Giải pháp phát triển DL MICE tại tỉnh BR-VT

Một phần của tài liệu Lợi thế phát triển du lịch mice tại tỉnh bà rịa vũng tàu HỒNG NGỌC DIỆP KHÓA 09 2 (Trang 52 - 67)

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI BÀ RỊA-VŨNG TÀU

3.3 Giải pháp phát triển DL MICE tại tỉnh BR-VT

3.3.1 Giải pháp thu hút đầu tư

Cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư vào khai thác DL MICE. Nó bao gồm

Thứ nhất, về mặt tài chính: cần có một số ưu đãi cho các công ty tham gia vào loại hình này như: giảm hoặc miễn thuế trong thời gian đầu hoạt động, nhằm khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực giải trí văn hóa lành mạnh, tổ chức thường xuyên nhằm tạo sự đa dạng phong phú các sản phẩm du

lịch để thu hút khách. Ngoài ra, chính quyền tỉnh cũng cần năng động hơn trong việc thẩm định các dự án dạng này. Một mặt phải thẩm định kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cho việc phát triển bền vững của tỉnh. Măt khác, cũng nên có sự nhanh chóng cho các dự án nhằm phát triển du lịch MICE tại tỉnh.

Thứ hai, về giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Đây là vấn đề nan giải của các dự án, do giấy phép cũng chỉ có thời hạn trong vài năm, vì thế chính quyền cần có chính sách nhằm đảm bảo cho việc giải phóng mặt bằng một cách nhanh chóng hơn. Biện pháp có thể nhắc đến ở đây là chính quyền nên công minh trong việc đền bù(nếu có), không nên cưỡng ép nếu chưa thật sự cần thiết. Trong vấn đề này, chính quyền cần mềm dẻo trong việc giải thích những lợi ích mang lại cho tỉnh mà họ-người dân trong tỉnh sẽ được hưởng.

Thứ ba, ngoài những chính sách như vậy, cũng cần có một phương tiện nhằm đưa những chính sách đó đến tay nhà đầu tư. Có thể có những nhà đầu tư rất quan tâm đến BR-VT, họ tự tìm đến xin đầu tư, xây dựng. Chính vì thế, ngoài việc dùng các phương tiện truyền thông như e-mail, các trang web của tỉnh, các công văn mời đẩu tư,… cũng nên có một “ngày hội đầu tư” của tỉnh, nhằm giới thiệu các dự án, các chính sách dành cho đầu tư bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể hỏi thêm hoặc đóng góp ý kiến cho các công trình, các dự án tại đây.

Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa.

Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước...

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài, vốn ODA. Hướng đầu tư nước ngoài thông qua hình thức liên doanh vào các dự án lớn như các khu vui chơi giải trí cao cấp, sân golf ... ở những khu vực ưu tiên phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt ở thành phố Vũng Tàu và phụ cận.

Về việc lập dự án xúc tiến các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn BR-VT cần theo hướng chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực về vốn để phối hợp với đơn vị tư vấn đảm bảo quy hoạch chi tiết được phê duyệt mang tính khả thi cao.

Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng các trung tâm hội nghị, hội thảo tầm cỡ quy mô lớn. khuyến khích đầu tư vào các khách sạn, khu du lịch cao cấp để phục vụ khách DL MICE về cả cơ đất, chính sách, cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng các tổ hợp hội nghị-khách sạn-siêu thị cùng các dịch vụ cao cấp đi kèm.

3.3.2 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, lưu trú Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như giao thông, cấp điện cấp thoát nước, cải tạo môi trường... là tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch chính vì vậy cần được ưu tiên đầu tư. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hạ tầng đến các khu du lịch và hạ tầng trong khu du lịch đều cần được quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt đối với các khu du lịch quốc gia, các khu điểm du lịch quan trọng có khả năng thu hút khách lớn.

Cần ưu tiên phát triển các khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, ưu tiên xem xét các dự án đầu tư xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, khu hội nghị hội thảo quốc tế. Đối với khu hội chợ triển lãm và hội nghị - hội thảo quốc tế: cần phải gắn với khu trung tâm thành phố để tạo nên một khu trung tâm mới hiện đại với đầy đủ những chức năng của mình.

BR-VT cần đầu tư phát triển mạnh hệ thống các công trình vui chơi giải trí, gắn với tài nguyên biển đảo, gắn với các khu du lịch, lập các dự án và đầu tư nghiên cứu, xây dựng các cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch có điều kiện phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng như: hệ thống các đảo có cảnh quan đẹp, các suối khoáng nóng, trang thiết bị hiện đại chăm sóc sức khỏe tại các khách sạn, khu du lịch

Nâng cấp, cải tạo bến xe, bến tàu, cầu đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ du khách du lịch. Tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện, cải thiện các không gian công cộng có cảnh quan, môi trường văn minh, an toàn, tiện lợi, đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế tới các khu, điểm du lịch tại BR-VT.

Đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ các nhà hàng du lịch đạt chất lượng, có quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ. Kích thích và xây dựng, phát triển các cơ sở hạ tầng tại các địa điểm có điều kiện thích hợp để phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng, tham quan của du khách như: suối nước khoáng nóng Bình Châu-Phước Bửu, Côn Đảo,… Cần có nhiều trung tâm siêu thị hơn nữa theo mô hình siêu thị-khách sạn-nhà hàng như Imperial Plaza, Coopmart,…

Lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hạng sao và địa bàn để làm cơ sở đầu tư, nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đạt mục tiêu về số lượng, đảm bảo từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Xây dựng các trung tâm hội nghị có sức chứa hàng trăm khách ở các khu vực thuận lợi như trung tâm thành phố hay những nơi có cảnh quan đẹp, giao thông thuận lợi, song song đó cũng phải đầu tư vào các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ khách du lịch hội nghị, hội thảo, số lượng các trang thiết bị này phải tương thích với số lượng người trong phòng họp, bảo đảm chính xác, nhanh gọn, thuận tiện.

Đối với khu vực đô thị thành phố Vũng Tàu cần có ít nhất 3-4 trung tâm hội nghị, hội thảo hiện đại, có sức chứa từ 500-1000 khách, ngoài ra cần có ít nhất 5-8 phòng họp nhỏ đạt tiêu chuẩn, có sức chứa từ 50-500 khách. Có sẵn ít nhất 2 khu vực có diện tích không gian rộng lớn ít nhất từ 2ha trở lên, ở vị trí đẹp ven biển để tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại, văn hóa khoa học kỹ thuật quy mô hàng chục nghìn người tham dự.

Đối với khu vực ngoài đô thị, nếu có khả năng tổ chức MICE thì nen96 xây dựng ở trong khách sạn, khu du lịch các phòng họp có sức chứa từ 300 khách trở lại. mỗi khách sạn ở ngoài đô thị chỉ cần xây dựng khoảng 1-2 phòng có sức chứa 200-300 khách.

Song song đó cần xây dựng thêm ít nhất 1-2 khách sạn, khu du lịch đạt tiêu chuẩn 4-5 sao để phục vụ du khách hạng sang, có khả năng chi trả cao. Trong đầu tư xây dựng khách sạn, cần ưu tiên đối với những dự án xây dựng khách sạn cao cấp dạng villa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, nhu cầu nghỉ dưỡng tham quan của khách du lịch quốc tế đến khu vực.

Trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch mang theo xe ôtô sẽ tăng lên đòi hỏi trong thiết kế các công trình lưu trú, khách sạn cần dành ra một khoảng không nhất định làm bãi để xe (parking area) hoặc phải làm các tầng hầm (đối với các công trình hạn chế về mặt bằng) hoặc xây những tòa nhà chuyên làm chỗ để xe (parkinh building) cho một cụm các khách sạn. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong xây dựng các công trình lưu trú ở BR-VT trong những năm tới, đảm bảo được sự văn minh trong giao thông, sự thoải mái và an toàn đối với du khách.

3.3.3 Giải pháp phát triển thị trường khách

Phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán để tập trung thu hút; ưu tiên thu hút phân đoạn khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày.

Nên có chính sách khuyến mãi thường xuyên dưới nhiều hình thức đối với các đối tượng: các nhà tổ chức trong và ngoài nước có công đưa loại hình du lịch MICE về tổ chức tại tỉnh BR-VT; một số khách DL MICE dạng VIP tham gia các sự kiện được tổ chức tại BR-VT; những người có công trong việc đào tạo, hỗ trợ phát triển loại hình DL MICE cho địa phương.

Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của BR-VT nói riêng, đặc biệt tại các thị trường có nguồn khách lớn để thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến du lịch tại BR-VT.

