Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong một số ngân hàng tại Thành phố Hồ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng quốc tế VIB (Trang 40)

Thành phố Hồ Chí Minh:

Chúng ta đã có quá nhiều bài học từ thực tế về những tổn thất từ hoạt động tín dụng có nguyên nhân từ việc quản trị rủi ro chưa hiệu quả. Năm 2012 được đánh giá là năm đã xảy ra nhiều vụ án đình đám mà tội phạm nhắm vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Rất nhiều vụ án rút ruột ngân hàng cả ngàn tỉ đồng giống như "bom tấn" dội xuống làm kinh thiên động địa khiến cho dư luận bất an...

Điển hình là vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ Việt Nam đồng xảy ra tại VietinBank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam. Đây là một trong những vụ án kinh tế lớn nhất tại Việt Nam trong lịch sử hiện đại, với 23 bị cáo, và 47 luật sư bảo vệ cho bị cáo cũng như nguyên cáo. Nếu xét về số tiền thiệt hại, tuy không bằng Vụ án EPCO - Minh Phụng, nhưng mức độ thiệt

1Theo Đề án thành lập Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam cũng vừa được Thủ tướng phê duyệt thì Công ty Quản lý Tài sản được thành lập với tư cách công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Đây là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (500 tỷ đồng).

5 điều kiện mua nợ xấu:

1- Các khoản nợ xấu (bằng VND hoặc ngoại tệ) của tổ chức tín dụng Việt Nam, bao gồm nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2- Các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm, trước hết tập trung xử lý các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản, bao gồm cả tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là bất động sản.

3- Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ. 4- Khách hàng vay còn tồn tại.

5- Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Công ty Quản lý Tài sản mua các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.

hại thực tế thì lại là lớn nhất trừ trước đến nay (nguy cơ mất trắng 3.300 tỷ). Thời gian phạm tội kéo dài từ năm 2007 đến thời điểm khởi tố (tháng 9.2011). Tổng số tiền các đối tượng đã huy động trong vụ án này lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên là Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP.HCM, Quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân. Các ngân hàng bị lừa là Ngân Hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng ACB, Ngân hàng Nam Việt và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB), Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng. Công ty cổ phần chứng khoán SaigonBank - Berjaya (viết tắt là SBBS)bị gạt 210 tỷ đồng.

Một trong những lý do Huyền Như có khả năng huy động một lượng tiền lớn như vậy vì: Trong vòng 18 tháng, từ tháng 5-2010 đến tháng 11-2011 một số ngân hàng đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng khác với lãi suất cao hơn quy định. Theo cơ quan điều tra, ở ACB con số ủy thác là 36 ngàn tỷ đồng vào 29 ngân hàng khác. Thời điểm đó chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu guồng quay nhanh, mặt bằng lãi suất được nâng lên qua việc tăng dần trần lãi suất huy động. Những ngân hàng yếu kém ngay lập tức gặp vấn đề thanh khoản và khi kênh liên ngân hàng trục trặc do yêu cầu của người cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp (thường là vàng, ngoại tệ), huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp là con đường duy nhất để “chữa cháy” thanh khoản bấy giờ. Trần lãi suất huy động đã bị xé rào trên diện rộng. Ngân hàng lách đủ kiểu để trả cho người gửi tiền mức lãi suất cao hơn trần. Trên các bảng niêm yết lãi suất tiết kiệm của ngân hàng và trong số tiền gửi của người dân, lãi suất là một đường thẳng băng đồng loạt 14%, nhưng thực tế người ta nhận được lãi suất tới 17-19%/năm, thậm chí 20%/năm nếu số tiền lên tới hàng tỉ đồng. Nhiều ngân hàng dư thừa vốn, trong khi các ngân hàng yếu kém rất cần vốn, mà Ngân hàng nhà nước lại áp đặt mức lãi xuất trần. Vì vậy, “kế sách” ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác xuất hiện. Trong vụ vỡ nợ của Huỳnh Thị Huyền Như (Hà Nội), bà Như đã dùng các công ty “sân sau”... để ký hợp đồng uỷ thác đầu tư nhằm huy động vốn, sau đó lại chuyển toàn bộ số tiền về

doanh nghiệp của bà Như (doanh nghiệp nhận vốn đầu tư). Với hình thức hợp đồng uỷ thác đầu tư và kẽ hở của các ngân hàng đã giúp bà Như huy động lên tới hàng ngàn tỉ đồng rồi chiếm đoạt. Hậu quả là các nhà đầu tư trót giao vốn uỷ thác đầu tư trắng tay. Trong vụ án Huyền Như, ACB đã gửi vào chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM của Ngân hàng Công Thương 719 tỷ đồng, Ngân hàng Hàng Hải, qua các bước dích dắc, cũng gửi vào chi nhánh Vietinbank Nhà Bè 2.500 tỷ đồng, Ngân hàng Nam Việt gửi 1.500 tỷ đồng, Ngân hàng Tiên Phong (TienPhongBank) gửi 1.860 tỷ đồng.

Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất yếu và luôn tạo ra những tổn thất lớn cho NHTM cả về tài sản và uy tín. Vì vậy, hạn chế rủi ro tín dụng là mục tiêu hàng đầu của các NHTM. Mặc dù có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng nhưng hệ thống NHTM vẫn bị chao đảo trước những tình huống bất ngớ. Trước tình hình này, các NHTM cũng đã có những biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra, cụ thể là đã có những thay đổi cơ bản trong hệ thống tín dụn :

Thứ nhất, các NHTM đã có sự tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Thứ hai, họ đã tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng, quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng vay vốn: tư cách/phương án vay/hiệu quả kinh doanh/mục đích vay/dòng tiền và khả năng trả nợ/khả năng kiểm soát khoản vay/năng lực quản trị và điều hành/thực trạng tài chính … của khách hàng vay vốn. Chính vì trước đây rất nhiều NHTM không chú trọng đến các nguyên tắc tín dụng này, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay mà chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp ;vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu rất cao.

Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng để quyết định cho vay.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng theo cấp bậc, theo đó họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức phán quyết tăng dần của 01 người, 01 nhóm người hoặc cả HĐQT.

Thứ năm, giám sát các khoản vay, cụ thể : sau khi cho vay, các NHTM rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có những biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Lĩnh vực hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn đang phát triển như hiện nay thì sự mở rộng và phát triển lĩnh vực ngân hàng này là điều cần thiết và đáng quan tâm. Ngân hàng thương mại-một định chế tài chính trung gian với nhiệm vụ quan trọng là điều tiết nguồn vốn của nền kinh tế, tạo sự cân bằng vốn để xã hội phát triển một cách đồng đều. Tuy nhiên, tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng chứa đựng nhiều rủi ro mà quan trọng nhất là rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng, một trong những rủi ro nguy hiểm dẫn đến phá sản của ngân hàng. Do đó, việc quản trị rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra, nâng cao uy tín hoạt động của các NHTM trên thương trường là việc làm quan trọng và cần thiết của các nhà quản trị. Trong chương 1 của luận văn, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài làm nền tảng để phát triển những nội dung tiếp theo.

Chương 2:

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB

2.1 Sơ lược về Ngân hàng VIB: Là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam,

VIB đang nỗ lực để trở thành: Ngân hàng luôn sáng tạo và hướng tới khách hàng

nhất tại Việt Nam.

2.1.1 Quá trình phát triển của Ngân hàng VIB:

- Ngày 18/9/1996, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên.

- Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội.

- Năm 2006: triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng, tăng vốn điều lệ lên hơn 1.000 tỷ đồng, trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ quốc tế Visa và MasterCard. Sau đó thành lập Trung tâm thẻ VIB, phát hành độc lập thẻ ghi nợ nội địa VIB Values và được nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ATM của Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động

- Năm 2007: tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn như Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Tổng Công ty Tài chính Dầu khí. …; Lúc này mạng lưới kinh doanh đạt 82 đơn vị, được xếp hạng 3 trong 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

- Năm 2008: được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008”; Triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thương hiệu –

Interbrand; Cũng trong năm này VIB khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội đồng thời ra mắt dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB 4U, phát hành thẻ tín dụng VIB Chip MasterCard, thành lập Khối Công nghệ ngân hàng với quyết tâm đưa VIB trở thành ngân hàng có công nghệ hiện đại nhất trên thị trường.

- Năm 2009: ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA), chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới và tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009-2013 với mục tiêu đến năm 2013 sẽ trở thành ngân hàng hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam và triển khai nhiều dự án lược phục vụ chiến lược kinh doanh mới như: dự án thiết kế không gian bán lẻ, dự án phát triển hệ thống quản trị nhân sự và hiệu quả công việc, dự án chiến lược công nghệ, chương trình chuyển đổi Hệ thống chi nhánh….

