Hiện trạng phát triển loại hình DL MICE ở tỉnh BR-VT

Một phần của tài liệu Lợi thế phát triển du lịch mice tại tỉnh bà rịa vũng tàu HỒNG NGỌC DIỆP KHÓA 09 2 (Trang 30 - 49)

Nhờ dồi dào nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch độc đáo, lại thừa hưởng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch tương đối từ các thế hệ đi trước để lại nên lượng khách du lịch cũng như doanh thu của ngành du lịch tỉnh BR-VT trong khoảng những năm 1995 trở về trước tương đối cao so với cả nước. Tuy nhiên phải thừa nhận là chúng ta chậm đổi mới các loại hình du lịch, ít chú trọng nhiều đến việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới nên BR-VT đã mất dần vị thế là một trung tâm du lịch hấp dẫn bậc nhất cả nước.

Trong bối cảnh đó, loại hình DL MICE ở BR-VT cũng chưa được quan tâm, đầu tư một cách thỏa đáng, do vậy chỉ mới dừng ở việc phát triển manh mún, nhỏ lẻ, chỉ hoạt động ở một số ít doanh nghiệp như khu du lịch Kỳ Vân, Bình Châu... Trước năm 1995, có thể xem loại hình DL MICE gần như không có giá trị và đóng góp không đáng kể cho du lịch của tỉnh.

Khoảng cuối năm 2005, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo ngành du lịch địa phương chú ý phát triển loại hình DL MICE và đầu tư cho loại hình du lịch này. Các sự kiện đánh dấu cho sự hình thành ban đầu của loại hình DL MICE tại tỉnh là:

Tháng 4/2006, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành du lịch tổ chức hội thảo về phát triển kinh tế biển và phát triển loại hình DL MICE tại tỉnh BR-VT. Hội thảo này đã thu hút đông đảo các nhà quản lý du lịch, các nhà tổ chức sự kiện có kinh nghiệm ở trong và ngoài nước tham luận cho nhiều ý kiến quý báu.

Tháng 6/2006, lần đầu tiên tỉnh long trọng tổ chức Festival Biển BR-VT năm 2006. Đây là một sự kiện trọng đại của ngành du lịch tỉnh BR-VT. Nhân dịp này, tỉnh đã tổ chức hội trại thi điêu khắc quốc gia tạo ấn tượng văn hóa và cảnh quan văn hóa mới cho thành phố Biển. Cũng trong dịp này, thành phố Vũng Tàu đã cho phục dựng lại lễ hội bắn súng thần công tại Khu du lịch Bạch Dinh. Đây là một hoạt động văn hóa ý nghĩa, góp phần khơi dậy lòng tự hào về lịch sử và tạo thêm sự mới mẻ cho du lịch của Tỉnh

Tháng 2/2007, ngay Tết Nguyên Đán, tỉnh đã tổ chức khai hội du lịch năm 2007 tại thành phố Vũng Tàu và ở nhiều địa phương khác trong tỉnh.

Từ ngày 19-23/10/2007, tại khu du lịch Paradis Vũng Tàu, ngành du lịch tỉnh đã tổ chức “Hội chợ triển lãm quốc tế về du lịch-Vũng Tàu năm 2007“, với sự tham gia của nhiều nước....Đặc biệt, nhân dịp này, sáng ngày 22/10/2007, tại khách sạn Mỹ Lệ, Hiệp hội du lịch tỉnh BR-VT phối hợp cùng với ban tổ chức hội chợ tiến hành hội thảo với chủ đề “Làm thế nào để thu hút khách du lịch quốc tế đến với tỉnh BR-VT- Ý tưởng củng chia sẻ“. Trong hội thảo này, nhiều khách trong nước và quốc tế đã đóng góp những ý kiến xác đáng, chỉ ra nhiều điểm yếu của ngành du lịch của tỉnh và cho rằng tỉnh BR-VT có rất nhiều lợi thế để tổ chức loại hình DL MICE.

Ngành du lịch tỉnh cũng rất chú trọng và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng các khách sạn, khu du lịch cao cấp, các trung tâm văn hóa, các siêu thị, các trung tâm triển lãm, tổ chức các sự kiện quy mô lớn. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch. Trong tương lai, các dự án này chính là bước khởi đầu hết sức thuận lợi, cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú cùng nhiều dịch vụ, nhiều sản phẩm du lịch cao cấp khác cho phát triển loại hình DL MICE ở tỉnh BR-VT. Hiện nay, BR-VT là một trong những tỉnh

thu hút mạnh loại hình du lịch khuyến mãi, khen thưởng của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp lớn ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và nhiều tỉnh từ Nam Trung Bộ, Tây Nguyên trở vào.

