Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình mua bán người ở việt nam hiện nay (Trang 49)

5. Bố cục đề tài

3.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước

Để đối phó với tình trạng mua bán người ngày càng gia tăng cả về tính chất lẫn số lượng, cùng với xu hướng chung của các nước trên thế giới, Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra các giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống một cách có hiệu quả đối với tội phạm mua bán người, trong đó việc trừng phạt thật nghiêm khắc với bọn mua bán người, đó là một biện pháp cần thiết nhằm cảnh tỉnh những kẻ đang có ý định lao sâu vào con đường phạm tội. Do đó vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật là vấn đề vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Vì thế, Luật Phòng, chống buôn bán người đã được đưa vào trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội chính thức năm 2010 để Quốc hội cho ý kiến. Dự án Luật Phòng chống buôn bán người lần này đã quy định các quyền tài phán ngoài lãnh thổ, đối với các trường họp phạm tội trong nước mà trốn ra nước ngoài và ngược lại, tội phạm trốn sang Việt Nam. Các biện pháp họp tác quốc tế trong việc xác minh, giải cứu và hồi hương nạn nhân, bảo vệ nhân chứng, đặc biệt là tương trợ tư pháp về hình sự cũng sẽ được áp dụng nhằm giải quyết “phần gốc” của loại hình tội phạm này. Hy vọng dự thảo luật này sẻ được thông qua, để tội mua bán người sẻ có một hành lang pháp lý vững chắc nhằm hạn chế tới mức thấp nhất loại tội phạm này. Nhưng cần xây dưng luật phòng chống mua bán người theo hướng nào thì mới có thể là một công cụ sắc bén, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo Hội thảo quốc tế “Phòng, chống buôn bán người: Viễn cảnh quốc tế, Asean và Việt Nam” do Trung tâm Luật hình Sự-Tội phạm học của

39 http://tintuc.vnu.edu. vii/ttsk/?C1657/N8772/Bo-sung-can-cu-xav-dung-Luat- [01/04/2011]

Luận văn tốt nghiệp- Đằ tài: Tình hình mua bán người ở Việt Nam hiện nay_____________

Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội kết hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức thì dự án luật phòng chống mua bán người cần phải hướng theo những nội dung sau:39

- Đi sâu nghiên cứu cho thấy trong hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, đặc biệt là các vấn đề về khái niệm mua bán người, vấn đề bảo vệ nạn nhân bị mua bán trong quá trình tố tụng, nhất là việc giữ bí mật đòi tư và nhận dạng của nạn nhân và việc quy định các thủ tục tố tụng nhạy cảm đối với các nạn nhân dễ bị tổn thưomg, việc hỗ trợ hồi hương và tái hoà nhập cho nạn nhân.

- Do tính chất “xuyên quốc gia” của tội mua bán người, việc truy cứu trách nhiệm đối với bọn tội phạm không thể tiến hành được nếu chỉ giói hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà cần phải có sự họp tác song phương và đa phương giữa các cơ quan chức năng của các quốc gia hữu quan. Chính vì vậy, việc làm hài hòa giữa pháp luật của quốc gia và pháp luật khu vực, quốc tế có liên quan đến vấn đề này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác khu vực và quốc tế trong đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là hết sức cần thiết.

- Pháp luật của Việt Nam cần hoàn thiện để phù họp hơn nữa với các quy định của Công ước của Liên họp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về buôn bán người. Ngoài ra Việt Nam còn cần ký kết thêm các hiệp đinh song phương với các quốc gia trong khu vực.

- Tham luận của đa số các đại biểu trong nước cũng như quốc tế cho rằng phương thức thực hiện loại tội phạm này là có tổ chức, chính vì vậy việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam mà đặc biệt là các quy định trong Bộ luật hình sự về phòng, chống hoạt động phạm tội có tổ chức là cần thiết và cấp bách trong tình hình mới của Việt Nam.

- Thực tiễn Việt Nam và quốc tế cho thấy trên thực tế đã xuất hiện một số hình thức buôn bán người mới như buôn bán bào thai, giết người để chiếm đoạt trẻ em... Những hình thức mới này cần sớm được tổng kết, nghiên cứu và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này.

