Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 29 - 47)

Theo kết quả tính toán mục 2.2.2, tổng số phiếu khảo sát là 100 phiếu. Sau khi khảo sát lấy ý kiến người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy, các phiếu khảo sát được sàng lọc. Kết quả thu được 91 phiếu hợp lệ và 9 phiếu không hợp lệ. Trong đó, phiếu hợp lệ là phiếu trả lời đầy đủ các thông tin trong phiếu khảo sát; phiếu không hợp lệ là phiếu trả lời thiếu thông tin yêu cầu, đối tượng không thuộc địa bàn nghiên cứu, điền nhiều hơn các lựa chọn theo quy định, viết thêm các ý kiến không có tính chất xây dựng. Số liệu sau khi xử lý đã được tổng hợp và mô tả một số đặc điểm của người dân, cụ thể như sau:

Giới tính

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của đối tượng phỏng vấn

Hình 3.1 cho thấy, trong số 91 người được hỏi thì có 63 người là nữ(chiếm tỷ lệ 69,2%) và 28 người là nam (chiếm tỷ lệ 30,8%). Điều này phù hợp với tính chất, nội dung của nghiên cứu vì phụ nữ vốn đảm nhận vai trò chủ chốt trong các công việc mua sắm và chi tiêu trong gia đình.

Độ tuổi

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu độ tuổi của người dân

Hình 3.2 cho biết, có 93.4% người được khảo sát nằm trong độ tuổi lao động (từ 18 – 55 tuổi), trong đó có 36.3% người dân trong độ tuổi trung niên và chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nhóm tuổi từ 18 – 35 tuổi (57.1%).

Trình độ học vấn

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của người dân

Hình 3.3 cho thấy, người dân có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 68.1%, có 25.3% người dân ở trình độ phổ thông. Đặc biệt, cuộc khảo sát đã tiếp cận được 6 người dân có trình độ sau đại học. Nhìn chung, trình độ học vấn của người dân trong quá trình khảo sát là khá cao.

Thu nhập

Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân 1 tháng của người dân

Kết quả từ Hình 3.4 cho thấy, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là mức thu nhập từ 4 – dưới 8 triệu với 41.8%, mức thu nhập từ 8 – dưới 15 triệu chiếm tỷ lệ tương đối cao với 26.4%.

Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và phong phú của nguồn thông tin, cuộc khảo sát đã tiếp cận nhiều nhóm nghề nghiệp khác nhau như công nhân lao động, nhân viên văn phòng, giáo viên, sinh viên, nội trợ, người đã nghỉ hưu,...

3.1.2. Đánh giá hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

(i) Nhận thức về môi trường và hành vi tiêu dùng xanh

Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi tiêu dùng hàng ngày của con người. Khi con người nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và hành vi tiêu dùng xanh thì họ sẽ có những hành vi tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Nội dung này sẽ đánh giá nhận thức của người dân về môi trường và hành vi tiêu dùng xanh theo các chỉ tiêu (1) Mức độ đồng ý với những ý kiến về môi trường và bảo vệ môi trường, (2) Mức độ hiểu biết về tiêu dùng xanh, (3) Mức độ hiểu biết về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng xanh.

Mức độ đồng ý với những ý kiến về môi trường và bảo vệ môi trường

Trước tiên, đề tài khảo sát chỉ tiêu mức độ đồng ý với những ý kiến về môi trường và bảo vệ môi trường. Kết quả khảo sát được được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Mức độ đồng ý với những quan điểm về môi trường và bảo vệ môi trường (%)

STT Ý kiến Khôngđồng ý Đồng ý

Không có ý kiến

1 Môi trường đóng vai trò quan trọng trong cuộc

sống con người. 0 92,3 7,7

2 Môi trường hiện nay rất cần được bảo vệ 2,2 92,3 5,5 3 Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi

người. 5,5 86,8 7,7

4 Tiêu dùng tiết kiệm và hiệu quả là một cách để bảo

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, hầu hết các đối tượng được hỏi đều đồng ý với các quan điểm về môi trường và bảo vệ môi trường. Điểm này rất quan trọng trong việc tác động vào các hành vi tiêu dùng của người dân để hướng tới tiêu dùng xanh.