Tuy nhiên hiện nay, việc phát triển loại hình DL MICE vẫn còn nhiều bất cập. Sự không đồng bộ trong việc quản lý, các cơ sở hạ tầng, kĩ thuật đủ chuẩn phục vụ DL MICE còn hạn chế, sự manh mún và tinh thần hợp tác của các đơn vị kinh doanh du lịch trong nước còn yếu. Những yếu tố trên cũng xuất hiện tại tỉnh BR-VT làm hạn chế việc phát triển DL MICE tại tỉnh.

2.2.1 Sự đầu tư loại hình DL MICE tại tỉnh BR-VT

Trước tiên, tỉnh BR-VT là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư du lịch. Theo báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh BR-VT, tính đến đầu năm 2013, BR-VT có 155 dự án đã được thỏa thuận địa điểm, 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 138 dự án có vốn đầu tư trong nước. Tổng vốn thực hiện của các dự án FDI năm 2012 đạt 330,87 triệu USD/10,733 tỷ USD vốn đăng ký; các dự án trong nước đạt 6.762,5 tỷ đồng/36.649 tỷ đồng vốn đăng ký. Các đối tác đầu tư chính là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Úc, Anh, Pháp,...đa số các dự án có thời gian hoạt động 20-25 năm. Ngoài ra, khu vực đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất cũng có 40 dự án đầu tư du lịch khác trên tổng diện tích hơn 3.259ha, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 12.967 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 90,2 tỷ đồng.[2; 27]

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, qua đó nhiều dự án có vốn đăng ký đầu tư lớn đã được khởi công như các huyện Xuyên Mộc, Côn Đảo...Trong đó, tiêu biểu là khu du lịch phức hợp Hồ Tràm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Với đầy đủ dịch vụ, từ lưu trú đến vui chơi, giải trí như trò chơi trên biển, trò chơi có thưởng, khu mua sắm về đêm, sân golf, trò chơi cảm giác mạnh, rạp chiếu phim, trung tâm hội nghị...Bên cạnh đó, các khu du lịch lớn đang hoạt động như Sài Gòn-Bình Châu-Hồ Cốc, Hồ Tràm Beach resort&Spa, Sanctuary, Vietsovpetro resort... cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao khiến dải bờ biển huyện Xuyên Mộc ngày càng thu hút khách có mức chi tiêu cao, khách nước ngoài. Huyện cũng đẩy nhanh việc đầu tư cơ sở hạ

tầng du lịch, hình thành ba tuyến du lịch chính: Bình Châu-Hồ Linh, Lộc An-Hồ Cốc, sông Ray-Xuyên Mộc-sông Hỏa-sông Kinh...

Còn tại huyện Côn Đảo, dự án khu du lịch nghỉ mát Việt-Nga đang được xây dựng giai đoạn 2 gồm khu biệt thự cao cấp đang triển khai đầu tư tại khu vực bến Đầm. Tại huyện Côn Đảo đã có 40 dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn huyện đến năm 2020. Với mục tiêu chiến lược phát triển Côn Đảo thành “đô thị du lịch biển”, ngoài việc khai thác tốt và thường xuyên nâng cấp các khu du lịch hiện hữu, còn có các dự án đã có chủ trương đầu tư đưa vào danh mục thực hiện đến năm 2020, gồm các khu du lịch: Bãi Nhát, Bãi Dương, bán đảo Con Ngựa, Hotel Resort Regency Hyatt- Bãi Đầm Trầu nhỏ. Các dự án đề xuất mới gồm các khu du lịch là Cỏ Ống, Bến Đầm, Đầm Tre và khu trung tâm.[2; 28]

Cùng với các dự án đang triển khai, các khu du lịch, resort từ bình dân đến cao cấp trải dài suốt tuyến ven biển và Côn Đảo, có thể nói năm 2012, cơ sở vật chất ngành du lịch BR-VT đã tăng lên đáng kể làm phong phú hơn sản phẩm du lịch địa phương, sẵn sàng phục vụ nhu cầu du khách trong nước và quốc tế với chất lượng dịch vụ cao trong năm 2013. Sự ra đời và đi vào hoạt động của các dự án nêu trên sẽ tạo ra sự lan tỏa rất lớn đối với các lĩnh vực giải quyết việc làm, tăng doanh thu ngành du lịch, phát triển các ngành dịch vụ liên quan như dịch vụ nhà ở, dịch vụ đời sống, dịch vụ tài chính-ngân hàng (thanh toán quốc tế), đồng thời góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu du lịch BR-VT; nâng cao tỷ trọng du khách quốc tế đến với BR-VT như định hướng phát triển du lịch của tỉnh.

