Sự ảnh hưởng của áp suất chân không đến quátrình sấybí đỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu động học quá trình sấy bí đỏ (Trang 40 - 44)

Trong quá trình sấy chân không vi sóng, áp suất chân không là yếu tố có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sấy. Áp suất cao thì tốc độ thoát hơi ẩm chậm, thời gian sấy chậm, áp suất thấp thì tốc độ thoát hơi ẩm nhanh, thời gian sấy nhanh.

Sấy trong môi trường chân không giúp sản phẩm giữ được hình dạng, màu sắc, thành phần dinh dưỡng, các vitamin, những thành phần mà khi sấy với áp suất bình thường thì dễ dàng bị mất đi do khi áp suất thấp thì nhiệt độ sôi của nước bên trong sản phẩm cũng hạ thấp. Vì thế làm tăng chất lượng, tính cảm quan và giá trị kinh tế cho sản phẩm sau khi sấy.

Cường độ vi sóng (W)

Áp suất chân không (mbar)

Thời gian sấy (phút)

Mẫu 3 300 55 26

Mẫu 5 140 31

Mẫu 8 225 34

Kết quả thí nghiệm của ba mẫu sấy có cùng cường độ vi sóng 300W; với 3 độ chân không khác nhau là 55 140 và 225 mbar cho thấy:

Cùng một điều kiện phát năng lượng vi sóng, khi áp suất càng thấp (độ chân không càng cao), thì thời gian sấy càng nhanh. Thời gian để mẫu đạt <5% ẩm là khoảng 26 phút, 31 phút, 34 phút tương ứng với độ chân không 55 140 và 225 mbar.

4.2.2 Đường cong sấy cùng nhiệt độ nhưng ở áp suất bình thường và áp suất chân không

Nhiệt độ (0C) Áp suất (mbar) Thời gian sấy (phút)

Mẫu 14 50 50 240

Mẫu 17 1019 810

Kết quả thí nghiệm của 2 mẫu sấy có cùng nhiệt độ 50 0C; với 2 độ chân không khác nhau là 50 và 1019 mbar cho thấy:

Thời gian để mẫu đạt <5% ẩm là khoảng 240 phút nhanh so với 810 phút tương ứng với độ chân không 50 và 1019 mbar. Vậy thời gian sấy được rút ngắn rất đáng kể nhanh gấp 3,5 lần.

4.2.3 Đường cong tốc độ sấy cùng cường độ vi sóng nhưng khác áp suất chân không

Cường độ vi sóng (W)

Áp suất chân không (mbar)

Thời gian sấy (phút) Tốc độ sấy (%/phút) Mẫu 3 300 55 26 2,9 Mẫu 5 140 31 2,5 Mẫu 8 225 34 2,3

Kết quả thí nghiệm của ba mẫu sấy có cùng cường độ vi sóng 300W; với 3 độ chân không khác nhau là 55 140 và 225 mbar cho thấy:

Tốc độ sấy trong quá trình sấy trong thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Ở thời điểm ban đầu của quá trình sấy, tốc độ giảm ẩm của các mẫu gần như nhau, tuy nhiên sau khi mẫu đã được làm nóng bởi năng lượng vi sóng, Mẫu 3 có độ chân không là 55 mbar đã cho thấy tốc độ giảm ẩm khác biệt rõ rệt so với 2 mẫu còn lại.

Từ đồ thị cho thấy rằng khi độ chân không càng cao tốc độ thoát ẩm của vật liệu càng lớn và cũng tuân theo quy luật tăng dần với độ chân không do sự chênh lệch áp suất giữa vật liệu sấy và môi trường sấy càng cao.

4.2.2 Đường cong tốc độ sấy cùng nhiệt độ nhưng ở áp suất bình thường và áp suất chân không

Nhiệt độ (0C) Áp suất (mbar)

Thời gian sấy (phút)

Tốc độ sấy (%/phút)

Mẫu 14 50 50 240 0,29

Mẫu 17 1019 810 0,09

Một phần của tài liệu nghiên cứu động học quá trình sấy bí đỏ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)