Mức độ hiểu biết về tiêu dùng xanh

Thứ hai, đánh giá mức độ hiểu biết về dùng xanh của người dân thông qua số lượng người được hỏi biết đến tiêu dùng xanh. Kết quả thu về được thể hiện trong Hình 3.5.

Hình 3.5: Mức độ hiểu biết về tiêu dùng xanh

Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 91 người được phỏng vấn, có 47 người (chiếm 51,6%) “không biết” tiêu dùng xanh, chỉ có 44 người “có biết” tiêu dùng xanh. Thực tế điều tra cho thấy, khi nhắc đến tiêu dùng xanh, nhiều người không biết tiêu dùng xanh nhưng họ lại có những hành vi tiêu dùng xanh như sử dụng tiết kiệm điện, nước. Điều này cho thấy khái niệm tiêu dùng xanh vẫn chưa thực sự phổ biến với người dân. Điều đặc biệt, tất cả những người đã biết đến tiêu dùng xanh đều biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ có một vài người biết trong quá trình học tập.

Để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và mức độ hiểu biết về tiêu dùng xanh, đề tài tiến hành hồi quy bằng phương pháp Binary Logistic trong phần mềm SPSS.

Biến phụ thuộc là Biết tiêu dùng xanh (mã hoá BTDX), có hai giá trị là 0 và 1 tương ứng với không biết và có biết.

Các biến độc lập gồm có: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập. Gọi p là xác suất để biến cố “Có biết tiêu dùng xanh” xảy ra. Khi đó, 1-p là xác xuất để biến cố “Không biết tiêu dùng xanh” xảy ra.

Kết quả chạy mô hình hồi quy được thể hiện trong Bảng 3.2

Bảng 3.2: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc BTDX Hệ số tương

quan Sai số tiêuchuẩn P-Value chênh (OR)Tỉ suất

X1 (giới tính) 5.794 1.334 0.000 328

X2 (tuổi) -0.036 0.586 0.951 0.965

X4 (thu nhập) 0.699 0.526 0.184 2.012

Sai số tiêu chuẩn 4.158

P-Value 0.000

Hệ số chặn -18.512

Phương trình hồi quy logistic:

log() = -18.512 + 5.794* X1 -0.036* X2 + 3.666* X3 + 0.699* X4

hay

=

Phân tích kết quả:

Mức xác suất ý nghĩa của mô hình P-Value = 0.000 < 0.05. Điều này chứng tỏ mô hình hồi quy được chọn là phù hợp. Với mức ý nghĩa là 0,05, nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa biến BTDX và các biến độc lập như sau:

P-Value (giới tính) = 0.000 < 0.05 chứng tỏ biến giới tính có quan hệ chặt chẽ với biến BTDX. Dấu dương của hệ số tương quan thể hiện quan hệ tỷ lệ thuận. Khi biến giới tính tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ xác suất có biết/không biết tăng 328 lần (trong điều kiện các biến khác không đổi).

P-Value (tuổi) = 0.788 > 0.05 chứng tỏ biến độ tuổi không có quan hệ chặt chẽ với biến BTDX.

P-Value (học vấn) = 0.000 < 0.05 chứng tỏ biến trình độ học vấn có quan hệ chặt chẽ với biến BTDX. Dấu dương của hệ số tương quan thể hiện quan hệ tỷ lệ thuận. Khi biến học vấn tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ xác suất có biết/không biết tăng 39 lần (trong điều kiện các biến khác không đổi).

P-Value (thu nhập) = 0.399 > 0,05 chứng tỏ biến thu nhập không có quan hệ chặt chẽ với biến BTDX.

