8. Các chữ viết tắt
5.6.3. Kết quả kiểm tra:
Vì TTSP em không được phân công dạy lớp 12 nên em chưa có điều kiện áp dụng đề kiểm tra vào thực tiễn.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong công cuộc vận động và phát triển toàn diện của xã hội cũng như khoa học kỹ thuật thì cuộc cách mạng đổi mới trong giáo dục phổ thông như một bước tiến tất yếu. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của HS; Rhát triển tư duy và trí tuệ cho HS; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Giữa rất nhiều định hướng thiết thực của phương pháp dạy học tích cực em đã chọn cho mình hướng nghiên cứu là Bồi dưỡng năng lực năng lực giải quyết vấn đề khi sử dụng CNTT hỗ trợ PPNTKH, để hoàn thiện hơn nữa sự hiểu biết của bản thân về vấn đề bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS, tạo một nền tảng sơ khai về PPDH tích cực theo đường lối đổi mới của giáo dục hiện đại, một hành trang vô cùng quan trọng cho người giáo viên Vật lí trong tương lai.
Qua việc nghiên cứu đề tài em xin điểm lại những nội dung em đã đạt được:
- Em đã nghiên cứu lý thuyết về con đường nhận thức, các mức độ nhận thức, các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là các phương pháp NTKH.
- Em đã tìm hiểu thực tế việc sử dụng phần mềm và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học ở một số trường THPT.
- Em đã nghiên cứu qui trình soạn giáo án và đã thấy được tầm quan trọng của từng bước trong qui trình, cách thực hiện các qui trình.
- Em đã vận dụng lý thuyết để nghiên cứu soạn giáo án các bài chương 5. Dòng điện xoay chiều, Vật lí 12 nâng cao.
- Em đã nghiên cứu được các biện pháp góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS.
- Hiểu được tầm quan trọng của GV trong việc hỗ trợ PPNTKH cho HS. Bên cạnh những thành công của đề tài thì vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như:
- Do trong quá trình TTSP em không được giảng dạy lớp 12 nên đề tài luận văn này chỉ thực hiện trên cơ sở lý thuyết, chưa được áp dụng, kiểm tra, đánh giá trên thực tiễn dạy học ở trường THPT nên có thể nói tính thuyết phục là không cao.
- Vì trong thực tế ở trường phổ thông những khó khăn từ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sự chênh lệch giữa khả năng nắm bắt CNTT của GV…sẽ dẫn đến nhiều sự khác biệt so với cơ sở lý thuyết mà đề tài luận văn đã đưa ra và đây cũng là những nhược điểm của đề tài cần được khắc phục khi cọ sát với thực tế giảng dạy sau này.
Đây là đề tài mà em rất tâm đắc, chắc chắn mai sau khi về trường phổ thông em sẽ nghiên cứu sâu hơn và vận dụng nó vào trong giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Duyên Bình, Nguyễn Hải Châu…Tài liệu BDGV thực hiện CT, SGK Vật lí 12. NXB Giáo dục 2007
[2] Trần Ngọc, Nguyễn Thành Thư… Thiết kế bài giảng Vật lí 12. NXB ĐHQGHN [3] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu… Hướng dẫn thực hiện CT, SGK Vật lí
12.Tài liệu dùng trong các lớp tập huấn BDGV cốt cán thực hiện CT và SGK lớp 12. NXB Giáo dục 2008
[4] Vương Tấn Sĩ. Ứng dụng phần mềm mô phỏng thực hiện giáo án điện tử môn Vật lí. 2009
[5] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng. Phương pháp dạy học Vật Lí ở trường THPT
[6] Trần Quốc Tuấn. Chuyên đề PPDH Vật lí. Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề trong dạy học ở trường phổ thông. 2011.
[7] Hướng dẫn thực hiện CT, SGK 12 môn Vật lí (Tài liệu dùng trong các lớp tập huấn bồi dưỡng GV cốt cán thực hiện CT và SGK lớp 12). NXB giáo dục.
PHỤ LỤC
Bài 27. Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm
a) Mục tiêu bài học
Mục tiêu kiến thức
+ Hiểu các tác dụng của tụ điện, cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều.
+ Nêu được khái niệm dung kháng,viết được công thức dung kháng, biểu diễn được u và i bằng vectơ quay cho đoạn mạch chỉ có tụ điện.
+ Nêu được khái niệm cảm kháng,viết được công thức tính cảm kháng, biểu diễn được u và i bằng vectơ quay cho đoạn mạch chỉ có cuộn cảm.
+ Hiểu ý nghĩa và tính toán được giá trị của dung kháng, cảm kháng.
Mục tiêu kỹ năng
+ Tính được dung kháng, cảm kháng trong mạch xoay chiều. + Rèn luyện kỹ năng quan sát TN và rút ra kết luận.
+ Rèn luyện kỹ năng vẽ giảng đồ Fre-nen cho đoạn mạch chỉ có tụ điện và đoạn mạch chỉ có cuộn cảm.
