Sau một năm Luật Canh tranh có hiệu lực, theo số liệu điều tra của Cục Quản Lý Canh Tranh, Đinh Thị Mỹ

Một phần của tài liệu Pháp luật chống ỉạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tại thị trường việt nam (Trang 72 - 73)

Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội

Bán lè Việt Nam,

http://ncws.vibonlmc.com.vn/Homc/xdpl/2009/10/51 ló.aspx, truy cập ngày 5/10/2009.

Pháp luật chống ỉạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh

______________________________tranh tại Việt Nam______________________________ Trong một thị trường luôn luôn chuyển động, các hành vi phản cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp lớn ngày càng tinh vi, thì các doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ mình là điều trước khi cơ quan nhả nước vào cuộc. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, dù Luật Canh tranh đã ra đời vào những năm 2004 nhưng đến nay sự hiểu biết của các doanh nghiệp về nó là rất hạn chế. Với một đạo luật có vai trò rất lớn trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang từng bước hình thành, nhưng con số 70% doanh nghiệp Việt Nam không hề biết có sự tồn tại của đạo luật này là điều đáng ngạc nhiên, dù biết cũng chưa thật sự hiểu rõ về nó72. Lý do cho tình trạng trên là đa số các doanh nghiệp nhỏ của chúng ta thiếu chuyên gia có kiến thức về luật, không quan tâm đến vấn đề tìm hiểu pháp luật. Khi có hành vi vi phạm xảy ra doanh nghiệp ít tự bảo vệ được cho mình, cũng như không phối họp với Cục quản lý Cạnh tranh điều tra vụ việc. Thực tế cũng xảy ra nhiều vụ việc hạn chế cạnh tranh như: vụ Hiệp hội Thép ra nghị quyết ấn định giá bán, vụ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất nâng mức phí bảo hiểm cho tất cả các đối tượng khách hàng, vụ doanh nghiệp cấu kết nâng giá thị trường thuốc tân dược, sữa...nhưng chỉ mới xử lý một vụ của Vinapco và Jestar Paciíĩc Airlines như đã phân tích ở trên. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, vì họ chưa nhận thức đúng nên tâm lý của doanh nghiệp là ngại va chạm, ngại tham gia vào các vấn đề pháp lý, dẫn đến việc Luật Cạnh tranh không được sử dụng hiệu quả để bảo vệ các doanh nghiệp. Còn một trở ngại nữa khiến doanh nghiệp không khởi kiện mặc dù có thể biết doanh nghiệp khác đang vi phạm pháp luật cạnh tranh, đó là, phí khởi kiện cho một vụ việc hạn chế cạnh tranh là 100 triệu đồng đây là một con số tương đối lớn đối với một doanh nghiệp nhỏ. Nếu thắng kiện có thể họ sẽ mất đối tác làm ăn đang có quyền lực thị trường. Vì thế, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp để có thể bảo vệ mình trước sự hội nhập vào kinh tế quốc tế.

Như đã nêu, có thể độc quyền được hình thành bằng con đường bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ. Nhưng sự bảo hộ này có thể gây ra những khó khăn nhất định cho thị trường cạnh tranh. Mặc dù, Luật Cạnh tranh 2004 đã có những quy định để hạn chế quyền sử dụng độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP nhưng chỉ là một góc độ hẹp nhất định. Ta có thể tham khảo pháp luật cạnh tranh Canada để tìm hiểu thêm những khó khăn của thị trường và cách giải quyết để làm kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nước ta.

Một phần của tài liệu Pháp luật chống ỉạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tại thị trường việt nam (Trang 72 - 73)