Kết luận: có hai biến giới tính và trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc biết đến tiêu dùng xanh.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của giới tính đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh

Có biết Không biết Tổng

Số quan sát Tỷ lệ (%) Số quan sát Tỷ lệ (%)

Nam 3 10.7 25 89.3 100

Nữ 41 65.1 22 34.9 100

Tổng 44 47 91

Hình 3.6: Ảnh hưởng của giới tính đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh

Hình 3.6 cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm đối tượng nam và nữ đối với việc biết đến tiêu dùng xanh. Cụ thể, nhóm đối tượng là nam giới có tỷ lệ người “có biết” tiêu dùng xanh (10.7%) thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ “không biết” (89.3%). Ngược lại, nhóm đối tượng nữ giới có tỷ lệ người “có biết” tiêu dùng xanh (65.1%) cao hơn so với tỷ lệ “không biết” (34.9). Điều này được giải thích do nữ giới là đối tượng quyết định chủ yếu các hành vi tiêu dùng của cá nhân và gia đình.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh

Có biết Không biết Tổng

Số quan sát Tỷ lệ (%) Số quan sát Tỷ lệ (%) Phổ thông 1 4.3 22 95.7 100 Đại học 39 62.9 23 37.1 100 Sau đại học 4 66.7 2 33.3 100 Tổng 44 47 91 (chi tiết ở phụ lục 3, bảng 2)

Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh

Hình 3.7 thể hiện sự khác biệt rõ ràng giữa những nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau đối với việc biết đến tiêu dùng xanh. Cụ thể, nhóm đối tượng ở trình độ đại học và sau đại học có tỷ lệ người “có biết” tiêu dùng xanh cao hơn so với tỷ lệ người “không biết” tiêu dùng xanh, nhưng nhóm đối tượng có trình độ phổ thông lại có tỷ lệ người “có biết” tiêu dùng xanh thấp hơn tỷ lệ người “không biết” tiêu dùng xanh. Điều này được giải thích do những người có trình độ học vấn cao có nhận thức cao về các vấn đề môi trường và tiêu dùng xanh. Hơn nữa, trình độ học vấn cao thì khả năng tiếp cận và tìm hiểu thông tin về tiêu dùng xanh cao hơn, chính xác hơn.

Mức độ hiểu biết của người dân về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng xanh

Kết quả khảo sát được thể hiện trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Mức độ đồng ý với những quan điểm về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng xanh (%)

STT Quan điểm Không

đồng ý Đồng ý

Không có ý kiến

1 Tiêu dùng xanh là tiêu dùng hiệu quả hơn, sử dụng hợp lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thải ra ít chất thải

5,5 50,5 44

2 Tiêu dùng xanh là hành vi tìm kiếm, mua và sử

dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. 2,2 64,8 33 3 Tiêu dùng xanh giúp nâng cao độ an toàn và sức

khoẻ cho người dân và cộng đồng 2,2 81,3 16,5

4 Tiêu dùng xanh giúp giảm thiểu sử dụng năng

lượng và tài nguyên thiên nhiên 3,3 60,4 36,3

5 Tiêu dùng xanh giúp thúc đẩy phát triển các sản

phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn 9,9 41,8 48,4 6 Tiêu dùng xanh giúp tiết kiệm chi phí mua sắm và

sử dụng 40,7 28,6 30,8

7 Tiêu dùng xanh giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ

môi trường 1,1 78 20,9

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy, phần lớn người được hỏi có nhận thức đúng đắn về bản chất và ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh. Chiếm tỷ lệ cao nhất là quan điểm “Tiêu dùng xanh giúp nâng cao độ an toàn và sức khoẻ cho người dân và cộng đồng” với 81,3% người được hỏi đồng ý. Điều này được giải thích do sức khoẻ là vấn đề được quan tâm nhất đối với người tiêu dùng. Kết quả điều tra thực tế cho thấy, người dân cho rằng tiêu dùng xanh giúp tránh được tác động xấu của môi trường, giảm thiểu các chất độc hại trong thực phẩm, nước uống và sự nóng lên của khí hậu.

Quan điểm “Tiêu dùng xanh giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường” có số người đồng ý cao với 78%. Điều này được giải thích do hành vi tiêu dùng xanh sẽ tạo thành lối sống, thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường.

Bảng 3.5 cũng cho thấy, có 64.8% người được hỏi đồng ý với quan điểm “Tiêu dùng xanh là hành vi tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường”. Điều này cho thấy phần lớn người được hỏi có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của tiêu dùng xanh.

