CHƯƠNG 10 KIỂM TRA SẢN XUẤT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 18000 tấn sản phẩm/năm (Trang 76 - 80)

- Phụ trách hệ thống cấp thành phần vi lượng :1 người Tổng số lao động trực tiếp trong 1 ca : 22 ngườ

CHƯƠNG 10 KIỂM TRA SẢN XUẤT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

10.1. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu [13]

Nguyên liệu nhà máy thu mua về phải được kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt tránh việc lãng phí do việc nhập nguyên liệu không đạt yêu cầu.

10.1.1. Kiểm tra chất lượng cám gạo10.1.1.1. Yêu cầu về cảm quan và vệ sinh 10.1.1.1. Yêu cầu về cảm quan và vệ sinh

- Cám gạo phải tươi, có màu đồng nhất, có mùi thơm đặc trưng, không có dấu hiệu mốc, không vón cục hoặc có mùi hôi của cám để lâu.

- Cám gạo không được có ure và các chất độc hại. Dư lượng chất bảo quản và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt mức tối đa cho phép theo qui định hiện hành. Hàm lượng aflatoxin không được vượt quá 100 µg/kg.

10.1.1.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hóa của cám gạo được ghi trong bảng sau:Bảng 10.1: Các chỉ tiêu lý hóa của cám gạo Bảng 10.1: Các chỉ tiêu lý hóa của cám gạo

Chỉ tiêu Cám gạo chưa tách dầu Cám gạo đã tách dầu Hạng 1 Hạng 2

Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

12 12 12

Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn

13 7 14

Hàm lượng chất béo thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn

12 12 2

Hàm lượng chất xơ thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

8 12 10

Hàm lượng tro thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

15 15 16

Hàm lượng tro không tan trong axit Clohydric (cát sạn), tính theo % khối lượng,

không lớn hơn

3 3 3

Hàm lượng aflatoxin tổng số, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

100 100 100

10.1.2. Kiểm tra chất lượng khô dầu10.1.2.1. Yêu cầu về cảm quan và vệ sinh 10.1.2.1. Yêu cầu về cảm quan và vệ sinh

- Khô dầu lạc có dạng mảnh, bánh hoặc dạng bột. Khô dầu lạc có màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng, không có mùi mốc, mùi chua hoặc mùi khác lạ.

- Khô dầu lạc không được có ure và các chất độc hại. Dư lượng chất bảo quản và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt mức tối đa cho phép theo qui định hiện hành. Hàm lượng aflatoxin không được vượt quá 200 µg/kg.

10.1.2.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hóa của khô dầu lạc được ghi trong bảng sau:Bảng 10.2: Các chỉ tiêu lý hóa của khô dầu lạc Bảng 10.2: Các chỉ tiêu lý hóa của khô dầu lạc

Chỉ tiêu Khô dầu lạc nhân Khô dầu lạc

có vỏ Hạng 1 Hạng 2

Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

9 10 10

Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn

45 38 30

Hàm lượng chất béo thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

-Khô dầu lạc ép -Khô dầu lạc chiết ly

8 1,5 9 1,5 9 1,5 Hàm lượng chất xơ thô, tính theo %

khối lượng, không lớn hơn

9 12 22

Hàm lượng tro không tan trong axit Clohydric, tính theo % khối lượng,

không lớn hơn

3 3 3

Hàm lượng aflatoxin tổng số, tính theo µg/kg, không lớn hơn

200 200 200

Sâu mọt và côn trùng, số con/kg Không có

10.1.3. Kiểm tra chất lượng của sắn mảnh10.1.3.1. Chỉ tiêu cảm quan 10.1.3.1. Chỉ tiêu cảm quan

- Màu sắc từ trắng đến trắng ngà, không ố vàng, không có màu mốc đen, có mùi đặc trưng của sắn khô, không có mùi lạ, không có vị đắng, không có mùi hôi, chua, mốc.

- Mảnh vật sắc nhọn không được phép có.

- Sắn khô không được chứa các chất bảo vệ thực vật, các chất chống mọt và các chất độc hại khác, vượt quá mức tối đa cho phép theo qui định hiện hành.

10.1.3.2. Chỉ tiêu chất lượng của sắn khô

Các chỉ tiêu chất lượng của sắn khô được qui định tại bảng sau:

Bảng 10.3: Các chỉ tiêu lý hóa của sắn khô

STT Chỉ tiêu Yêu cầu

1 Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

12 2 Tạp chất, tính theo % khối lượng, không

lớn hơn

3

3 Sâu mọt sống Không có

4 Hàm lượng chất xơ thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

5 5 Vi sinh vật có hại: nấm mốc (khuẩn

lạc/g), không lớn hơn

1x103 6 Hàm lượng axit Xyanhydric(HCN), tính

bằng mg/kg, không lớn hơn

100 7 Hàm lượng aflatoxin tổng số, tính theo

µg/kg, không lớn hơn

50

10.1.4. Kiểm tra chất lượng bắp vàng10.1.4.1. Chỉ tiêu cảm quan 10.1.4.1. Chỉ tiêu cảm quan

-Hạt vàng đặc trưng của giống bắp, không có chất độc hại theo qui định hiện hành, không có mùi lạ hay bất cứ mùi gì chứng tỏ bị hư hỏng, mùi mốc, hôi, khét.

