Kiến của người dân và cán bộ về công tác xử lý vi pham

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA môi TRƯỜNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 52)

trường Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014

Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ về công tác xử lý vi phạm về môi trường Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014

(Đv:%)

Tỉ lệ Triệt để Không triệt để

Người dân 100,00 0,00

Cán bộ 100,00 0,00

(Nguồn: phiếu điều tra người dân và cán bộ) Nhận xét:

Bảng 4.8 cho ta thấy công tác xử lý vi phạm về môi trường của Thành phố đối với người dân và cán bộ là 100%. Qua đó ta thấy được trong thời gian qua Thành phố đã chú trọng đến vấn đề xử lý và quản lý chặt chẽ về môi trường .

4.4. Khó khăn tồn tại và giải pháp về thanh tra môi trường tại Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014

4.4.1. Khó khăn, tồn tại

- Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng đối với các chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường của các doanh nghiệp và cá nhân chưa cao, còn mang tính đối phó. Trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ở một số địa phương chưa cao

Người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc BVMT và hậu quả của việc MT bị ô nhiễm. Nơi người dân sinh sống không bị ô nhiễm hay cách xa khu vực bị ô nhiễm và điều quan trọng là lợi nhuận khiến họ bỏ qua MT, và chính những tác động xấu của người dân, vô hình chung người dân tự nghĩ rằng những hành vi đó không ảnh hưởng trực tiếp đến mình.

Các thủ tục hành chính cũng như thủ tục về giấy phép hay quyền sử dụng còn rắc rối khiến người dân còn ngại trong việc đi đăng ký giấy phép kinh doanh, sản xuất hay làm CKBVMT, dẫn đến tỉ lệ vi phạm ngày càng tăng

Tình trạng rác thải đổ không đúng nơi quy định, rác thải không được thu gom xử lý, không đảm bảo VSMT... còn diễn ra tai nhiều khu vực, địa phương trong thành phố mà chưa có giải pháp khắc phục

Số lượng biên chế cán bộ thanh tra còn thiếu phần lớn cán bộ thanh tra không được đào tào chuyên sâu về một số lĩnh vực (như lĩnh vực bảo vệ môi trường, khoáng sản…), năng lực không đồng đều, phải đảm nhiệm nhiều lĩnh vực cơ bản của ngành, ngoài ra còn tham ra các đoàn liên ngành do UBND tỉnh triệu tập. Vì vậy, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với các đơn vị chưa nhiều.

- Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng đối với các chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường đã được thực hiện. Tuy nhiên ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường của các doanh nghiệp và cá nhân chưa cao, còn mang tính đối phó. Trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ở một số địa phương chưa cao

+ Cơ chế, chính sách pháp luật về môi trường còn có nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi, điều chỉnh, gây rất nhiều khó khăn cho tổ chức thực hiện

+ Có nơi chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường, có biểu hiện mất dân chủ, cán bộ thi hành công vụ thực hiện chưa đúng chính sách pháp luật môi trường. Một số vụ việc khiếu nại tố cáo liên quan đến môi trường xảy ra chưa xử lý kịp thời, nghiêm minh, gây bất bình trong nhân dân.

+ Sự phối hợp giữa cấp, ngành và các đoàn thể có nơi chưa chặt chẽ và thường xuyên do đó các khiếu tra có kết luận nhưng cấp có thẩm quyền chậm trễ ra quyết định giải quyết.

-Thuận lợi

Thành phố Thái Nguyên có vị trí thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, nhu cầu của cuộc sống ngày một cao, đời sống tiên tiến hơn. Thành phố đã khai thông và mở rộng nhiều tuyến đường để thuận tiện đi lại và giao lưu văn hóa, buôn bán. Cũng vì thế việc đi lại phục vụ cho công tác thanh tra, xử lý được diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Tỉ lệ người dân có trình độ văn hóa, tính nhận thức cao, đã số đã có ý thức bảo vệ môi trường

Là nơi tập trung nhiều trường Cao đẳng, Đại học số lượng học sinh sinh viên lớn tạo điều kiện thuận lợi cho tuyên truyền ý thức và nhận thức về môi trường, dễ dang thực hiện các hoạt động học sinh sinh viên bảo vệ môi trường

4.4.2. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thanh tra

- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sát thực của các cấp uỷ đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng xã hội về các chính sách pháp luật của nhà nước và của Tỉnh trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường để các tổ chức và cá nhân hiểu và tự giác chấp hành theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của chính quyền cấp huyện và cấp xã, uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác quản lý; giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân, tránh để xảy ra điểm nóng hoặc khiếu kiện đông người.

