinh, sinh viên, học viên học tại các trường phổ thông nội trú, học
viện, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, thì có xác nhận là người của địa phương đi học của Công an xã, phường, thị trấn vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Bản khai nhân khẩu (đối với người từ 15 tuổi trở lên).
Ngoài ra người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân; trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân thì phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.
+ Thẩm quyền đăng ký tạm trú:
"Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an" (khoản 4 Điều 30).
+ Đối tượng được cấp sổ tạm trú, giá trị pháp lý của sổ tạm trú
"... Sổ tạm trú được cấp cho hé gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư háng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại..." (khoản 4 Điều 30).
Đối với những người thường xuyên sinh sống trên mặt nước (nhân khẩu mặt nước), ngoài việc đăng ký thường trú tại nguyên quán hoặc bến gốc, nếu họ đến nơi khác làm ăn thì phải thông báo việc thực hiện lưu trú hoặc đăng ký tạm trú với Công an nơi đến.
+ Xóa tên trong sổ tạm trú
"Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xóa tên người đó trong sổ đăng ký
tạm trú". (khoản 4 Điều 30). Quy định này nhằm bảo đảm nguyên tắc"...
mỗi người chỉ được đăng ký tạm trú tại một nơi..." quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật cư trú, đồng thời cũng để bảo đảm cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý được một cách thực chất những người tạm trú tại địa phương.