10.1.4.2. Chỉ tiêu chất lượng

Các chỉ tiêu chất lượng của bắp mảnh dùng làm thức ăn chăn nuôi được qui định tại bảng sau:

Bảng 10.4: Các chỉ tiêu lý hóa của bắp mảnh

STT Chỉ tiêu Yêu cầu

1 Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 14 2 Tạp chất, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 3

3 Sâu mọt sống Không có

4 Vi sinh vật có hại: nấm mốc (khuẩn lạc/g), không lớn hơn 1x103 5 Hàm lượng aflatoxin tổng số, tính theo µg/kg, không lớn hơn 100

10.1.5. Kiểm tra chất lượng bột cá10.1.5.1. Chỉ tiêu cảm quan và vệ sinh 10.1.5.1. Chỉ tiêu cảm quan và vệ sinh

- Bột cá có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, có mùi thơm đặc trưng của bột cá, không có mùi mốc, mùi hôi hoặc mùi lạ khác.

- Trạng thái bên ngoài tơi, không vón cục, không có sâu mọt, không mốc, không lẫn vật lạ.

- Độ mịn: bột cá phải lọt sàng có đường kính mắt sàng 3 mm, cho phép phần còn lại trên sàng không vượt quá 5%.

- Bột cá không được chứa Samonella, E.Coli, các độc tố nấm mốc và các chất độc hại. Dư lượng chất bảo quản và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa cho phép theo qui định hiện hành.

10.1.5.2. Chỉ tiêu lý hóa

Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hóa của bột cá được qui định trong bảng sau:

Bảng 10.5: Các chỉ tiêu hóa lý của bột cá

Chỉ tiêu Hạng

Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3

Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 10 10 10 Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng,

không lớn hơn 60 50 40

Hàm lượngchất béo, tính theo % khối lượng,

không lớn hơn 8 10 12

Hàm lượng muối natriclorua, tính theo % khối

Hàm lượng tro không tan trong axit Clohydric,

tính theo % khối lượng, không lớn hơn 2 2,5 3

Mảnh vật sắc nhọn Không có

Hàm lượng ni tơ bay hơi tổng số, tính theo

mg/100g, không lớn hơn 150 250 350

10.1.6. Kiểm tra chất lượng khoáng, vitamin, rỉ đường

- Khoáng, vitamin phải được đóng trong bao bì có ghi xuất xứ, thành phần, thời hạn sử dụng một cách rõ ràng.

- Rỉ đường có màu sắc vàng sáng hoặc vàng sẫm, bảo quản nơi khô ráo, tránh nhiễm khuẩn hạn chế sự lên men lactic.

10.2. Kiểm tra các công đoạn sản xuất

- Chủ yếu kiểm tra về mức độ nghiền của nguyên liệu và độ đồng đều của thức ăn sau khi phối trộn.

- Từ mức độ nghiền của bột nghiền ta điều chỉnh khe nghiền cho thích hợp để kích thước bột đạt yêu cầu tỷ lệ hạt nằm trên sàng φ 2mm không quá 5% và lọt sàng φ5mm là 100%.

10.3. Đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp10.3.1. Thức ăn hỗn hợp 10.3.1. Thức ăn hỗn hợp

- Không có vị đắng.

- Không bị mốc, có màu sắc tương tự với các nguyên liệu chính trong thực đơn. - Hạt nhỏ mịn, đồng đều.

- Độ ẩm không vượt quá 14%.

- Tỷ lệ tạp chất cơ học (đất, cát, sỏi, kim loại…) không vượt quá 1%. - Sâu mọt không quá 20 con trong 1 tấn thức ăn hỗn hợp.

- Yêu cầu viên thức ăn có độ ẩm < 13% và kích thước của viên thức ăn là 2mm.

10.3.2. Giá trị dinh dưỡng

- Công thức (thực đơn) của thức ăn hỗn hợp phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi theo loại giống, giai đoạn phát triển.

- Thực đơn phải qua các bước thí nghiệm nhỏ, vừa, lớn trước khi đưa vào sản xuất. - Thức ăn hỗn hợp phải để được lâu mà không bị hỏng, bảo quản mà không thay đổi chất lượng.

- Thức ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho vật nuôi.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 18000 tấn sản phẩm/năm (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w