Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA môi TRƯỜNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 36)

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km.Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. 4.1.1.2 Địa hình, diện mạo

Khác với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định hay các thành phố khác thuộc vùng đồng bằng, thành phố Thái Nguyên mang dáng vẻ của một thành phố vùng trung du miền núi phía Bắc, một thành phố bên sông Cầu. Điều đó đã được thể hiện qua các công trình mang tính lịch sử có những đặc trưng riêng như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên,.. Cùng với đó là các công trình mới liên tục được mọc lên như: Tòa nhà Đông Á, Tháp Victory, Chợ Thái,Tòa nhà Sao Việt, Tòa nhà Sea Gull, Tòa nhà New Day, các khu đô thị mới,.. Tất cả đã tạo nên một thành phố Thái Nguyên với một phong cách riêng, không giống bất kỳ một thành phố nào. Trong tương lai, thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉnh tranh đô thị khang trang hơn với các dự án và công trình đã và đang triển khai như: Tháp đôi Trung tâm thương mại Thái Nguyên, Khu đô thị Xương Rồng, Khu đô thị mới hai bờ sông Cầu, Khu đô thị Hoàng Văn Thụ và Đường Bắc Sơn,TT-tổ hợp thương

mại, Intelligent city. Các công trình này được hứa hẹn là sẽ tạo điểm nhấn, tạo thế và lực mới cho sự phát triển năng động của thành phố Thái Nguyên trong tương lai.

4.1.1.3 Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông phi nhiệt đới lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn.

4.1.1.4 Thủy văn

Hệ thống sông ngòi bao quanh Thành phố Thái Nguyên như Sông cầu. Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí

địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 4.1.1.5.1 Tài nguyên đất

• Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...

4.1.1.5.2 Tài nguyên nước

• Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú.

4.1.1.5.3 Tài nguyên rừng

• Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

4.1.1.5.4 Tài nguyên khoáng sản

• Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

4.1.1.6 Thực trạng môi trường -Môi trường nước:

+Nguồn nước mặt: Nhìn chung các sông suối ao hồ hiện đã có dấu hiệu bị ô nhiễm và đang có xu hướng ngày càng một tăng. đặc biệt là ở những khu vực đông dân cư, khu vực có tốc độ kinh tế phát triển cao. nguyên nhân bị ô nhiễm là do tất cả các loại nước thải hầu như chưa qua xử lý đã xả thải thẳng ra môi trường

+Nguồn nước ngầm: Phần lớn các giếng khoan và các giếng khơi có chất lượng nước đảm bảo quy định tiêu chuẩn TCVN5944 - 1995, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

-Môi trường không khí:

Môi trường trên địa bàn thành phố khá là trong lành. ngoại trừ những nơi như trung tâm thành phố, lương xe cộ giao thông lưu hành lớn nên khii khí bị ô nhiễm, khói và bụi nhiều

- Môi trường đất:

Hiện tượng giảm hệ sinh thái động vật và thực vật do khai thác không hợp lý. Hiện tượng sói mòn, rủa trôi làm nghèo chất dinh dưỡng trong đất, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Nhận thức chưa đúng đắn về việc sử dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật ở một số bộ phận dân cư dẫn đến làm chai lỳ đất, ảnh hưởng tới độ phì của đất.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.2.Kinh tế - xã hội

Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam.

Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh.

Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liêu xây dựng, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc "1 cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố.

Năm 2011, thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: GDP đầu người đạt 37triệu đồng (tăng7 triệu đồng so với năm 2010), thu ngân sách đạt 960 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 3015tỷ đồng.

4.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

4.1.3.1 Thực trạng phát triển hệ thống giao thông.

Hiện chưa có thống kê đầy đủ về số lượng các đường, phố ở thành phố Thái Nguyên. Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

Nhìn chung, hạ tầng giao thông đô thị của thành phố đã và đang được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dân số thành phố Thái Nguyên không ngừng tăng nhanh, thêm vào đó là mỗi năm thành phố phải đón nhận một lượng lớn người nhập cư là sinh viên theo học các trường Đại học cao đẳng trên địa bàn nên đã xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ tại một số điểm vào những giờ cao điểm như: Ngã tư Đồng Quang, Đường Hoàng Văn Thụ, Đường Chu Văn An (Do đường quá hẹp, mật độ phương tiện vào giờ cao điểm dày đặc), Đường Lương Ngọc Quyến,...khiến cho bức tranh giao thông thành phố trở nên xấu đi.

Hệ thống giao thông liên vùng

Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 3 đường Quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ B1 (đi Lạng Sơn). Ngoài ra để giảm mật độ các phương tiện ra vào trung tâm thành phố, thành phố đã đầu tư xây dựng tuyến đương tránh

TP.Thái Nguyên, hiện tuyến đường này đã được đưa vào sử dụng. Thành phố Thái Nguyên có 2 hệ thống đường sắt chính:Hà Nội-Quan Triều và Lưu Xá - Kép, ngoài ra còn có tuyến Quan Triều - Núi Hồng chuyên dùng để chở khoáng sản. Hệ thống đường sông nội thủy hiện không còn được sử dụng do các sông thường có mức nước nông nhất là vào mùa đông. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Ngoài ra thành phố còn là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như: Cao Bắng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

Ngoài ra, thành phố còn có Sân bay Đồng Bẩm, nhưng hiện đang bị bỏ hoang và không được sử dụng

Thành phố hiện có 1 bến xe khách tại khu vực trung tâm. Dự kiến trong tương lai, thành phố sẽ có 3 bến xe khách: Bến xe trung tâm, Bến xe phía Bắc, Bến xe phía Nam. Bến xe Trung tâm cũ sẽ được chuyển đổi thành Bến trung chuyển xe bus.

