2.4.4.1 Phƣơng pháp phân tích khối lƣợng
Nguyên tắc của phƣơng pháp phân tích khối lƣợng là dựa vào việc xác định chính xác khối lƣợng của chất cần phân tích (hoặc các hợp chất của chúng) đƣợc tách ra khỏi mẫu phân tích ở dạng tinh khiết (hoặc dƣới dạng một hợp chất có thành phần đã biết).
Để xác định hàm lƣợng SO42- trong mẫu, ta cho SO42- phản ứng với Ba2+ tạo kết tủa không tan màu trắng đục. Lọc, sấy khô và đem cân lƣợng kết tủa này. Dựa vào khối lƣợng kết tủa thu đƣợc ta tính đƣợc hàm lƣợng SO42- có trong mẫu.
2.4.4.2 Phƣơng pháp đo độ đục
Phƣơng pháp xác định sulfate bằng cách đo độ đục đƣợc dựa trên sự hình thành BaSO4 sau khi thêm BaCl vào mẫu. Để tăng hiệu quả hình thành keo BaSO4 dung dịch đệm acid chứa các muối MgCl2, KNO3, CH3COONa và acid CH3COOH đƣợc cho vào. Bằng việc chuẩn hóa phƣơng pháp tạo keo BaSO4 lơ lửng, sulfate đƣợc xác định bằng cách này đáp ứng đƣợc nhiều mục đích khác nhau. Phƣơng pháp này cho kết quả
rất nhanh và đƣợc ứng dụng rộng rãi. Khi nồng độ sulfate lớn hơn 10 mg/L, trƣớc khi thực hiện phƣơng pháp này, một lƣợng nhỏ mẫu đƣợc lấy sau đó pha loãng thành 50 mL sau đó thực hiện theo phƣơng pháp đã đề cập. Để số liệu chính xác, trong khi thực hiện phép đo luôn phải sử dụng mẫu chuẩn để loại bỏ các sai số có thể xảy ra do thao tác và các chất thêm vào.
2.4.4.3 Phƣơng pháp đo tự động dùng methylthymol blue
Phƣơng pháp này rất có lợi khi đo nhiều mẫu một lúc. Ở đó mẫu và hóa chất liên tục đƣợc bơm tự động vào thiết bị đo và đƣợc hòa trộn với nhau. Sau thời gian cần thiết để phản ứng hóa học xảy ra, mẫu đƣợc đƣa vào bộ phận đo để xác định độ màu từ đó xác định đƣợc lƣợng sulfate. Trong phƣơng pháp này BaCl2 đƣợc bơm tự động vào mẫu trong môi trƣờng pH thấp để tạp kết tủa BaSO4 sau đó pH của dung dịch đƣợc điều chỉnh đến 10. Tiếp đó methylthymol đƣợc thêm vào để tạo phức xanh với lƣợng Ba2+ dƣ. Lƣợng methylthymol không tạo phức sẽ có màu xám và đƣợc đo tự động.