Ngoài ra theo người viết thì vấn đề về các biện pháp bảo vệ và chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân, đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn buôn bán người. Việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân là để tránh cho nạn nhân bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần, giúp họ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Riêng với nạn nhân bị buôn bán thì việc quy định các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ được luật quy định lại càng có ý nghĩa. Do vậy, dự án luật nên đi theo hướng là quy

Luận văn tốt nghiệp- Đằ tài: Tình hình mua bán người ở Việt Nam hiện nay_____________

định trách nhiệm chủ động bảo vệ nạn nhân của các cơ quan có thẩm quyền, chứ không phải thụ đồng chờ nạn nhân yêu cầu thì mới có các biện pháp bảo vệ. Và hơn nữa, các biện pháp này phải được áp dụng trong toàn bộ quá trình từ khi phát hiện được nạn nhân bị buôn bán, chứ không thu hẹp trong quá trình tố tụng. Bởi vì hiện nay có rất nhiều những vụ án mua bán người dù chưa được khởi tố, nhưng chắc chắn vẫn có nạn nhân và họ cũng cần hỗ trợ để tái hòa nhập với cộng đồng.

Bên cạnh đó thì cần tính đến yếu tố giới tính khi mua bán. Hiện nay, về cơ bản công tác nắm tình hình, thu thập số liệu, thống kê, nghiên cứu về vấn đề phòng, chống mua bán người ở Việt Nam hầu hết chưa được tiếp cận và phân tích từ góc độ giới. Dù đối tượng bị mua bán và tội phạm mua bán người đều do cả hai giới thực hiện, tuy nhiên nguyên nhân, mục đích và những tổn hại về tâm sinh lý của hai giới là khác nhau. Trên thực tế, đối tượng bị mua bán chủ yếu vẫn là phụ nữ và trẻ em gái nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động mại dâm, kết hôn và bóc lột sức lao động. Song không chỉ có phụ nữ mà nam giới cũng đã và đang trở thành nạn nhân bị mua bán với mục đích chính là để bóc lột lao động (đối với nam giới trong độ tuổi lao động) và làm con nuôi (đối với trẻ em nam).

Dù là nam giới hay nữ giới, khi bị trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người đều bị tổn thương song so với nạn nhân là nam giới, nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái thường bị tổn thương nặng nề hơn cả về thể chất và tâm lý, do đó quá trình phục hồi của họ cũng lâu hơn và khó khăn hơn. Việc hỗ trợ cho nạn nhân nữ do vậy cũng đòi hỏi phải được quan tâm nhiều hơn ở cả góc độ đầu tư kinh phí và nguồn nhân lực, đặc biệt là các cán bộ xã hội có kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng giao tiếp, làm việc với nữ giới.

Mua bán người là loại tội phạm xuyên quốc gia nên cần sự hợp tác và tương thích pháp luật giữa các nước để phòng chống hiệu quả. Dưới đây là hai muc tiêu cần hướng đến của luật phòng chống buôn bán người ở hai nước Thái Lan và Campuchia, chúng ta cần hiểu, biết để có bước hoàn thiện hơn nữa pháp luật trong nước cũng như có sự hợp tác nhất định để phòng chống tội phạm này có hiệu quả hơn.

Ở Thái Lan luật phòng chống buôn bán người chú trọng vào việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân hơn các vấn đề khác. Theo Ông Wanchai Roujanavong (Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Tổng Chưởng lý Thái Lan) cho biết, Thái Lan là vừa quốc gia “nguồn hàng” của nạn BBN đến các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Malaysia, Singapore..., vừa là quốc gia “nhập hàng” của các đường dây buôn bán người từ Mianma, Lào, Campuchia, các nước Đông Âu, đồng thời cũng là quốc gia trung chuyển cho các đường dây BBN chủ yếu từ Trung Quốc tới châu Âu và Mỹ. Trước những “lợi thế” trong vấn nạn buôn bán người, Thái Lan đã có một hệ thống pháp luật gồm Luật chống buôn bán người, bảo vệ trẻ em, mại dâm mới, rửa tiền, bảo vệ nhân chứng, dẫn

