V. Cách tính hạn mức tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam
3. Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
SCB xác định hạn mức tín dụng tương tự như cách tính tại phần IV, tuy nhiên đã có một số điều chỉnh, cụ thể:
- Theo cách tính hạn mức ở trên thì do vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động bình quân nên có thể gây thiếu hụt vốn khi trong kỳ vốn lưu động tăng cao, do đó SCB tính vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động cao nhất của năm trước, cụ thể:
Vòng quay VLĐ năm trước = Doanh thu thuần năm trước
Tài sản lưu động năm trước cao nhất Tài sản lưu động cao nhất năm trước được căn cứ vào số dư các kỳ báo cáo của khách hàng, dựa vào vòng quay năm trước có điều chỉnh để dự kiến vòng quay vốn lưu động cho năm kế hoạch. Tuy nhiên cách xác định này dựa vào số đầu kỳ và cuối kỳ cũng có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp khi trong kỳ nhu cầu vốn tăng cao, hoặc gây dư thừa vốn dẫn đến nguồn vốn của ngân hàng sẽ không quay vòng hiệu quả.
- Với phương pháp tính hạn mức dựa vào vòng quay vốn lưu động bình quân thì ngân hàng sẽ không xác định được thời gian khách hàng sẽ có nguồn tiền để trả nợ, chính vì vậy SCB áp dụng phương thức cho vay hạn mức nhưng lại quy định thời gian trả nợ cho mỗi lần nhận nợ cụ thể. Thời gian trả nợ = 360 ngày / vòng quay vốn lưu động, đồng thời có điều chỉnh theo đặc diểm kinh doanh ngành nghề cũng như lịch sử vay trả của khách hàng trước đây. Việc quy định thời gian trả nợ có thể giúp ngân hàng hạn chế được việc khách hàng quay vòng vốn không trả nợ ngân hàng, đồng thời có thể gây áp lực trả nợ cho khách hàng khi nguồn tiền về không kịp và có thể dẫn đến rủi ro.
- Với cách tính hạn mức tín dụng cũng chủ yếu dựa vào số liệu thời điểm và số liệu cuối năm trước nên cũng có những nhược điểm như đã nêu ở phần IV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Quy trình tín hạn mức tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2 . Quy trình tín hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn