8. Đánh giá kết quả khảo sát bài trắc nghiệm bằng phương pháp thống kê
8.2.2 khó vừa phải của câu trắc nghiệm
Một bài trắc nghiệm đuợc gọi là tốt đó là bài trắc nghiệm gồm những câu trắc nghiệm có mức độ trung bình hay mức độ khó vừa phải. Độ khó vừa phải của một số lọai câu trắc nghiệm thông dụng:
Loại Đúng_Sai: có tỷ lệ may rủi kỳ vọng là 50% do đó độ khó vừa phải của câu Đúng_Sai là 100%50% 275%. Nói cách khác, câu trắc nghiệm loại Đúng_Sai có độ khó vừa phải nếu có 75% học sinh trả lời đúng câu ấy.
Loại câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn: có tỷ lệ may rủi kỳ vọng là
25%. Vậy độ khó vừa phải của câu 4 lựa chọn là
100%25% 262.5%. Nói cách khác, độ khó của câu trắc nghiệm với 4 lựa chọn đuợc xem là vừa phải nếu có 62.5% học sinh trả lời
đúng câu ấy.
Loại câu trắc nghiệm có 5 lựa chọn: có tỷ lệ may rủi kỳ vọng là
20%. Vậy độ khó vừa phải của câu 5 lựa chọn là
100%20% 260%. Nói cách khác, độ khó của câu trắc nghiệm với 5 lựa chọn đuợc xem là vừa phải nếu có 60% học sinh trả lời
đúng câu ấy.
Loại câu điền khuyết: Độ khó vừa phải là 50%, nghĩa là 50% học sinh trả lời đúng câu hỏi ấy.
8.2.3 Độ phân cách câu:
8.2.3.1 Mục đích của phân tích độ phân cách câu: kết quả thực hiện câu trắc nghiệm phải cho phép người soạn trắc nghiệm phân biệt đuợc học sinh giỏi với học sinh kém, nghĩa là phải làm sao cho một câu trắc nghiệm có độ phân cách cao.
8.2.3.2 Phương pháp xác định độ phân cách của câu trắc nghiệm:
Độ khó câu TN = Trị số p của câu i = số nguời trả lời đúng câu i số nguời làm bài trắc nghiệm
Độ khó vừa phải của câu TN = 100% + % do may rủi 2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
8.2.3.2.1 Phương pháp đơn giản áp dụng ở lớp học: Sau khi
đã chấm và cộng tổng điểm bài trắc nghiệm, ta có thể thực hiện các buớc sau
để xác định độ phân cách câu:
Buớc 1: Xếp đặt các bảng trả lời đã được chấm theo thứ tự tổng điểm từ
cao đến thấp.
Buớc 2: Căn cứ trên tổng điểm bài trắc nghiệm, lấy 27% số nguời được
điểm cao nhất_xếp vào nhóm giỏi (nhóm cao) và 27% số nguời có điểm thấp nhất_xếp vào nhóm kém (nhóm thấp).
Buớc 3: Lập bảng tỷ lệ phần trăm làm đúng các câu trắc nghiệm với
nhóm cao và nhóm thấp.
Buớc 4: Tính độ phân cách câu (D) theo công thức:
D = Tỷ lệ % nhóm cao làm đúng câu TN – Tỷ lệ % nhóm thấp làm đúng câu TN câu TN
Ví dụ: Một bài trắc nghiệm 40 câu được ra cho 100 sinh viên, kết quả
phân tích 4 câu trắc nghiệm đầu tiên trong số 40 câu đuợc trình bày trong bảng duới đây: Câu Nhóm cao (%) Nhóm thấp (%) D 1 71 42 29 2 60 24 36 3 47 42 05 4 38 61 -23
8.2.3.2.2 Phương pháp tính chỉ số phân cách với máy tính: Sử dụng công thức tuơng quan điểm nhị phân. Đó là tuơng quan cặp giữa
điểm câu trắc nghiệm với tổng điểm bài trắc nghiệm, tính trên N nguời.
pq M M R tt q p pbis
Với Mp = tổng điểm trung bình các bài làm đúng câu i. Mq = tổng điểm trung bình các bài làm sai câu i.
tt = độ lệch tiêu chuẩn của toàn bài trắc nghiệm. p = tỷ lệ nguời làm đúng câu i.
q = tỷ lệ nguời làm sai câu i q1p.
8.2.3.3 Giải thích ý nghĩa độ phân cách câu: Độ phân cách câu giới hạn từ mức -1.00 đến +1.00. Nếu trong một câu mà tất cả nhóm cao đều làm đúng, còn tất cả nhóm thấp đều làm sai thì D1.00, hoặc nếu tất cả
nhóm thấp đều làm đúng, còn tất cả nhóm cao đều làm sai thì D1.00. Câu như vậy có độ phân cách tuyệt đối, trường hợp này thường phải loại bỏ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng
Các chuyên gia về trắc nghiệm đã đưa ra một thang đánh giá chỉ số phân cách như duới đây để lựa chọn các câu trắc nghiệm tốt dùng ở lớp học:
D từ0.4 trở lên: câu có độ phân cách rất tốt.
D từ 0.30 đến 0.39: câu có độ phân cách khá tốt nhưng có thể làm cho tốt hơn.
D từ 0.20 đến 0.29: câu có độ phân cách tạm đuợc, cần phải điều chỉnh.
D từ0.19 trở xuống hay âm: câu có độ phân cách kém, cần phải loại bỏ hay phải gia công, sửa chữa nhiều.
* Lưu ý: Khi lựa chọn các câu trắc nghiệm căn cứ vào chỉ số phân cách, ta cần nhớ một điều là chỉ số phân cách D càng cao thì càng tốt. Với các bài trắc nghiệm tương đương, bài nào có chỉ số phân cách trung bình cao nhất thì bài trắc nghiệm ấy tốt nhất (đáng tin cậy nhất).
8.2.4 Phân tích các mồi nhử
Ngoài việc phân tích độ khó và độ phân cách của mỗi câu trắc nghiệm, ta cần làm cho mỗi câu trắc nghiệm trở nên tốt hơn bằng cách xem xét các tần số đáp ứng sai (số người chọn trong từng mồi nhử) cho mỗi câu hỏi. Với các chọn lựa là mồi nhử, ta mong đợi số người trong nhóm cao chọn ít hơn số
người trong nhóm thấp. Nếu có trường hợp ngược lại, số người nhóm cao lại chọn nhiều hơn, ta phải đọc lại câu nhiễu này, xem xét về ngữ nghĩa và các dấu hiệu chứa đựng trong nó, có làm cho câu này thực sự là sai không. Khi cần thiết ta phải so sánh nó với câu được gọi là đáp án đúng.
Một số tiêu chuẩn để chọn được câu trắc nghiệm tốt:
Những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân cách cao hoặc quá thấp là những câu kém cần phải xem xét lại để loại đi hay sửa chữa cho tốt hơn.
Với lựa chọn đúng trong câu trắc nghiệm, số người trả lời đúng trong nhóm cao phải nhiều hơn số người trả lời đúng trong nhóm thấp.
Với lựa chọn sai (mồi nhử), số người trong nhóm cao lựa chọn câu này phải ít hơn số người trong nhóm thấp lựa chọn câu này.