40 http://www.phapluatvn.vn/channel/4738/201006/Chong-buon-b%C3%A1n-nguoi-bang-che-t%C3%A0i-

nghiem- khac-1951639/

[15/04/2011] Luận văn tốt nghiệp- Đằ tài: Tình hình mua bán người ở Việt Nam hiện nay_____________

độ, họp tác quốc tế những vấn đề về hình sự, bảo vệ người lao động và đang dự thảo Luật Chống tội phạm có tổ chức.

Luật chống buôn bán người của Thái Lan qui định các biện pháp đấu tranh chống buôn bán và đặc biệt chú trọng vào việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân. Đặc biệt, luật đã họp pháp hóa hành vi nhập cảnh bất họp pháp, mại dâm và sử dụng giấy tờ giả mạo của nạn nhân bị buôn bán. Do đó, nếu không có sự cho phép bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì cảnh sát không được buộc tội nạn nhân bị mua bán trở về các tội danh trên. Đồng thời luật dành hẳn 1 chương để qui định về các hình phạt tù và tiền nghiêm khắc đối với cá nhân, pháp nhân phạm tội buôn bán người, cản trở quá trình tố tụng về tội buôn bán người, các hành vi khác như tiết lộ thông tin điều tra, thông tin liên quan đến người bị buôn bán.

Theo đó, hình phạt cho cá nhân phạm tội buôn bán người có thể từ 4-10 năm tỳ và phạt tiền từ 80.000 - 200.000 Bạt. Mức phạt này tăng cao hơn đối vói các trường hợp nạn nhân là trẻ em. Đối với pháp nhân, mức phạt tiền lên đến 1 triệu bạt. Luật cũng qui định trừng phạt đối với những người hỗ trợ việc thực hiện tội phạm buôn bán người, giúp đỡ bằng việc cung cấp tài sản, nơi hội họp cho những kẻ buôn bán người,... Tất cả những tội phạm qui định tại Luật này sẽ được xem là những tội phạm nguồn qui định tại Luật Rửa tiền nhằm tịch thu tất cả tiền thu được của tội phạm buôn bán người. Không chỉ có luật, theo ông Wanchai, Thẩm phán, công tố viên, cảnh sát cũng có vai trò quan trọng trong quá trình tố tụng đối với nạn nhân trong các vụ án buôn bán người. Nếu những người này có hiểu biết về bản chất của buôn bán người, nhận thức không đúng đắn về nạn nhân bị buôn bán thì khó có thể giải quyết đúng vụ án và bảo vệ được nạn nhân.

Qua thực tế tại Thái Lan, ông Wanchai nhấn mạnh, “ là tội phạm có mức độ rủi ro thấp, lợi nhuận cao và hết sức phức tạp. Việc kết án kẻ buôn bán người rất khó khăn do có nhiều cản trở trong việc đạt được sự họp tác của nhân chứng. Hầu hết những kẻ buôn bán người đều là thành viên của một tổ chức tội phạm nào đó. Do vậy, để kết án một kẻ buôn bán ma túy dễ hơn 10 lần so với kết án 1 kể buôn bán người”.40

Còn ở Campuchia thì luật phòng chống buôn bán người là để trấn áp những hành vi buôn bán người và bóc lột tình dục. Từ kinh nghiệm về xây dựng và thực thi pháp luật phòng chống buôn bán người ở Campuchia, ông Yi Yuth Virak (Điều phối viên Dự án phòng chống buôn bán người khu vực châu Á (ARTIP) chia sẻ, Luật chống buôn bán người của Campuchia để “trấn áp những hành vi buôn bán người và bóc lột tình dục nhằm bảo vệ quyền và phẩm giá của con người”.

Luận văn tốt nghiệp- Đằ tài: Tình hình mua bán người ở Việt Nam hiện nay_____________

Luật này qui định, sự đồng thuận của nạn nhân là yếu tố không liên quan trong việc chứng minh tội phạm buôn bán người (Điều 10). Luật chống buôn bán người của Campuchia qui định quyền tài phán đối với tội phạm buôn bán người theo lãnh thổ (Tội phạm có thể bị truy tố tại Campuchia nếu có bất kỳ yếu tố nào của tội phạm đó thực hiện tại Campuchia) và ngoài lãnh thổ nếu nghi ngờ người phạm tội buôn bán người hoặc nạn nhân là người Khmer. Hình phạt trong Luật này là phạt tù 7-15 năm, tăng nặng là 15-20 năm nếu có các yếu tố tăng nặng gồm: nạn nhân là người chưa thành niên, ngưới phạm tội là cán bộ đã lạm dụng quyền lực đối với nạn nhân, tội phạm được thực hiện bởi một nhóm tội phạm có tội chức.

Luật qui định hình phạt bổ sung có thể áp dụng là tịch thu sung công bất kỳ thiết bị, tài liệu hoặc đồ vật gì được sử dụng, hoặc có ý định sử dụng, vào mục đích phạm tội, tài sản có được từ hành vi phạm tội, đóng cửa kinh doanh được sử dụng để phạm tội hoặc hạn chế những quyền dân sự của người phạm tội.

Để bảo vệ nạn nhân, Luật chống buôn bán người của Campuchia nghiêm cấm báo chí và các phương tiện huyền thống khác xuất bản, đưa tin bài hoặc phổ biến bất cứ thông tin nào có thể dẫn đến việc nhận diện nạn nhân của tội phạm qui định trong Luật này. Khi có hiệu lực, luật đã chuyển tải rộng rãi những vấn đề liên quan đến buôn bán người, cho phép có thể huy tố tội phạm buôn bán người ngay cả khi yêu tố bóc lột không thể chứng minh và góp phần giải quyết nhiều vụ án buôn bán người hơn.

Tuy nhiên, ông Yi Yuth Virak “thừa nhận”, Luật chống buôn bán người của Campuchia chưa có những qui định thỏa đáng về hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, trong khi những qui định về tội phạm tình dục trong Luật lại “phức tạp hóa” những vấn đề liên quan đến tình trạng của nạn nhân trong các ổ mại dâm... khiến việc thực thi luật rất lúng túng.

Những kinh nghiệm của Thái Lan, Campuchia nêu trên sẽ là nguồn thông tin giúp Việt Nam xây dựng được luật phòng chống mua bán người có thể tiệm cận với qui định của các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc chiến phòng chống mua bán người trong nước, khu vực và trên thế giới.

3.4 Họp tác vói quốc tế trong việc phòng chống mua bán người

Để có thể kiểm soát ngăn chặn việc mua bán người qua biên giới, Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động hợp tác quốc tế trong việc phòng chống tội phạm này nhất là với các quốc gia láng giềng như Tmng Quốc, Campuchia, Lào, ký biên bản ghi nhớ về phòng chống tội phạm buôn người giữa 6 nước tiểu vùng sông Mekong, hoàn chỉnh khung pháp lý phù họp với đặc điểm tình hình của mỗi nước, và luật phải được thi hành nghiêm chỉnh và nhanh chống. Hiện nay, tại Campuchia dù có luật về bài trừ nạn mua bán phụ nữ trẻ em có từ 1996 nhưng đến nay kết quả thực hiện cũng rất hạn chế, lại chỉ bắt được một vài vụ nhỏ xảy ra trong nội địa, những vụ buôn người xuyên biên

Luận văn tốt nghiệp- Đằ tài: Tình hình mua bán người ở Việt Nam hiện nay_____________

giới thì chưa phát hiện được trong khi chưa có luật về mại dâm và chưa có luật về bằng chứng nên khó khăn trong xét xử loại tội phạm này. Thời gian đưa ra xét xử các vụ án liên quan tới mua bán phụ nữ, trẻ em cũng rất lâu, sơ thẩm từ 4 đến 6 tháng, phúc thẩm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình mua bán người ở việt nam hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w