Tuy nhiên, nhìn chung việc đầu tư tại tỉnh vào hoạt động du lịch còn thiếu sự cân đối. Có thể thấy rõ tình trạng này qua sự đầu tư còn nhiều bất cập vào các hoạt động dịch vụ du lịch của địa phương. Phần lớn các nguồn vốn đầu tư cho du lịch tập trung vào các hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, rất ít cho các loại dịch vụ du lịch khác. Theo thống kê của Sở VHTTDL tỉnh BR-VT, tính đến hết quý II/2012 tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh có 174 khách sạn đang hoạt động với 7.167 phòng.[Nguồn:Cổng thông tin điện tử tỉnh br-vt]. Trong khi đó các trung tâm mua sắm và các khu du lịch đạt tiêu chuẩn và có chất lượng tốt vẫn còn ít. Hậu quả tất yếu của sự đầu tư không cân đối này là BR-VT quá dư thừa phòng lưu trú (công suất buồng phòng bình quân năm chỉ đạt khoảng 40-50%). Vào một số ngày nghỉ lễ,

tết, cuối tuần đôi khi xảy ra tình trạng cháy phòng, nhưng hầu hết những ngày từ thứ 2 đến thứ 6, các khách sạn, nhà nghỉ rất vắng khách. Các khách sạn đủ tiêu chuẩn cao để phục vụ khách DL MICE rất hạn chế như khu du lịch 4 sao Bình Châu hình thành lại nằm quá xa các trung tâm đô thị nên chủ yếu chỉ là nơi tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cuối tuần.

Bên cạnh việc đầu tư ồ ạt các khách sạn, nhà nghỉ bình dân là việc phát triển quá nhiều các quán ăn, nhà hàng tầm nhỏ và trung. Tình trạng quá nhiều quán ăn dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh cũng đã xảy ra ở một số hàng quán trong tỉnh, làm mất đi phần nào hình ảnh đẹp của du lịch tỉnh BR-VT.

Trong khi dư thừa phòng lưu trú cũng như các quán ăn, nhà hàng thì lại thiếu trầm trọng các dịch vụ du lịch khác, nhất là các dịch vụ du lịch, giải trí mang tính văn hóa, thiếu các trung tâm mua sắm, chợ hiện đại. Rõ ràng chúng ta có tiềm năng kinh tế nhưng vẫn chưa thực sự quan tâm và đầu tư cho ngành du lịch. Việc đầu tư du lịch chưa hợp lý thì quả thực rất khó để chúng ta phát triển DL MICE tại BR-VT.

2.2.2 Hạn chế về trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở hạ tầng

Hội nghị, hội thảo, triển lãm đòi hỏi nhiều trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Chúng bao gồm: phòng họp, phòng triển lãm có quy mô lớn (có sức chứa từ vài trăm tới hàng nghìn khách cùng với các hàng hóa, ấn phẩm, thiết bị phục vụ kèm theo). Các phòng này lại phải biến hóa theo từng chủ đề, nội dung của mỗi sự kiện. Tại tỉnh BR-VT rất ít khách sạn, khu du lịch, khu mua sắm và có sẵn các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ hội nghị, hội thảo hay tổ chức các sự kiện. Đó là hệ thống âm thanh, loa, đài, ánh sáng, là các thiết bị chuyên dụng cho hội nghị như các loại máy đèn chiếu, Projector, phông màn, các phòng dành cho phóng viên, báo chí cùng với các đường truyền cáp quốc tế, các thiết bị thông tin hiện đại,...Những trang thiết bị này có nhiều chủng loại, nhiều thứ khá đắt tiền, trong khi đó điều kiện về đầu tư và hạn chế về số lượng các sự kiện diễn ra, nên tỉnh BR-VT không quan tâm lắm đến việc đầu tư mua sắm các loại thiết bị này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỉnh BR-VT thiếu trầm trọng các trang thiết bị phục vụ cho loại hình DL MICE.

