Các đặc trưng về lũ.

Một phần của tài liệu Tính toán dòng chảy lũ và điều tiết hồ chứa Nước Trong – sông Trà Khúc – Quảng Ngãi (Trang 35 - 36)

Các đặc trưng chủ yếu của một trận lũ bao gồm:

- Lưu lượng đỉnh lũ: Qmax( m3/s);

- Tổng lượng lũ: Wmax(m3 );

- Hình dạng đường quá trìn lũ Q~t.

a. Đường quá trình lũ là đường biểu thị sự thay đổi lưu lượng theo thời gian

của một trận lũ (Qt ~t), bao gồm hai nhánh nước lên và nhánh nước xuống. Tương ứng với sự thay đổi lưu lượng là quá trình biến đổi mực nước trong sông gọi là quá trình mực nước lũ

b. Tổng lượng lũ Wmax: Tổng lượng lũ là tổng lượng dòng chảy sinh ra của toàn trận lũ ∫ = 2 1 max t t Qdt W

Trong đó Q là lưu lượng tại các thời điểm khác nhau của quá trình lũ.

c. Đỉnh lũ ký hiệu là Qmax: là giá trị lớn nhất của một trận lũ.

Ngoài ra người ta còn dùng một số đặc trưng: Cường suất lũ, thời gian lũ, thời gian lũ lên, thời gian lũ xuống, và các hệ số hình dạng.

- Cường suất lũ: là sự biến thiên của lưu lượng hoặc mực nước lũ trong một đơn vị thời gian. Gradien về mực nước (dH/dt) gọi là cường suất mực nước lũ. Tương tự ta có cường suất lưu lượng lũ (dQ/dt). Dạng sai phân của cường suất lũ (∆H/∆t hoặc ∆Q/∆t) gọi là cường suất lũ bình quân trong thời đoạn ∆t. Trong một quá trình lũ, cường suất lũ biến đổi theo thời gian, cường suất lũ lên thường lớn hơn cường suất lũ xuống.

- Thời gian lũ ký hiệu T (giờ, ngày): Thời gian lũ là khoảng thời gian kể từ thời điểm bắt đầu có lũ t1 đến khi kết thúc lũ t2.

- Thời gian lũ lên (ký hiệu TL) là thời gian kể từ khi bắt đầu của lũ đến thời điểm xuất hiện đỉnh lũ Qmax.

- Thời gian lũ xuống (ký hiệu Tx) là khoảng thời gian kể từ thời điểm xuất hiện đỉnh lũ Qmax đến khi kết thúc lũ. Do đó T=Tl+Tx. Đường quá trình của giai đoạn lũ lên gọi là nhánh lũ lên, còn đường quá trình của giai đoạn lũ xuống gọi là nhánh lũ

xuống.

Một phần của tài liệu Tính toán dòng chảy lũ và điều tiết hồ chứa Nước Trong – sông Trà Khúc – Quảng Ngãi (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w