Tuy nhiên có tới 40,7% người được hỏi không đồng ý với quan điểm “Tiêu dùng xanh giúp tiết kiệm chi phí mua sắm và sử dụng”. Trên thực tế điều tra cho thấy, người dân cho rằng giá thành của một số sản phẩm thân thiện với môi trường cao hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại (túi sinh thái, bóng đèn led).

Tiếp theo, đối với quan điểm “Tiêu dùng xanh giúp thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn” có tới 48,4% người được hỏi không đưa ra ý kiến do không hiểu về quan điểm này.

Mặt khác, quá trình khảo sát cho thấy phần lớn người được hỏi (51.6%) có câu trả lời là chưa biết đến tiêu dùng xanh. Do đó, những đánh giá của họ đối với những quan điểm về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng xanh chỉ mang tính cảm quan, nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về bản chất và ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh.

(ii) Hành vi sử dụng năng lượng

Tiêu dùng xanh bao gồm cả quá trình mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Do đó mục này sẽ tiến hành tìm hiểu hành vi sử dụng năng lượng của người dân qua các tiêu chí (1) Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị; (2) Hành vi, ý thức tiết kiệm điện của người dân; (3) Mức độ quan trọng của các giải pháp trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng.

Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị

Ý thức của người dân được đánh giá thông qua việc cân nhắc tiêu chí tiết kiệm điện khi mua sắm các thiết bị điện. Kết quả khảo sát được thể hiện trong Hình 3.8.

Hình 3.8: Cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị

Hình 3.8 cho thấy, có 71.4% (65 người) người được hỏi có tính đến yếu tố tiết kiệm điện khi mua các thiết bị điện. Bên cạnh đó, vẫn còn 28.6% (26 người) người được hỏi không tính đến yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị. Nhiều người cho rằng cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện là tốt, nhưng chủ yếu vẫn là ý thức tiết kiệm trong quá trình sử dụng.

Để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện của thiết bị khi mua, đề tài tiến hành hồi quy bằng phương pháp Binary Logistic trong phần mềm SPSS.

Biến phụ thuộc là Yếu tố tiết kiệm điện ( mã hoá TKD), có hai giá trị là 0 và 1 tương ứng với không tính yếu tố tiết kiệm điện và có tính yếu tố tiết kiệm điện.

Gọi p là xác suất để biến cố “Có cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện” xảy ra. Khi đó, 1-p là xác xuất để biến cố “Không cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện” xảy ra.

Kết quả chạy mô hình hồi quy được thể hiện trong Bảng 3.6:

Bảng 3.6: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị

Hệ số tương

quan Sai số tiêuchuẩn P-Value chênh (OR)Tỉ suất

X1 (giới tính) -0.966 1.414 0.495 0.381

X2 (tuổi) 1.451 1.264 0.251 4.266

X3 (học vấn) 7.267 2.096 0.001 1432

X4 (thu nhập) -0.043 0.678 0.95 0.958

Sai số tiêu chuẩn 5.085

P-Value 0.000

Hệ số chặn -11.773

Phương trình hồi quy logistic:

log() = -11.773 – 0.966* X1 + 1.451* X2 + 7.267* X3 - 0.043* X4

hay

=

Phân tích kết quả:

Mức xác suất ý nghĩa của mô hình P-Value = 0.021 < 0.05. Điều này chứng tỏ mô hình hồi quy được chọn là phù hợp. Với mức ý nghĩa là 0,05, nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa biến TKD và các biến độc lập như sau:

P-Value (giới tính) = 0.495 > 0.05 chứng tỏ biến giới tính không có quan hệ chặt chẽ với biến TKD. Việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị không có sự khác nhau giữa nam và nữ.

P-Value (tuổi) = 0.251 > 0.05 chứng tỏ biến độ tuổi không có quan hệ chặt chẽ với biến TKD. Việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị không có sự khác nhau giữa các đối tượng có tuổi khác nhau.

P-Value (học vấn) = 0.001 < 0.05 chứng tỏ biến trình độ học vấn có quan hệ chặt chẽ với biến TKD. Dấu dương của hệ số tương quan thể hiện quan hệ tỷ lệ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 29 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w