Trang bị thêm các phương thiết bị hiện đại hơn nhằm đảm bảo tốt quá trình thực hiện công tác văn thư

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Văn phòng HĐND-UBND huyện Lộc Hà (Trang 41 - 45)

III- NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ

6.Trang bị thêm các phương thiết bị hiện đại hơn nhằm đảm bảo tốt quá trình thực hiện công tác văn thư

quá trình thực hiện công tác văn thư

Để đảm bảo tốt các giải pháp mà báo cáo đã nêu ở trên, đòi hỏi UBND huyện Lộc Hà phải tăng cường hơn nữa về hỗ trợ kinh phí cho công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND. Đồng thời đầu tư trang bị và nâng cấp các thiết bị và nâng cấp các thiết bị kỹ thuật như: thiết bị phục vụ cho việc soạn thảo văn bản; thiết bị để nhân bản; thiết bị phục vụ cho việc quản lý lưu trữ văn bản; thiết bị tìm kiếm văn bản; thiết bị phục vụ những lợi ích cơ bản cho nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và yêu cầu quản lý của thực tiễn xã hội.

PHẦN IV- KẾT LUẬN

Văn bản quản lý nhà nước của địa phương có vai trò rất quan trọng. Một mặt, nó cụ thể hóa các văn bản quản lý nhà nước của cấp trên, văn bản của HĐND cùng cấp; mặt khác là cơ sở pháp lý, là công cụ quản lý hữu hiệu, là phương tiện để truyền đạt các thông tin của chính quyền địa phương đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Công tác văn thư lưu trữ, một nội dung hoạt động không thể thiếu của cơ quan, tổ chức, trong những năm qua cũng đã được quan tâm đổi mới. Trước hết là đổi mới trong nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa to lơn của mảng công tác này đối với kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức. Tiếp đó là đổi mới trong cách thức tổ chức, thực hiện công tác văn thư – lưu trữ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong cơ quan nhà nước, công tác văn thư – lưu trữ và đổi mới công tác văn thư – lưu trữ để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này càng cần được coi trọng. Bởi vì, một quốc gia muốn phát triển, đòi hỏi phải có một Nhà nước với bộ máy được tổ chức khoa học, hợp lý, hoạt động có hiệu quả. Kết quả hoạt động của cơ quan nhà nước được quyết định trước hết bởi kết quả xây dựng, ban hành, tổ chức thực thi, giải quyết, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo mật văn bản – một trong những phương tiện cơ bản và quan trọng trong tổ chức hoạt động của cơ quan nhà nước.

Với nhận thức đó, trong quá trình thực tập tại UBND huyện Lộc Hà, sinh viên đã tập trung tìm hiểu công tác văn thư – lưu trữ ở đây và thực hiện đề tài Báo cáo tốt nghiệp: “Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng HĐND-UBND huyện Lộc Hà”. Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên đã rút ra một số kiến nghị như trên.

Những suy nghĩ trên đây được mạnh dạn nêu lên từ một sinh viên sắp rời ghế nhà trường , chưa có kinh nghiệm thực tế cơ quan, công sở nhưng với tâm huyết cống hiến trí lực và tâm lực vào công cuộc đổi mới đất nước, kiến tạo quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Dĩ nhiên, Báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế về mặt chủ quan của người viết cũng như do những điều kiện khách quan không được thuận lợi trong quá trình

nghiên cứu và thực hiện đề tài. Rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo, bạn bè, các cán bộ công chức thuộc UBND huyện Lộc Hà và những người quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản của Học viện Hành

chính;

2. Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về việc

Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;

3. Công văn 55-CV/TCCB ngày 01/3/1991 của Cục Lưu trữ Nhà nước về

việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 24-CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng;

4. Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ về Công tác

Văn thư;

5. Công văn 452/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005 của Cục Văn thư lưu trữ

nhà nước Hướng dẫn quản lý văn bản đi và văn bản đến;

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Văn phòng HĐND-UBND huyện Lộc Hà (Trang 41 - 45)