Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB)

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HẠN MỨC KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 26)

V. Cách tính hạn mức tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam

2.Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB)

(MSB)

- Bước 1: Xác định tổng chi phí kế hoạch: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động

- Bước 2: Xác định doanh thu kế hoạch từ đó tính toán ra lợi nhuận của năm kế hoạch nhằm xác định được hiệu quả của phương án kinh doanh - Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân dựa vào các khoản

mục chủ yếu là phải thu, tồn kho và phải trả.

- Bước 4: Xác định nhu cầu vốn vay ngắn hạn của khách hàng - Bước 5: Xác định vốn tự có của doanh nghiệp

- Bứớc 6: Xác định nhu cầu vay vốn MSB

STT Nội dung Giá trị năm kế hoạch

I. Hiệu quả của phương án

1 Tổng chi phí (1=a+b+c+d+e+f) 1,299,467

a. Chi phí mua hàng 1,298,037

b. Chi phí quản lý 1,300

b. Chi phí khấu hao -

c. Chi phí lãi vay vốn 130

d. Chi phí khác - 2 Tổng doanh thu 1,300,000 3 Lợi nhuận (3)= (2)- (1) 533 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 133

STT Nội dung Giá trị năm kế hoạch

5 Lợi nhuận sau thuế (5)= (3)- (4) 400

II. Phương án vay vốn

1 Hàng tồn kho bình quân 24,750 2 Các khoản phải thu bình quân 253 3 Các khoản phải trả bình quân 1,200

4 Nhu cầu vốn lưu động bình quân (4)= (1) +

(2) – (3) 23,803

5 Vốn bằng tiền (vốn tự có) của DN 3,803

6 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn (6)= (4)–(5) 20,000

7 Vốn vay hiện tại của các Ngân hàng khác -

8 Vốn đề nghị vay Maritime Bank = (6) – (7) 20,000

• Nhận xét:

- Việc tính toán hạn mức tín dụng cho khách hàng không dựa vào tổng chi phí cũng như vòng quay vốn lưu động mà dựa vào chênh lệch giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân căn cứ vào số đầu kỳ và số cuối kỳ của năm kế hoạch của các khoản mục lưu động trên bảng cân đối kế toán.

- Cách tính hạn mức này đơn giản nhưng sẽ không phản ánh được chính xác nhu cầu vay vốn của khách hàng khi chỉ dựa vào bình quân số đầu kỳ và cuối kỳ dựa trên khoản phải thu, phải trả và tồn kho vì chi phí hoạt động của doanh nghiệp không chỉ có việc mua hàng hóa để bán và dự trữ mà còn có các khoản chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí lãi vay do đó nhu cầu vốn lưu động của khách hàng sẽ khác.

- Mặc dù bảng tính để công thức tính từ trên xuống dưới nhưng thực tế tính toán thì MBS hầu như đã xác định số tiền vay cho khách hàng nên lại trừ ngược lên trên để xác định số vốn tự có bằng tiền tối thiểu khách hàng phải có như vậy cũng không thể tính chính xác được nhu cầu vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HẠN MỨC KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 26)