+ Giải bài tập có tụ điện, cuộn cảm trong mạch xoay chiều.
b) Chuẩn bị
Giáo viên
+ Thiết lập TN ảo bằng CP605 chỉ có tụ điện trong mạch xoay chiều, biểu diễn kết quả ra biểu đồ thị.
+ Thiết lập TN ảo bằng CP605 chỉ có cuộn cảm trong mạch xoay chiều, biểu diễn kết quả ra biểu đồ thị.
+ Hình vẽ giản đồ vectơ; hình vẽ 27.4 và 27.8. + Chuẩn bị phiếu học tập
Học sinh
+ Bài này có liên quan nhiều đến kiến thức lớp 11, vì vậy nên yêu cầu HS ôn lại các nội dung: cấu tạo của tụ điện, định luật cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm, biểu thức suất điện động cảm ứng, chất sắt từ, mạch từ.
c) Tiến trình xây dựng kiến thức
Cơ hội sử dụng CP605 hổ trợ phương pháp NTKH
Cơ hội 1: Sử dụng CP605 mô phỏng TN khảo sát tác dụng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều (H27.1).
Cơ hội 2: Sử dụng CP605 mô phỏng đồ thị biểu diễn sự biến đổi của cường độ dòng điện và điện áp giữa hai bản tụ điện theo thời gian (H27.3).
Cơ hội 3: Sử dụng CP605 mô phỏng TN khảo sát tác dụng của cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều (H27.5).
Đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm
Thí nghiệm
+ Tác dụng của cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều + Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện
Giá trị tức thời của cường độ dòng điện và điện áp (mô phỏng đồ thị 27.7)
Biểu diễn bằng vectơ quay
Định luật Ôm đối với đoạn mạch có cuộn cảm.Cảm kháng
Câu hỏi: 1,2
Bài tập: 1,2,3,4,5,6
Trong mạch điện xoay chiều, ngoài điện trở thuần, ta còn gặp hai loại phần tử khác là tụ điện và cuộn cảm. Chúng có tác dụng gì đối với mạch điện này?
Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện
Thí nghiệm :
+ Tác dụng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều + Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện
Giá trị tức thời của cường độ dòng điện và điện áp (mô phỏng đồ thị 27.3)
Biểu diễn bằng vectơ quay
Cơ hội 4: Sử dụng CP605 mô phỏng đồ thị biểu diễn sự biến đổi của cường độ dòng điện và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần theo thời gian (H27.7).
d) Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút)
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Cán bộ lớp báo cáo sỉ số của lớp.
- Lắng nghe câu hỏi của GV.
HS1: Suy nghĩ và trả lời.
HS2: Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Yêu cầu cán bộ lớp cho biết tình hình của lớp.
Nêu câu hỏi:
Câu 1: Định nghĩa dòng điện xoay chiều ? Biểu diễn các giá trị U , I qua các đại lượng U0 , I0 lên giản đồ Fre-nen. Câu 2: Nêu mối quan hệ u và i trong mạch chỉ có R.
- Nhận xét đánh giá và cho điểm.
Hoạt động 2: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập (3 phút)
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Quan sát theo dõi GV đặt vấn đề.
- Tư duy suy nghĩ về vấn đề đưa ra
- Các bài trước, các em đã tìm hiểu về dòng điện xoay chiều và đã xét một đoạn mạch chỉ có điện trở. Khi ta thay điện trở bằng một phần tử khác (tụ điện hoặc cuộn cảm) thì biểu thức cường độ dòng điện và hiệu điện thế qua mạch có dạng như thế nào? Độ lệch pha giữa chúng được xác định như thế nào? Có gì khác so với mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở?
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của tụ điện (17 phút)
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Tụ điện gồm hai vật dẫn (gọi là hai bản tụ điện) đặt gần nhau, cách điện với nhau.
- Nêu cấu tạo của tụ điện và tác dụng của tụ điện trong mạch điện có dòng điện không đổi.
- Tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua. Vì giữa hai bản tụ là môi trường chất cách điện.
Mắc mạch điện, tiến hành thí nghiệm và nhận xét.
- Đèn sáng.
- Dòng điện.
- Nhận xét : Khi k đóng đèn Đ sáng
Tụ điện cho dòng điện xoay chiều "đi qua".
- Sáng hơn.
- Tụ điện có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều.
- Theo dõi và đưa ra nhận xét về quan hệ pha và tần số của u(t) và i(t).
- Hãy giải thích tại sao tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua ?
Đưa ra vấn đề cần nghiên cứu và tổ chức đàm thoại :
- Đối với dòng điện xoay chiều thì tụ điện có cho dòng điện đi qua không ? Nó có tác dụng gì trong mạch điện xoay chiều ?
Hướng dẫn HS sử dụng CP605 mắc sơ đồ như hình 27.1
- Sau khi đóng khóa K ta thấy đèn như thế nào ?
- Hiện tượng này chứng tỏ trong mạch xuất hiện cái gì ?
- Em có nhận xét gì?
- Nếu tụ điện bằng dây dẫn thì độ sáng của đèn như thế nào ?
- Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ? - Cho HS quan sát độ biến thiên của hai chùm tia dòng điện xoay chiều và điện áp theo thời gian trên phần mềm CP605
Hoạt động 4: Tìm hiểu các giá trị tức thời của cường độ dòng điện và điệp áp. Độ
lệch pha giữa chúng. Giản đồ Fre-nen (10 phút)
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Tiếp nhận nhiệm vụ u = U0sint q = Cu = CU0sint. CU t C U t dt d i 0sin 0cos u = U0sint = U0cos(t - 2 ) i sớm pha hơn u một góc 2 .
- Hãy chứng minh độ lệch pha giữa u và i của mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện bằng /2.
- Viết biểu thức hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện ?
- Viết biểu thức điện tích tức thời trên bản của tụ điện nối vào điểm M ?
Với quy ước : u > 0 nếu điện thế của điểm M lớn hơn điện thế của điểm N, i > 0 nếu dòng điện chạy từ M đến N.
- Hãy tìm biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch ?
Hướng dẫn học sinh biến đổi biểu thức hiệu điện thế giữa 2 bản của tụ điện ? - Em có nhận xét gì giữa u và i ? - u và i biến thiên điều hòa cùng tần số và
lệch pha /2.
- i sớm pha hơn u một góc /2.
- Tác dụng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều:
+ Cản trở dòng điện xoay chiều
+ Làm cho cường độ dòng điện sớm pha
/2 so với điện áp.
- Nêu cấu tạo tụ điện và giải thích
- Dựa vào đồ thị lí giải
- Hãy xác định độ lệch pha giữa dòng điện xoay chiều và điện áp.
- Giữa u và i đại lượng nào sớm pha hơn? - Hãy cho biết tụ điện có tác dụng gì trong mạch điện xoay chiều?
- Hãy giải thích tại sao tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua mà không cho dòng điện một chiều đi qua.
Dựa vào đồ thị hãy lí giải quá trình tích và phóng điện của tụ điện.
Học sinh tự vẽ giãn đồ vectơ. Hãy biễu diễn uc và ic lên giản đồ vectơ quay. Cách vẽ tương tự như mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện.
Hoạt động 5: Tìm hiểu định luật Ôm đối với mạch có tụ điện. Dung kháng (10 phút) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Theo dõi - Tương tự nhau. - Giống R - Cản trở dòng điện Từ I0 = CU0 I = UC = C U 1 Định luật ôm I = C Z U với ZC = C 1 .
- Em hãy so sánh biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện với đoạn mạch một chiều chỉ có điện trở R ?
- Vai trò của ZC giống đại lượng nào ? - Nêu ý nghĩa của ZC ?
Hoạt động 6: Tìm hiểu về tác dụng của cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều (15
phút)
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần không đáng kể gọi là cuộn cảm.
- Suy nghĩ
- Ráp mạch và tiến hành thí nghiệm
- Quan sát thí nghiệm.
Cho học sinh đọc sách và nêu định nghĩa cuộn cảm.
- Cuộn cảm thuần không ảnh hưởng tới dòng điện không đổi nhưng có ảnh hưởng như thế nào đối với dòng điện xoay chiều? Hướng dẫn HS sử dụng phần mềm CP605 mắc sơ đồ như hình 27.5
- Không đổi.
- Đèn sáng hơn rõ rệt so với khi mở khóa K.
- Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện. - Độ sáng của đèn tăng lên.
- Tác dụng cản trở dòng điện của cuộn cảm phụ thuộc vào hệ số tự cảm.
L=4107n2V
- Độ tự cảm của một cuộn dây phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, số vòng của cuộn dây và độ từ thẩm của lõi thép.
- Nếu mắc A, B với nguồn điện một chiều thì sau khi đóng hay mở khóa K ta thấy độ sáng của đèn như thế nào ?
- Nếu mắc A, B với nguồn điện xoay chiều thì sau khi đóng hay mở khóa K ta thấy độ sáng của đèn như thế nào ? - Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?
- Khi K mở, nếu ta thay đổi hệ số tự cảm thì độ sáng của đèn thế nào?
- Tác dụng cản trở dòng điện của cuộn cảm phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- Độ tự cảm của một cuộn dây phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Hoạt động 7: Tìm hiểu về giá trị tức thời của cường độ dòng điện và điện áp. Biểu
diễn lên vectơ quay (15 phút)
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Quan sát dao đồ thị
Hướng dẫn HS thành lập biểu thức cường độ dòng điện và điện áp của đoạn mạch chỉ có cuộn cảm.
Cho HS xem hiển thị đường biểu diễn u(t), i(t) trên phần mềm CP605
i = Iocost e = L dt di = LI0sint u = iRAB – e u = U0cos(t + 2 )
u nhanh pha hơn i một góc bằng 2
.
- Khi dòng điện qua cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây có một suất điện động tự cảm. Theo định luật Len-Xơ, suất điện động tự cảm sinh ra dòng điện tự cảm có