- Năm 2010: Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15% tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng. VIB tiếp tục triển khai các dự án quan trọng phục vụ chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 – 2013 của ngân hàng. Lúc này mạng lưới kinh doanh đạt trên 130 đơn vị tại 27 tỉnh, thành trên cả nước.

- Giai đoạn 2008-2012 ghi dấu một bước phát triển quan trọng của VIB, với việc Commonwealth Bank of Australia (CBA)– một ngân hàng có trên 100 năm kinh nghiệm, là một tổ chức tài chính hàng đầu tại Úc, đồng thời, là 1 trong 20 ngân hàng an toàn nhất thế giới và hiện đứng trong nhóm 10 ngân hàng lớn nhất toàn cầu về giá trị vốn hóa thị trường đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu 20%, ngoài việc nâng cao năng lực vốn, hai bên còn đạt được thỏa thuận chuyển giao năng lực (CTP) trị giá 25 triệu USD trong 5 năm tạo điều kiện cho VIB nâng cao hơn nữa năng lực điều hành và kinh doanh, quản lý rủi ro và tăng cường sức mạnh cạnh tranh

2.1.2 Kết uả hoạt động kinh doanh của VIB:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đạt được của VIB tính đến cuối năm 2012

Hạng mục 2012 So với năm

2008

Tổng tài sản 65.023 tỷ đồng 87%

Huy động vốn 40.062 tỷ đồng 64 %

Dự nợ 33.887 tỷ đồng 71%

Lợi nhuận trước thuế 701 tỷ đồng 205%

Trích quỹ dự phòng rủi ro 744 tỷ đồng 10 lần

Tỷ lệ an toàn vốn 19,43%

Nợ xấu <3%

SL CN/PGD Gần 160 50%

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo rủi ro tín dụng của VIB)

Nhìn tổng thể, giai đoạn 5 năm vừa qua đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ của VIB trên nhiều chỉ số cơ bản: Tổng tài sản đạt 65,023 tỷ đồng tăng 87% so với năm 2008; Huy động vốn đạt 40,062 tỷ đồng tăng 64% so với năm 2008; Dư nợ đạt 33, 887 tỷ đồng tăng 71%; Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 205% so với năm 2008; Nợ xấu luôn ở dưới mức 3% theo quy định của NHNN. Với chính sách tăng trưởng thận trọng và an toàn, tỷ lệ an toàn vốn luôn ở mức cao từ 10% đến gần 20% (năm 2012, tỷ lệ 19,43% cao hơn so với quy định của NHNN là 10,4%), trong đó trích dự phòng rủi ro tín dụng là 744 tỷ đồng tăng 10 lần so với năm 2008.

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo rủi ro tín dụng của VIB)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tình hình dư nợ, huy động, và tổng tài sản của VIB từ 2008-2012

Quá trình tăng trưởng liên tục để mở rộng thị phần và phục vụ được nhiều khách hàng hơn với chất lượng cao hơn đòi hỏi một nhu cầu lớn về vốn để tăng cường khả năng đáp ứng cho khách hàng mà vẫn đảm bảo hệ số an toàn hoạt động theo như quy định của NHNN. Việc đảm bảo nhu cầu vốn là một thách thức lớn tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Từ năm 2008 đến nay, VIB đã quản trị tốt và mở rộng được quan hệ với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng mức vốn chủ sở hữu của ngân hàng từ 2.293 tỷ đồng lên 8.371 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2008 đến hết 2012.

VIB cơ cấu sử dụng vốn hợp lý, phù hợp với cơ cấu huy động vốn, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. VIB luôn duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức trên 14%, riêng năm 2012 là 19,43% và cao hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 3%; trích quỹ rủi ro tín dụng là 744 tỷ đồng, tăng 10 lần so với năm 2008.

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB: 2.2.1 Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng: 2.2.1 Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng:

Mô hình Quản trị rủi ro tín dụng của VIB tuân thủ nguyên tắc độc lập giữa các khâu thẩm định, quyết định cấp tín dụng và kiểm tra giám sát. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung của VIB được tổ chức tương đối hợp lý, khoa học tuân theo các chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại, đã giúp VIB đạt được đồng thời cả hai mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng.

2.2.1.1 Bộ máy Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB: Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng Quản trị VIB có trách nhiệm chung trong việc thiết lập và giám sát khung

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng quốc tế VIB (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)