Những điểm tiến bộ của Luật thi hành án hình sự về thi hành hình phạt tử

Một phần của tài liệu Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 34 - 52)

hình phạt

tử hình

Thi hành án là giai đoạn cuối cùng của một quá trinh tố tụng khi giải quyết vụ án, là kết quả của toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, và xét xử. Một bản án tử hình xác định người phạm tội có tội và đưa ra áp dụng hình phạt tử hình đối

Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

Công tác thi hành án hình sự là công tác đặc biệt quan trọng không chỉ liên quan đến vấn về phòng ngừa xã hội mà còn liên quan đến tính mạng con người. Nhưng với những quy định trước đây có những hạn chế, và cần phải có sự ra đời của Luật thi hành án hình sự. Luật thi hành án hình sự có những quy định tiến bộ mà những văn bản trước đây không quy định.

- về Hội đồng thi hành án tử hình, Luật quy định cụ thể hơn về quyết định

thành lập Hội đồng cũng như quyền hạn và ữách nhiệm trong công tác thi hành án tử hình. Và đặc biệt có quy định quyền hạn trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng mà các văn bản trước đây không quy định. Hội đồng thi hành án tử hình đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình thi hành án. Tuy nhiên BLTTHS lại quy định không cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng. Luật thi hành án hình sự đã quy định cụ thể Hội đồng thi hành án có quyền hạn như thế nào và trách nhiệm ra sao (khoản 2 điều 56 Luật thi hành án hình sự), không chỉ quy định quyền hạn và trách nhiệm chung của Hội đồng mà Luật còn quy định quyền hạn cụ thể của Chủ tịch Hội đồng.

- về hình thức thi hành án tử hình, Quốc hội đã đổi hình thức tử hình từ xử

bắn sang tiêm thuốc độc. Hình thức xử bắn được thi hành trong nhiều năm qua, nhưng do xu hướng chung của thế giới là áp dụng nguyên tác nhân đạo đối với người bị kết án tử hình dù trước đây họ có gây tội ác như thế nào thì là một con người họ vẫn được đối xử nhân đạo, và do trong nhiều năm áp dụng hình thức xử bắn đã bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế như pháp trường, tâm lý người bị thi hành án, cũng như người tham gia công tác thi hành án. Do đó, trong lần ban hành Luật thi hành án hình sự, Quốc hội đã quy định hình thức thi hành án tử hình ở nước ta là hình thức tiệm thuốc độc, hình thức này ít tạo sự đau đớn về thể xác cũng như tinh thần của người phải chấp hành án, người có trách nhiệm thi hành cũng giảm bớt vấn đề về tâm lý hơn khi nhìn thấy sự đau đớn của tử tù khi họ thi hành án.

- Và đểm tiến bộ có thể thấy là nhân đạo nhất của Nhà nước đối với người bị kết án cũng như người thân của họ là quy định cho người thân người bị kết án xin nhận tử thi người bị kết án về chôn cất, và xin nhận hài cốt sau 3 năm thi hành khi họ không được nhận tử thi về chôn cất. Vì nhiều lý do khác nhau như môi trường, an ninh quốc phòng, ữật tự xã hội, nên Nhà nước ta không quy định cho thân nhân được nhận tử thi cũng như hài cốt của người phải chấp hành án. Nhưng đến giai đoạn hiện tại, việc không quy định cho nhận tử thi và hài cốt người phải chấp hành án không còn phù họp nữa. Qua nhiều năm công tác thi hành án tử hình, Nhà nước ta nhận thấy việc quản lý xác tử tội gặp nhiều khó khăn do người

thân của người bị kết án tìm cách lấy trộm xác sau khi xác tử tội được chôn tại pháp trường, làm cho công tác quản lý xác phạm nhân không được thực hiện triệt để. Và hiện tại vì xu thế chung của thế giới là nhân đạo với con người nên việc cho nhận xác là một ữong những biện pháp nhân đạo của Nhà nước đối với tử tù và thân nhân của họ, tuy nhiên việc cho nhận xác này vẫn phải đảm bảo về môi trường, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng.

Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 3

TỒN TẠI CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH sự VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH

HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

3.1. Tồn tại của Luật thi hành án hình sự về vấn đề thi hành hình

phạt tử

hình

Thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tử hình nói riêng liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xác định thi hành hình phạt tử hình là công tác lớn, quan trọng nên Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động này như: BLTTHS 2003, Nghị quyết số 02/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007, của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “thi hành bản án và quyết định của tòa án” của Bộ luật tố tụng hình sự. Trên cơ sở pháp lý đó, trong thời gian qua hoạt động thi hành hình phạt tử hình đã được tổ chức, thực hiện bảo đảm sự nghiêm minh, nhân đạo, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của thực tiễn, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật về thi hành hình phạt tử hình đã bộc lộ những hạn chế, nhiều quy định không còn phù hợp. Những tồn tại, hạn chế của pháp luật làm cho hoạt động thi hành hình phạt tử hình gặp nhiều bất cập, vướng mắc. Tình hình nêu trên đặt ra yêu cầu hoàn thiện một bước pháp luật về thi hành án hình sự cũng như thi hành hình phạt tử hình, theo đó việc xây dựng, ban hành Luật thi hành án hình sự để điều chỉnh toàn diện về tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự là rất cần thiết. Thực hiện Nghị quyết số 27/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khoá XII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007 - 2011), Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng dự án Luật thi hành án hình sự theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp

Nhìn chung, Luật thi hành án hình sự đã quy định khá đầy đủ về các vấn đề của thi hành hình phạt tử hình như nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi hành án, trình tự thủ tục thi hành hình phạt tử hình quy định chặt chẽ hơn, thay đổi hình thức thi hành án nhân đạo hơn đối với tử tù cũng như đối với người làm công tác nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, Nhà nước phát huy tinh thần nhân đạo đối với người bị kết án đã quy định cho thân nhân nhận xác và hài cốt của họ.

Tuy nhiên, việc thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tử hình là công việc khó khăn phức tạp, đặc biệt là công tác thi hành án tử hình vì tính chất nghiêm trọng của sự việc, nên những quy định của nhà nước có thể vướng phải những hạn chế, trong đó Luật thi hành án hình sự cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những điểm tiến bộ, Luật thi hành án hình sự có những điểm hạn chế sau:

Thứ nhất, về các trường hợp hoãn thi hành án.

- Theo điểm b khoản 1 điều 58, Trường họp phải hoãn do lý do bất khả kháng. Như thế nào là lý do bất khả kháng luật không có quy định. Ở đây, phải quy định chi tiết và cụ thể về vấn đề này, nếu không sẽ tạo một kẽ hở lớn của luật, tạo nên tiêu cực trong thi hành án, những người thi hành án có thể bị người thân của người bị kết án mua chuộc để kéo dài sự sống cho người bị kết án. Con người luôn có ý chí sinh tồn, luôn cầu sự sống, nên họ làm mọi cách để được sinh tồn. Luật không quy định, để hoãn thi hành án phải có lý do bất khả kháng mà như thế nào là lý do bất khả kháng. Nếu không quy định rõ ràng thì bất kì một lý do nào cũng có thể áp dụng trong trường hợp này để người bị kết án không phải thi hành án. Từ đó việc thi hành án bị chậm trễ kéo theo hàng loạt vấn đề như: số tử tù chưa bị chấp hành án gia tăng làm cho các trại giam quá tải, rồi mục đích răn đe trừng trị tội phạm không còn, dẫn đến việc người dân có thể xem thường pháp luật, trật tự xã hội không ổn định.

- Theo khoản 4 điều 58, chỉ quy định trình tự thực hiện hoãn thi hành án khi không người chấp hành án không đủ điều kiện để chấp hành án (Trường họp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58). Quy trình thực hiện theo quy định của BLTTHS. Mà không quy định 2 trường hợp còn lại phải thực hiện như thế nào, khi có lý do hoãn xảy ra thì Chủ tịch hội đồng phải làm gì, người chấp hành án được xử lý như thế nào, quy trình hoãn thi hành được thực hiện như thế nào

Thứ hai, Luật thi hành án hình sự đã phát huy nguyên tắc nhân đạo mà Nhà nước ta luôn hướng tới bằng cách cho thân nhân người bị kết án nhận tử thi của

Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

người bị kết án đem về chôn cất khi thỏa các điều kiện là bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, và được nhận hài cốt sau 3 năm nếu không được nhân tử thi về mai táng. Nhưng Nhà nước lại không quy định việc tử tù hiến xác hoặc bộ phận cơ thể cho y học, việc cho tử tù hiến xác là việc làm nhân đạo đối với tử từ khi họ có nguyện vọng cuối cùng là hiến xác hoặc bộ phận cơ thể để cứu người nhằm chuộc lại lỗi lầm của họ đã gây ra. Việc cho hiến xác hay bộ phận cơ thể đã được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng, Nhà nước ta cũng nên xem xét cho tử tù được hiến xác để cứu người.