Đầu tư ngân sách thành phố, thiết lập hệ thống đại diện du lịch BR-VT tại các thị trường trọng điểm như các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Quan tâm hơn nữa đến việc tuyên truyền về du lịch BR-VT tại các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm và đô thị du lịch lớn. Phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ, các lễ hội du

lịch trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá du lịch BR-VT đến các khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa – thị trường chính của BR-VT trong những năm gần đây, thành phố cần có kế hoạch cụ thể để khai thác các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng như: Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Úc, Anh…cũng như khôi phục các thị trường truyền thống như Nga và các nước Đông Âu, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển thị trường mới như Trung Đông, Ấn Độ

3.3.4 Giải pháp phát triển loại hình và sản phẩm du lịch BR-VT

Từ nay đến năm 2020, du lịch BR-VT xác định tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển là hệ thống sản phẩm truyền thống và thế mạnh của địa phương, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển du lịch sinh thái núi, du lịch văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng để góp phần làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm du lịch. Thiết kế các tour, các điểm tham quan xung quanh nơi tổ chức MICE sao cho phù hợp với thời gian và từng đối tượng khách du lịch MICE. Phải có điểm du lịch tham quan khác nhau để khách lựa chọn theo các chuyên đề du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, tâm linh…

Hiện nay, ngành du lịch của tỉnh cũng đã quy hoạch các tuyến điểm du lịch với các sản phẩm chủ yếu sau:

Tuyến du lịch Vũng Tàu-Côn Đảo, bằng đường thủy và đường hàng không. Sản phẩm du lịch đặc trưng là sinh thái biển và tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng (du lịch về nguồn)

Tuyến TP.HCM-Côn Đảo là du lịch sinh thái biển và về nguồn

Tuyến Vũng Tàu-Long Hải-Bình Châu-Hồ Cốc-hồ Tràm-Phước Thuận với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái biển, rừng nguyên sinh, cảnh quan và nghỉ dưỡng cuối tuần.

Tuyến Vũng Tàu-Núi Dinh-Long Sơn với sản phẩm du lịch đặc trưng là sinh thái biển, núi kết hợp với du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội.

Ngoài các tuyến trên, chúng ta cũng cần phát triển mạnh các dịch vụ vui chơi, giải trí dựa trên thế mạnh các tài nguyên du lịch tự nhiên của địa phương như

các dịch vụ thể thao, câu cá trên biển, trên vịnh, thám hiểm, khám phá các vùng rừng nguyên sinh, du lịch cắm trại, leo núi,…Đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuối tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại...

Phát triển du lịch văn hoá dựa trên các di tích lịch sử, các đặc trưng văn hoá có sức hấp dẫn cao đòi hỏi được tập trung đầu tư phát triển, chú trọng phát triển loại hình du lịch lễ hội hành hương kết hợp du xuân, vãn cảnh…Tạo ra nhiều lễ hội, sự kiện tại BR-VT như : lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành, Lễ hội Nghinh Cô, festival diều, các cuộc thi hoa hậu, âm nhạc,… diễn ra đều đặn trong năm và có sự dàn trải trong các mùa để tránh tình trạng ứ đọng khách vào một mùa cao điểm. Các lễ hội, sự kiện này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc quảng bá, thu hút khách du lịch đến BR-VT.

Nhu cầu giải trí của du khách là rất cao và đa dạng, không chỉ thưởng thức về mặt vật chất mà còn thưởng thức về mặt tinh thần. Các tour đến BR-VT hầu như chưa lồng ghép được các chương trình nghệ thuật vào trong chùm tour du lịch, vì vậy Sở du lịch tỉnh nên có phối hợp với Sở văn hoá thông tin thiết kế các chương trình nghệ thuật mang đậm phong cách BR-VT và Việt Nam để du khách quốc tế có thể hiểu hơn về BR-VT và Việt Nam. Các chương trình như vậy với nội dung có thể là một vở kịch diễn lại lễ hội lớn ở BR-VT như lễ hội cá voi với các nghệ thuật như hát bá trạo, hát trầu; hay các vở kịch cải lương; hát bội, ca múa nhạc dân tộc; múa rối nước; cuộc thi đua chó ... để phục vụ nhu cầu cho khách.

Như đã nói MICE là hình thức du lịch kết hợp nên việc phát triển du lịch MICE cũng có thể liên kết với các loại hình du lịch khác để phát triển và làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch. Chẳng hạn việc liên kết du lịch MICE với du lịch sinh thái, du lịch khám phá văn hóa hay du lịch về nguồn…điều này góp phần làm phong phú thêm sản phẩm của DL MICE.

3.3.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch

Để có được đội ngũ nhân lực dồi dào và ngày càng chuyên nghiệp cho ngành du lịch như hiện nay, không chỉ ngành du lịch mà bản thân các doanh nghiệp du lịch cũng cần chủ động đào đạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, tay nghề thường

Một phần của tài liệu Lợi thế phát triển du lịch mice tại tỉnh bà rịa vũng tàu HỒNG NGỌC DIỆP KHÓA 09 2 (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)