- Mục đích: thu thập các thông tin về thực trạng hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương thức tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp người dân và phỏng vấn qua bảng hỏi
Đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu cho 2 đối tượng: + 01 mẫu phiếu cho người dân
Quá trình khảo sát được thực hiện qua hai bước chính là khảo sát thử nghiệm và khảo sát chính thức. Bước khảo sát thử nghiệm nhằm mục đích tạo cơ sở để điều chỉnh phiếu khảo sát cho phù hợp với nội dung và đối tượng điều tra (số lượng phiếu khảo sát thử là 10 phiếu). Mẫu phiếu khảo sát thử nghiệm được trình bày ở Phụ lục 1.
Sau bước khảo sát thử nghiệm, đề tài điều chỉnh phiếu khảo sát và tiến hành điều tra chính thức. Mẫu phiếu khảo sát chính thức được được trình bày ở Phụ lục
thác các thông tin liên quan đến đối tượng được hỏi như tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập bình quân; Phần B (Nội dung phỏng vấn) gồm 12 câu hỏi tập trung cho 4 nhóm chỉ tiêu cần điều tra là Nhận thức về môi trường và hành vi tiêu dùng xanh, sử dụng năng lượng, sử dụng nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ 01 mẫu phiếu cho các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường ( điều tra 11 phiếu)
Mẫu phiếu chi tiết được trình bày ở Phụ lục 2. Nội dung phiếu gồm hai phần: Phần A (Thông tin chung) nhằm thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng được hỏi như tên, tuổi, trình độ học vấn, chức vụ, đơn vị công tác; Phần B (Nội dung phỏng vấn) bao gồm các câu hỏi đóng và bán cấu trúc nhằm mục đích thu thập các ý kiến về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng xanh, những rào cản đối với tiêu dùng xanh hiện này và tầm quan trọng của một số giải pháp khuyến khích người dân thực hiện tiêu dùng xanh, đồng thời kiến nghị đưa ra một vài giải pháp cụ thể để khuyến khích người dân hướng đến tiêu dùng xanh.
- Số lượng phiếu người dân: tính theo công thức của Yamane (1967- 1986)
n =
Trong đó:
n: Số lượng phiếu cần xác định cho nghiên cứu điều tra.
N: là tổng số mẫu hay chính là tổng số người dân ở mỗi phường nghiên cứu. e: sai số kỳ vọng (thường từ 1% đến 10%)
Với cấp độ là đề tài cá nhân, bị hạn chế về kinh phí cũng như nhân lực, do vậy đề tài chọn sai số kỳ vọng là 10%. Áp dụng công thức trên, ta tính được số lượng phiếu cần khảo sát ở mỗi phường như sau:
Bảng 2.1: Số lượng phiếu cần khảo sát
STT Phường Năm 2016 dân số (%)Phần trăm Số lượng phiếu
1 Phường Yên Hoà 27.093 23.4 23
2 Phường Trung Hoà 25.091 21.6 22
3 Phường Mai Dịch 33.365 28.8 29
4 Phường Dịch Vọng 16.178 14.0 14
5 Phường Dịch Vọng Hậu 14.237 12.2 12
- Cách chọn mẫu điều tra: điều tra ngẫu nhiên người dân trên địa bàn 5 phường nghiên cứu.