4.1.3.2 Thủy lợi

Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng.đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

4.1.3.3 Hệ thống điện sinh hoạt

Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm.

4.1.3.4 Giáo dục đào tạob Thành phố Thái Nguyên là một trong 3 khu vực có nhiều trường đại học nhất trong cả nước bao gồm:

- Các trường đại học và khoa trực thuộc Đại học Thái Nguyên:

- Các Viện nghiên cứu khoa học trực thuộc Đại học Thái Nguyên phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.

- Ngoài các trường thuộc Đại học Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên còn có nhiều trường Đại học, Cao đẳng thuộc các bộ, ngành khác.

- Các trường trung học phổ thông 4.1.3.5 Y tế

Thành phố là trung tâm y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ với nhiều bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao như:

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên - Là bệnh viện tuyến Trung ương

Bệnh viện A - Là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Bệnh viện Gang Thép - Là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

Bệnh viện Mắt

Bệnh viện Trường Đại học Y - Trực thuộc Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bệnh viện Đa khoa thành phố Thái Nguyên Bệnh viện Đa khoa Trung tâm

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thái Nguyên Bệnh viện Đa khoa Việt Bắc

Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên Bệnh viện Đa khoa An Phú

Bệnh viện Tâm thần

Bệnh viện Điều dưỡng va phục hồi chức năng Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

Bệnh viện Lao và Phổi Thái Nguyên

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Da liễu Trung tâm y tế dự phòng Trung tâm y tế thành phố Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

Và nhiều các trung tâm khám chữa bệnh tư nhân, dự án bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Phúc Thắng đang được đầu tư xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2015

4.1.3.6. Quy hoạch

Thành phố đang triển khai xây dựng và mở rộng một số khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Thai Nguyen Park City (44,42ha), Khu đô thị mới Thịnh Quang(130ha), Khu đô thị mới Bắc Sơn - Sông Hồng (16,5ha), Khu đô thị mới Detechland Túc Duyên (66,9ha), Tổ hợp đô thị và dịch vụ APEC Gia Sàng (52.711m2), Khu đô thị mới phía Tây thành phố (1500ha),Khu đô thị mới phía Nam thành phố (44,5ha), Khu đô thị mới Nam Sông Cầu (133ha), Khu phố châu Âu bên bờ sông Cầu (136.380m2), Khu đô thị mới Thai Hưng (195ha), Dự án đường đô thị Đán-Núi Cốc và hệ thống 8 khu đô thị mới dọc tuyến đường (dự kiến hoàn thành vào năm 2015)... Ngoài ra còn có các dự án Thành phố công nghệ và giao lưu quốc tế APECI (2200ha), Dự án Thành phố thông minh (1035 ha) nằm trong Tổ hợp đô thị thương mại và dịch vụ Yên Bình với tổng diện tích quy hoạch là 8009 ha được triển khai tại 2 huyện Phú Bình và Phổ Yên sẽ là vùng đô thị quan trọng của thành phố Thái Nguyên trực thuộc trung ương trước năm 2020.

Trong tương lai gần, một phần các xã phía Tây của Thành phố Thái Nguyên bao gồm các xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu sẽ được tách

ra để cùng với một phần huyện Đại Từ, Phổ Yên thành lập thị xã Núi Cốc vào năm 2013. Khi thành lập thị xã Núi Cốc sẽ có diện tích 23.844,82ha

diện tích tự nhiên và 53.581 nhân khẩu. 4.1.3.7. Văn hóa du lịch

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới được tổ chức SIDA Thuỵ Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hoá khác.

Nhà hát ca múa dân gian Việt Bắc

Nhà hát ca múa dân gian Việt Bắc là nhà hát trung ương đóng trên địa bàn Thái Nguyên trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Trụ sở tại Đường Chu Văn An - TP.Thái Nguyên. Nhà hát đang được đầu tư xây dựng địa điểm mới tại Đường Hoàng Văn Thụ - TP.Thái Nguyên

Khu du lịch Hồ Núi Cốc

Cách trung tâm thành phố 16 km về phía Tây, Khu du lịch Hồ Núi Cốc hứa hẹn là điểm đến đầy hấp dẫn với du khách. Đến với Hồ Núi Cốc là đến với truyền thuyết huyền thoại Nàng Công Chàng Cốc, là hòa mình vào phong cảnh non nước nên thơ hữu tình nơi đây. Cùng với đó là hệ thống vui chơi giải trí khá thú vị như: Huyền Thoại Cung, Động Ba Cây Thông, Động Thế giới Âm phủ, Sân khấu nhạc nước, Vườn thú Hồ Núi Cốc, Công viên nước Hồ Núi Cốc...hay bạn cũng có thể đi du thuyền trên hồ, đi thăm các hòn đảo, thăm ngôi nhà cổ 300 năm trên Hồ Núi Cốc. Tất cả sẽ đem lại cho bạn những giây phút nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời nhất tại Hồ Núi Cốc. Trong những năm qua, mạng lưới nhà hàng khách sạn không ngừng được đầu tư xây dựng và

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA môi TRƯỜNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)