Nhận xét và đánh giá kết quả chạy mô hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc sử dụng biến tần trong dây chuyền sản xuất đá ốp lát tại công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex (Trang 84 - 87)

- Byte trạng thái của HSC

CHUYỀN SẢN XUẤT ĐÁ CÔNG TY VINACONE

4.8. Nhận xét và đánh giá kết quả chạy mô hình thực nghiệm

So sánh giá trị kinh tế trước và sau khi áp dụng phương án có thể thấy được trước khi chưa áp dụng phương án thì vốn đầu tư cho thiết bị máy móc thấp, nhưng ngược lại sự an toàn cho người công nhân vận hành không cao, chất lượng sản phẩm không tốt, sự ổn định của dây chuyền không cao. Sau khi áp dụng phương án thì vốn đầu tư cho thiết bị khá lớn nhưng những hiệu quả kinh

tế của nó mang lại rất cao. An toàn cho khi vận hành, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, dây chuyền hoạt động ổn định hơn trước, không cần người vận hành thay đổi thông số khi dây chuyền sản xuất thay đổi sản phẩm.

Qua mô hình ta cũng thấy được việc chi phí cho điện năng sử dụng là rất ít do biến tần là thiết bị hữu ích cho việc tiết kiệm năng lượng điện. Chính vì vậy đưa biến tần vào các nhà máy, các dây chuyền sản xuất là rất cần thiết.

Tuy mô hình có hệ thống tải hết sức đơn giản nhưng kết quả thu được tương đối chính xác. Do hệ thống tăng tải trong mô hình chỉ là một phanh cơ khí nên giới hạn thay đổi tải cho động cơ không lớn do đó sự đáp ứng thay đổi tần số của biến tần giao động trong phạm vi nhỏ.

Sự xuất tín hiệu tương tự từ PLC ra đi vào biến tần có thể không chính xác. Khi ta thay đổi tải cho động cơ bằng hệ thống phanh thì tần số tăng lên đến khi tốc độ ổn định đến 500 vòng/phút thì tần số không tăng nữa. Với sai số là 4% thì tần số của biến tần thay đổi từ 19,4 đến 20,7 Hz khi có tải.

Bảng 4.3: Kết quả thu được khi chạy mô hình

Tần số Tốc độ Số xung tính toán Chế độ

17,0 Hz 500 (v/p) 833 (xung/s) Không tải

19,4 Hz 490 (v/p) 816 (xung/s) Có tải (tải trung bình) 20,7 Hz 515 (v/p) 858 (xung/s) Có tải nặng

Tuy sự dao động thay đổi tải khá nhỏ do lực phanh không cao nhưng ta vẫn có thể thấy được sự thay đổi tần số trên giao diện của biến tần, và tốc độ động cơ luôn ổn định. Như vậy từ kết quả thu được khi chạy mô hình ta có thể áp dụng vào thực tế, từ đây ta cũng thấy được giải pháp đưa ra để nâng cấp hệ thống băng chuyền đá cho công ty đá ốp lát cao cấp Vinaconex là khả thi.

+ Sau khi áp dụng giải pháp trên sẽ thu được một số kết quả như sau: + Sự vận hành thủ công của công nhân trong dây chuyền sản xuất đá. + An toàn cho công nhân vận hành dây chuyền được nâng lên rõ rệt. + Chi phí cho năng lượng điện giảm đi.

+ Day chuyền hoạt động ổn định hơn, tuổi thọ của động cơ tăng lên... Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như chi phí đầu tư cho thiết bị cao, khi áp dụng mô hình vào thực tế cần nghiên cứu kĩ hơn, và nên áp dụng bộ điều khiển PID trong PLC để lập trình. Do có nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian và đây là bài toán điều khiển đơn giản nên mô hình này không sử dụng bộ điều khiển PID.

Một phần của tài liệu Điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc sử dụng biến tần trong dây chuyền sản xuất đá ốp lát tại công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex (Trang 84 - 87)