- Kiên quyết xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định.

- Giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân, tránh để xảy ra các điểm nóng hoặc khiếu kiện đông người. Phối hợp với UBND cấp huyện tuyên truyền, giải thích những chính sách pháp luật về tài nguyên môi trường, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo ngay từ khi mới phát sinh.

- Hàng năm tập huấn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về lĩnh vực tai nguyên môi trường cho cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn và cán bộ tài nguyên môi trường cấp huyện.

- Có quy định xử lý nghiêm minh những người có hành vi xúi dục người khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu nại, tố cáo dai dẳng không đúng quy định của pháp luật. Đồng thời phải có chế tài xử lý những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai nhưng không giải quyết hoặc không giải quyết kịp thời.

-Thông qua các cuộc kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, các đơn vị sản xuất

kinh doanh đã tăng cường nhận thức, quan tâm và có ý thức hơn trong việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải và chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó từng bước thực hiện các biện pháp xử lý nước thải, khí thải trước khi thải ra môi trường.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

5.1.1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội

Thành phố Thái Nguyên có những lợi thế lớn về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hôi, là trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, là nơi mạng lưới giao thông giày đặc, giao thoa với những tỉnh lớn. Tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học. Nguồn lao động dồi dào. Trong giai đoạn 2012 – 2014 nền kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, nền kinh tế của thành phố phát triển mạnh

Tập nhiều các trường đại học , cao đẳng dẫn đến nguồn lao động trẻ dồi dào cho các khu công nghiệp, xí nghiệp thuộc ngoại ô thành phố Thai Nguyên Tốc độ đô thị hóa tăng cao kéo theo những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống về tinh thần, các khu vui chơi, dịch vụ giải trí mua sắm có tốc độ phát triển mạnh để đảm bảo nhu cầu của người dân

5.2. Kết quả Thanh tra xử lí vi phạm tại Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012- 2014

-Từ năm 2012- 21014 trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có tổng số 97 cơ sở được thanh tra môi trường. Trong đó xả thải trái phép ra môi trường là 10 vụ, đổ thải xả thải vượt quá giấy phép là 24 vụ, chưa thực hiên thủ tục hành chính về môi trường là 15 vụ, các sai phạm khác là 48 vụ. Với tổng số tiền phạt lên tới 1.781.000.000

55.2. Kiến nghị

-Tiếp tục phát huy công tác quản lý về môi trường

- Tiếp tục nâng cao công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường - Hạn chế những tác động xấu đến môi trường, cần tiến hành phối hợp chặt chẽ các cơ quan, tổ chức xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia.

2. Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác thanh tra môi trường

3. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

4. Giáo trình pháp luật và thanh tra môi trường của PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn, Đại học Nông lâm Thái Nguyên

5. Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê môi trường năm 2012 của Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên.

6. Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê môi trường năm 2013 của Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên.

7. Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê môi trường năm 2014 của Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên.

8. Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên từ năm 2012 đến 2014. Sổ theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Thái

9. Phòng thanh tra sở TNMT Tỉnh Thái Nguyên Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013

10. Phòng thanh tra sở TNMT Tỉnh Thái Nguyên Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014

11. Phòng thanh tra sở TNMT Tỉnh Thái Nguyên Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015

12. Nghị định số 80/2006NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo vệ môi trường

13. Nghị định số 41/2005NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thanh tra

14. Nghị định số 21/2008NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sủa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006NĐ-CP ngày 09/08/2006

15. Nghi định số 81/2006NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

16. Nghị định số 117/2009NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA môi TRƯỜNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)