Một trong những điều khách du lịch phàn nàn là BR-VT tuy là một tỉnh có tiềm lực kinh tế mạnh, dân cư tương đối giàu có, mức thu nhập bình quân cao nhưng lại rất thiếu các trung tâm thương mại, hội chợ mang tầm cỡ khu vực. Trước

năm 2007, cả tỉnh chỉ mới có một trung tâm thương mại nhưng lại xây dựng tại thị xã Bà Rịa- nơi rất ít khách du lịch, xa các điểm tập trung du khách, còn các địa phương khác, kể cả thành phố Vũng Tàu không có một chợ nào có quy mô lớn và tốt. Cuối năm 2007, tại Vũng Tàu mới có thêm 2 siêu thị, nhưng còn nhỏ và hạn chế các dịch vụ. Du khách tới Vũng Tàu, Long Hải, Bình Châu- những địa danh du lịch nổi tiếng, ngoài tắm biển, dạo phố,... thì họ không có nhiều dịch vụ, nhiều trung tâm giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị để tiêu thời gian và tiền bạc.

Là một trong những tỉnh có tiềm năng kinh tế cao, tỉnh cũng đã dành nhiều kinh phí đầu tư cho du lịch, tạo ra các sản phẩm độc đáo như xây dựng trường đua chó duy nhất ở Việt Nam, xây nhà thi đấu đa năng thật hoành tráng. Tuy nhiên, vị trí xây dựng lại không nằm chỗ đắc địa, không có nhiều sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao thường xuyên nên sân đua cho lúc đầu rất rầm rộ, nhưng nay chỉ còn hoạt động vào những ngày cuối tuần. Còn nhà thi đấu thể thao đa năng khá im ắng, các tổ chức, hoạt động diễn ra ở đây phần nhiều mang tính tự phát. Đây là những mặt yếu kém, làm mất tính quảng bá đại chúng, là sự yếu kém trong tiếp thị, marketing du lịch và làm giảm khả năng hấp dẫn du khách của c ác điểm đến ở tỉnh BR-VT.

Nhận thấy điểm yếu này của ngành du lịch tỉnh BR-VT nên các nhà đầu tư ngoài tỉnh đã bắt đầu nhảy vào cuộc, khai thác mảng này. Có thể kể đến vào năm 2006, công ty du lịch DIC đã đưa vào siêu thị hải sản ngay trong khu khách sạn Capsaintjac với giá cả phải chăng, mẫu mã phong phú nhiều chủng loại.

Trong năm 2007, công ty du lịch DIC cũng đã cho khởi công xây dựng tổ hợp khách sạn, trung tâm hội nghị tiêu chuẩn 5 sao, theo thiết kế ở đây có phòng hội nghị có thể chứa hàng nghìn quan khách. Cũng năm 2007, tổ hợp Majestic đã cơ bản hoàn thành và có thể phục vụ hội nghị, hội thảo và dịch vụ ăn uống với quy mô hàng nghìn khách. Cuối tháng 10/2007, tổ hợp siêu thị-nhà hàng-khách sạn IMPERIAL PLAZA tại đường Thùy Vân, tuy chưa xây xong khu khách sạn, nhưng cũng đã mạnh dạn triển khai kinh doanh siêu thị. Đầu năm 2008, siêu thị CoopMart cũng đã khai trương, thu hút khách. Đây là những tin vui cho sự khởi sắc các hoạt động du lịch có chất lượng dịch vụ cao cấp tại thành phố Vũng Tàu. Khoảng vài năm gần đây, nhiều dự án xây dựng khách sạn, khu resort dọc ven biển từ Vũng Tàu

đến Bình Châu và ngoài Côn Đảo đã được khởi công, có cái khánh thành đã đi vào hoạt động, tuy nhiên mảng đầu tư cho DL MICE chưa nhiều, quy mô nhìn chung còn nhỏ.[17; 90]

2.2.3 Hạn chế về cơ sở lưu trú cao cấp

Hiện nay, theo Sở VHTT&DL tỉnh BR-VT, tính đến hết quý II/2012 tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh có 174 khách sạn đang hoạt động với 7.167 phòng. Trong đó, 92 cơ sở đã được xếp hạng từ 1- 5 sao và hạng cao cấp, với 4.886 phòng, 41 nhà nghỉ đạt chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với 608 phòng. [Nguồn: http://bariavungtautourism.com.vn/vn/co-so-ha-tang-va-dich-vu-W105.htm].

Mặc dù hệ thống các cơ sở lưu trú được đầu tư và mở rộng nhưng lượng khách phân bố đến Vũng Tàu vào các ngày trong tuần không đều, chủ yếu vào các ngày cuối tuần. Số lượng các khách sạn, khu du lịch cao cấp từ 4-5 sao còn rất ít. Vì vậy số lượng phòng phục vụ cho du khách đến nghỉ dưỡng, tham quan các dịp lễ,

Một phần của tài liệu Lợi thế phát triển du lịch mice tại tỉnh bà rịa vũng tàu HỒNG NGỌC DIỆP KHÓA 09 2 (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)