Ngoài những hạn chế trên, Luật thi hành án hình sự còn một số vấn đề chưa quy định cụ thể, cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành về những vấn đề này như: về hình thức thi hành án là tiêm thuốc độc, Quốc hội giao cho Chính phủ quy định quy trình thực hiện, cần có quy định sớm về vấn đề này, vì tiêm thuốc độc là hình thức mới được áp dụng nên cần phải có thời gian chuẩn bị cụ thể, và thời gian áp dụng hình thức này sắp đến còn chỉ hơn 2 tháng.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành hình phạt tử hình

Có thể nói trong giai đoạn hiện nay việc duy trì hình phạt tử hình ở Việt Nam là cần thiết, tình hình kinh tế xã hội của nước ta yêu cầu cần phải có hình phạt tử hình bảo vệ trật tự xã hội, an ninh quốc gia, ngăn ngừa phòng chống các thế lực chống phá Nhà nước ta.

Để mục đích ngăn ngừa, trừng trị tội phạm của hình phạt tử hình đạt được hiệu quả thì trước hết cần đảm bảo bản án tử hình do Tòa án quyết định phải được đưa ra thi hành và công tác thi hành án tử hình phải đảm bảo sao có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả ngăn ngừa tội phạm. Đe đảm bảo công tác thi hành hình phạt tử hình đạt được hiệu quả cần phải có những giải pháp thích họp từ những giải pháp hoàn thiện pháp luật đến những giải pháp hoàn thiện công tác thi hành án tử hình.

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự về phần thi hành hình phạt tử hình

Tử hình là hình phạt đăc biệt nhằm tước bỏ quyền sống của người phạm tội. Việc thi hành bản án tử hình cũng rất quan trọng nó ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, mục đích ngăn ngừa có được thục hiện hay không đều phụ thuộc vào việc thi hành bản án tử hình đó. Nếu một bản án tử hình do Tòa án quyết định không được thi hành và thi hành không hiệu quả

thì mục đích mà Nhà nước muốn hướng tới khi quyết định một bản án nghiêm khắc như vậy, hình phạt tử hình là lựa chọn cuối cùng khi không thể áp dụng một hình phạt nào khác vì tính chất nghiêm trọng của tội phạm. Vì là một bản án nghiêm khắc và quan trọng khi thi hành rồi thì sẽ không thể nào sửa chữa hay đền bù khi có sai sót hoặc oan sai xảy ra, nên việc đưa bản án tử hình ra thi hành phải được quy định chặt chẽ. Thấy được tầm quan trọng của sự việc Nhà nước đã quy định một thủ tục bắt buộc khi đưa bản án tử hình ra thi hành là thủ tục xem xét bản án trước khi đưa ra thi hành và thủ tục này áp dụng theo quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, BLTTHS có một số hạn chế trong vấn đề này cần phải nghiên cứu thêm để đưa ra những quy định cho phù hợp nhất. BLTTHS không quy định cụ thể về thời hạn xét đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước là bao lâu, chính vì vậy mà không xác định được thời điểm nào Chủ tịch nước ra quyết định bác đơn xin ân giảm hoặc ra quyết định ân giảm. Và không quy định cụ thể về thời hạn mà Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm là khoảng thời gian nào. Qua nghiên cứu, thời hạn thích hợp nhất cho hai trường hợp trên là hai tháng. Thời gian trên, Chủ tịch nước sẽ có đủ thời gian nghiên cứu để đưa ra quyết định về sự sống của một con người. Và thời gian trên cũng phù hợp với thời gian xem xét hồ sơ vụ án của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có thể ra quyết định kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Có thể quy định bổ sung như sau:

“Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, bản sao bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản sao bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân toi cao phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày bản án có hiệu lự pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xỉn ân giảm lên Chủ tịch nước. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được đơn xỉn ân giảm của người bị kết án, Chủ tịch nước phải ra quyết định ân giảm hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình”8.

Thi hành hình phạt tử hình theo quy định của Luật thi hành án hình sự Việt Nam

3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện Luật thi hành án hình sự về vẩn đề thi hành án tử

Một phần của tài liệu Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 34 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w