Kết luận chung:

Một phần của tài liệu LIỆU PHÂN CẤP TÀI KHÓA CÓ CẢI THIỆN KẾT QUẢ CHĂM SÓC Y TẾ? BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC (Trang 34 - 35)

V. Kết luận:

5.1 Kết luận chung:

Những nghiên cứu trước đến nay đã kiểm tra có hay không chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang dần quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu chăm sóc y tế địa phương sau khi phân cấp tài khóa như được trình bày qua cải cách TSS năm 1994. Những gì tìm thấy ngược lại với những dự báo bởi lý thuyết truyền thống về phân cấp tài khóa và những bằng chức thực nghiệm được trình bày trong nhiều nghiên cứu trước đó. Kết quả chúng tôi chỉ rằng phân cấp tài khóa đã tác động hoàn toàn ngược lại trong việc giảm IMRs ở Trung Quốc, bằng cả phương pháp đo lường với biến giả hoặc phương pháp đo lường bằng tỷ số.

Chúng tôi chúng phát hiện ra rằng mức thu nhập có vai trò trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ và có có thể giả định là ngoại sinh trong hàm IMR. Tuy nhiên tác động của thu nhập có thể bị giảm đi sau khi có sự kiểm soát của những biến liên quan đến thu nhập như chi chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người. Tỷ lệ chi chăm sóc sức khỏe trong tổng chi tiêu công và tổng sản phẩm khu vực có tác dụng ngược đến giảm tử vong của trẻ em sơ sinh. Sự đô thị hóa có tác động mong đợi như dự báo trong những nghiên cứu trước đây. Sự gia tăng cơ sở vật chất y tế có quan hệ cùng chiều với IMRs trong khi nguồn nhân lực thì quan hệ nghịch chiều với IMRs.

Nghiên cứu này có ý nghĩa cho những chính sách quan trọng. Kết quả chỉ ra rằng ở Trung Quốc phân cấp tài khóa cần xây dựng thận trọng hơn để cân bằng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cư dân và sự phát triển kinh tế. Đặc biệt chúng tôi giới thiệu những chính sách sau đây: Thứ nhất đánh giá hiệu quả của hệ thống một cách toàn diện thay vì đáng giá tăng trưởng kinh tế quốc gia GDP bằng việc viên chức chính quyền địa phương phải xác định để đạt được điều kiện sống chấp nhận được cũng như phát triển kinh tế địa phương.

Thứ hai, để tạo công bằng hơn chính chủ nên thực hiện chuyển ngân sách công từ khu vực đã phát triển đến vùng sâu vùng xa và khu vực tập trung dân tộc thiểu số để thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các khu vực địa lý khác nhau. Thứ ba đô thị hóa có vẻ như phương thức khả thi để giảm IMRs hiệu quả hơn thông qua phát triển kinh tế hơn là việc tăng tỷ lệ chi tiêu chăm sóc sức khỏe trong tổng chi tiêu công và tổng thu nhập

Một phần của tài liệu LIỆU PHÂN CẤP TÀI KHÓA CÓ CẢI THIỆN KẾT QUẢ CHĂM SÓC Y TẾ? BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w