Trình tự thi hành án tử hình

Một phần của tài liệu Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 28)

2.4.1. Các thủ tục trước khỉ thỉ hành án tử hình

Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án phải kiểm ữa căn cước của người bị kết án. Quá trình kiểm tra bao gồm kiểm tra hồ sơ lý lịch, danh bản, chỉ bản của người bị kết án. Và đặc biệt đối với người phải chấp hành án là phụ nữ thì Hội đồng thi hành án phải kiểm tra điều kiện không thi hành án đối với phụ nữ tại điều 35 Bộ luật hình sự. Trong đó, danh bản và chỉ bản được quy định tại điều 3 Luật thi hành án hình sự.

- Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân tay hai ngón trỏ của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ. (khoản 17 điều 3 Luật thi hành án hình sự)

- Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch và in dấu vân tay tất cả các ngón của người chấp hành án do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ. (khoản 18 điều 3 Luật thi hành án hình sự)

Nhà nước ta luôn lấy nguyên tắc nhân đạo đặt lên hàng đầu, chính sách nhân đạo được áp dụng với tất cả mọi người kể cả người đã gây tội ác lớn đối với xã hội. Do đó, trước khi bị thi hành án người chấp hành án được hưởng những chính sách nhân đạo như được ăn uống, viết thư, ghi âm lời nói gởi lại người thân, điều này được quy định tại khoản 3 điều 59 Luật thi hành án hình sự có quy định:

“Trước khỉ bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uổng, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân”.

Mặt khác sau khi bị thi hành án, thân nhân của họ được nhận tử thi về chôn cất, thủ tục xin nhận tử thi được thực hiện trước khi người phải chấp hành án bị thi hành án. Thủ tục được thực hiện theo điểm a, b khoản 1 điều 60 Luật thi hành án hình sự:

Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

“a) Trước khỉ thi hành án tử hình, thân nhân hoặc người đại diện họp pháp của người chấp hành án được làm đơn có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú gửi Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi của người chấp hành án để an táng; trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người chấp hành án mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Đơn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tử thi, quan hệ với người chấp hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí;

b) Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị về việc cho nhận tử thi hoặc không cho nhận tử thi khi có căn cứ cho rằng việc nhận tử thỉ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường. Trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài, thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó mang quốc tịch ”.

2.4.2. Thỉ hành án tử hình

Trình tự thi hành án tử hình được quy định tại khoản 4 điều 59 Luật thi hành án hình sự. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:

“a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;

b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhăn dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đổi chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;

c) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân toi cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.

Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bổ các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho

người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bổ và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hổ sơ;

d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;

đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thỉ hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;

e) Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thỉ hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;

g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có nhiệm vụ phổi hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cẩp quăn khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;

h) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cẩp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cẩp quân khu thông báo cho thăn nhăn của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này”.

Tóm lại, trình tự thi hành án tử hình gồm các bước sau:

- Áp giải người bị kết án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình, để Hội đồng tiến hành kiểm tra căn cước của người phải chấp hành án. Việc áp giải do Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện.

- Sau khi áp giải người phải chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án, Hội đồng thi hành án yêu cầu, cán bộ chuyên môn thuộc ngành Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân tiến hành kiểm tra căn cước như lăn tay, kiểm tta danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan. Việc kiểm tra phải

Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm ưa và lập biên bản, và phải báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tta.

- Thủ tục cuối cùng trước khi thi hành là Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố các quyết định như quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình. Cảnh sát hỗ ượ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định ưên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường họp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định tiên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ.

- Sau khi hoàn tất các thủ tục, việc thi hành án được tiến hành. Chủ tịch Hội đồng thi hành án chỉ định cho cán bộ chuyên môn thuộc cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc thi hành án. Cán bộ chuyên môn thuộc cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng.

- Việc thi hành án được thực hiện xong, Bác sĩ pháp y được sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng thi hành án kiểm fra tình tiạng của người bị thi hành án (đã chết hay còn sống) và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

- Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án.

2.4.3. Các thủ tục sau khi đã thi hành án

2.4.3.1. Giải quyết việc bảo quản, chôn cất tử thi

- Trong trường hợp thân nhân không xin nhận tử thi của người chấp hành án để về mai táng theo khoản 1 điều 60: Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết tiong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thi hành án. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân

khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Uỷ ban nhân dân cấp xã noi thi hành án có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án.

- Trường họp có đơn đề nghị xin nhận tử thi của thân nhân người bị chấp hành án và được chấp nhận (thủ tục được thực hiện theo khoản 1 điều 60 Luật thi hành án hình sự), thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về an táng. Việc giao nhận tử thi phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo và phải lập biên bản, có chữ ký của các bên giao, nhận; hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm an táng. (Điểm c khoản 1 điều 60)

2.4.3.2. Giải quyết việc nhận hài cốt của người bị thi hành án

Việc giải quyết nhận hài cốt của người bị thi hành án được thực hiện sau 3 năm kể từ ngày thi hành án, và được thực hiện theo khoản 2 điều 60 Luật thi hành án hình sự.

“Trường hợp không được nhận tử thi hoặc thân nhăn của người bị thi hành án không có đơn đề nghị được nhận tử thi về an táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc an táng. Sau 03 năm kế từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án được làm đơn có xác nhận của ủy ban nhăn dân cấp xã nơi cư trứ đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã thi hành án cho nhận hài cốt. Đơn đề nghị phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận hài cốt, quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cẩp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cẩp quăn khu có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Trường hợp người bị thi hành án là người nước ngoài thì đơn đề nghị phải có xác nhận của cơ quan cố thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người bị thi hành án mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Việc giải quyết cho nhận hài cốt do cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định ”.

7 Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh,Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế (CPI) -

Bộ thông tin và truyền thông, Trộm xác tử tội ở

pháp trường Long Bình,http://vietbao.vn/An-

ninh-Phap- luat/Trom-xac-tu-toi-o-

phap-truong- Long-

Binh/10875571/218/

Thi hành hình phạt tử hình theo quy định của Luật thi hành án hình sự Việt Nam

Vấn đề cho nhận tử thi và hài cốt của người bị kết án là vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, môi trường. Việc cho thân nhân của ngưòi bị thi hành án tử hình được nhận tử thi dễ gây ảnh hưởng về trật tự, an toàn xã hội và làm phát sinh các vấn đề cần phải giải quyết như việc bảo quản tử thi, việc tổ chức mai táng. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy đã nảy sinh những vấn đề phức tạp chẳng hạn về tập quán có những vùng miền như các tỉnh phía nam không thực hiện việc cải táng; nhiều tỉnh, thành phố việc quản lý phần mộ của người bị thi hành án tử hình gặp khó khăn vì trong thực tế nhiều trường hợp sau khi thực hiện xong xử bắn và mai táng thì tử thi được người thân của họ tìm mọi cách lấy đi nên sau đó không còn hài cốt. Ví dụ như vụ án Năm Cam: Sau khi bị đưa ra trường bắn Long Bình, xác của Năm Cam cùng 4 đàn em là Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh (Minh "Bu"), Châu Phát Lai Em và Nguyễn Việt Hưng (Hưng

Một phần của tài liệu Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w