Phân tích kỹ thuật (17): Nằm ngang 1 Nhận diện

Một phần của tài liệu phân tích kỹ thuật (Trang 66 - 68)

CLV = ((C L) (H C)) / (H L )) Trong đó C là giá đóng cửa

Phân tích kỹ thuật (17): Nằm ngang 1 Nhận diện

1. Nhận diện

Hình mẫu được hình thành sau đợt suy thoái và hình thành xu thế dập dềnh và biên độ dao động giá nằm dưới 7 đến 8%. Khối lượng giao dịch trong thời kỳ này nhỏ giọt tạo nên các phiên chợ chiều. Hình mẫu này cần được hình thành trong thời gian càng dài thì đảm bảo tính chính xác cao, ít nhất là 4 tuần.

2. Nguyên nhân và ý nghĩa

Lúc này đã vào cuối đợt suy thoái, người cần bán tháo đã kịp bán tháo hết, người không kịp bán sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với giấc mộng hồi phục giá cả ít nhất là ngang với lúc mua. Trong giai đoạn này, phần lớn các nhà đầu tư hời hợt với thị trường và diễn biến tâm lý trên thị trường lúc này rất đa dạng:

• Một số người cảm thấy sợ hãi sau đợt suy thoái nên không dám tham gia thị trường.

• Một số người đang nắm giữ cổ phiếu sẽ cảm thấy chán ngán và mất kiên nhẫn hoặc cần tiền để giải quyết các công việc khác nên chấp nhận bán lỗ.

• Một số người cảm thấy dùng dằng vì sợ hãi mua vào thì giá giảm, không mua thì mất cơ hội sở hữu cổ phiếu với giá thấp.

• Một số người thực hiện chiến dịch “nhảy sạp”, mua bán với sự chênh lệch 2 đến 3%.

• Tất cả các yếu tố dùng dằng đó tạo nên một thị trường ảm đạm và dập dềnh lên xuống kéo dài.

3. Cách sử dụng

Để tránh nhầm lẫn với các phiên điều chỉnh trong thời kỳ giảm giá giống như một cái bẫy chết người, cần chờ đợi hình mẫu kéo dài ít nhất là một tháng. Một đặc tính khác cần phải chú ý là khối lượng giao dịch nhỏ giọt và biên động dao động giá dưới 7 đến 8%.

Để củng cố thêm sự an toàn khi mua bán trong thời kỳ này tốt nhất là lựa chọn các công ty có các chỉ số cơ bản tốt để tiến hành tích trữ. Nếu không phải là nhà đầu tư dài hạn, có thể chỉ giải ngân một phần vốn để hạn chế rủi ro trong trường hợp giá cả tiếp tục đi xuống.

Trong giai đoạn này vẽ 2 đường hỗ trợ và kháng cự mà giá dao động trong khoảng đó, khi giá vượt qua 2 đường hỗ trợ và kháng cự này là những tín hiệu cần chú ý: có thể đó là sự hình thành xu thế giá mới theo chiều hướng tăng hoặc giảm. Nếu nhà đầu tư không áp dụng chiến lược nhảy sạp mà thực hiện tích trữ chờ đợi xu thế giá lên thì khi giá cả đi xuống dưới đường hỗ trợ cần hết sức cảnh giác và thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường để đề phòng thua lỗ lớn do sự chuyển đổi thành xu thế đi xuống.

Nhấn để xem kích thước thật

Giá của BHS nằm trong ngưỡng 40 – 44 kéo dài trong suốt 3 tháng 7, 8, 9. Trong suốt thời gian này khối lượng giao dịch của BHS rất nhỏ, đường MACD gần như trùng lắp với đường trung bình của chính nó. Vào đầu tháng 9 giá của BHS bắt đầu xuyên phá ngưỡng 44 với khối lượng giao dịch tăng vọt báo hiệu bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới của BHS.

Xét ví dụ về công ty cổ phần DIC

Nhấn để xem kích thước thật

Một phần của tài liệu phân tích kỹ thuật (Trang 66 - 68)