Cách sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích kỹ thuật (Trang 44 - 49)

CLV = ((C L) (H C)) / (H L )) Trong đó C là giá đóng cửa

3.Cách sử dụng

Cũng giống như OBV, A/D Line sử dụng phân kỳ âm và phân kỳ dương làm tín hiệu cảnh báo về sự thay đổi xu thế của giá cả hoặc xác nhận và củng cố tính chắc chắn của xu thế này.

• Nếu phân kỳ âm xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kỳ âm cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế giá tăng hiện tại.

• Nếu phân kỳ âm xuất hiện trong khi giá đang giảm thì phân kỳ âm khẳng định tính chắc chắn của sự giảm giá.

• Nếu phân kỳ dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế giảm thì phân kỳ dương cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế giá giảm hiện tại.

Nếu phân kỳ dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kỳ dương • khẳng định tính chắc chắn của sự tăng giá.

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh – BMP – Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn

Trong suốt 2 tháng 11 và 2 năm 2006, giá của cổ phiếu BMP có xu thế tăng, phân kỳ dương trên đồ thị A/D Line xuất hiện liên tục trong hai tháng này xác nhận tính chắc chắn của xu thế tăng giá. Thực tế xu thế này đã kéo dài sang hết tháng 01/2007 với sức tăng giá mạnh. Tuy nhiên trong tháng 01/2007 này, đồ thị A/D Line có dạng dập dền không hình thành phân kỳ dương tạo thành cảnh báo về sự suy yếu của xu thế tăng giá hiện tại. Kết quả là bước sang tha giá cổ phiếu chuyển sang trạng thái dập dềnh, dao động mạnh và bắt đầu đi xuống trong tháng 03, 04 nắm 2007.

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ - FPT – Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn

Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn

Một phân kỳ âm đã xuất hiện trên đồ thị A/D Line vào tháng 01 năm 2007 trong khi giá của cổ phiếu FPT đang theo xu thế tăng lên. Hiện tượng này cảnh báo về sự thay đổi xu thế tăng giá hiện thời trong giai đoạn tới. Kết quả thể hiện ở giá cổ phiếu của FPT bắt đầu ngừng xu thế tăng vào tháng 2 và bắt đầu đi xuống từ tháng 03 năm 2007.

Phân tích kỹ thuật (10): Chaikin Oscillator - Máy dao động Chaikin

Như đã giới thiệu trong bài viết trước về đường tích lũy phân bổ A/D Line, bài viết này sẽ giới thiệu về phương pháp bổ trợ cho A/D Line. Phương pháp này được đặt tên là

Chaikin oscillator – Máy dao động Chaikin lấy then tên của tác giả Marc Chaikin. Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (9): A/D Line - Đường tích lũy/phân bổ • Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề về khối lượng.

• Phân tích kỹ thuật (6): MACD Histogram dự đoán MACD. • Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ. • Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

Giống như MACD tính bằng hiệu số hai giá trị trung bình hàm mũ của giá thì phương pháp Chaikin Oscillator được tính toán bằng hiệu số hai giá trị trung bình hàm mũ của A/D Line . Hiệu số giữa trung bình hàm mũ trong 3 phiên và trung bình hàm mũ trong 10 phiên thường được sử dụng.

2. Ý nghĩa

Do cùng một cách tính toán, vì vậy xét về ý nghĩa, Chalkin Oscillator áp dụng đối với sự tăng giảm của A/D Line có ý nghĩa tương tự như MACD áp dụng đối với sự tăng gjảm của giá cả. Theo đó, Chalkin Oscillator xác nhận xu thế tăng hoặc giảm của A/D Line từ đó xác định xu thế tăng hoặc giảm của giá.

Nếu Chaikin Oscillator dương tức là trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn, xu thế của A/D Line là tăng; ngược lại nếu Chaikin Oscillator âm tức là trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn, xu thế của A/D Line là giảm. Nếu đường trung bình động ngắn hạn giao cắt đường trung bình động dài hạn Chaikin Oscillator sẽ thay đổi giá trị từ dương sang âm (hoặc ngược lại) xuyên qua đường trung bình (giá trị 0); tín hiệu này cảnh báo về sự thay đổi xu thế từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng hoặc ngừng xu thế tăng, giảm chuyển sang biến động dập dềnh.

Về thực chất Chaikin Oscillator phân tích chỉ ra xu thế của A/D Line chứ không trực tiếp chỉ ra xu thế của giá cả. Tính chất gián tiếp này giúp cho Chaikin Oscillator phán đoán với độ trễ ít hơn A/D Line; tuy nhiên, bù lại Chaikin Oscillator sẽ phản ánh kém chính xác hơn A/D Line. Do đó việc sử dụng Chaikin Oscillator cần phải chú ý kết hợp với các phương pháp khác nhằm tăng tính chính xác phân tích.

Chi tiết hơn về ý nghĩa của MACD và A/D Line, xin đọc các bài viết: • Phân tích kỹ thuật (9): A/D Line - Đường tích lũy/phân bổ • Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ.

3. Sử dụng

Giống như MACD, Chalkin Oscillator sử dụng hai dấu hiệu là phân kỳ âm (hoặc dương) và sự giao cắt giữa đường Chalkin Oscillator và giá trị trung bình 0. Khi sử dụng Chalkin Oscillator cần phải có sự phối hợp với các tín hiệu khác để đảm bảo sự chính xác hơn trong dự đoán và xác nhận.

Chi tiết hơn về sử dụng, Chalkin Oscillator, có thể tham tham khảo về cách dùng tương tự của phương pháp MACD nêu trong bài viết: Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ.Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ. Ví dụ về công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai - DNP

Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị - www.vietstock.com.vn

Trên đồ thị Chaikin Oscillator xuất hiện phân kỳ dương trong thời gian đủ dài vào tháng 2 và tháng 3 năm 2007. Sự phân kỳ dương kéo dài đến khi đường Chaikin Oscillator giao cắt đường trung bình giá trị 0, sự giao cắt này xảy ra trước khi đồ thị A/D Line thiết lập các đỉnh cao mới để tạo thành phân kỳ dương. Đồng thời trên đồ thị giá, ngưỡng kháng cự (Resistance) bọ phá bỏ. Các tín hiệu liên tiếp trên củng cố và khẳng định sự tăng giá của DNP.

Vào tháng 6/2007, phân kỳ âm xuất hiện trên Chaikin Oscillator với độ dốc rất lớn, trước đó phân kỳ dương trên đồ thị A/D Line đã chấm dứt đồng thời với dấu hiện đồ thị

Chaikin Oscillator giao cắt giá trị 0 cảnh báo về xu thế giảm giá. Tiếp đó, phân kỳ âm xuất hiện trên cả hai đồ thị A/D Line và Chaikin Oscillator liên tục trong thời gian dài xác nhận xu thế giảm giá đang xảy ra của DNP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích kỹ thuật (11): Độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn là khái niệm sử dụng bổ biến trong toán học thống kê. Bài viết này sẽ bàn luận về ý nghĩa độ lệch chuẩn khi sử dụng làm công cụ phân tích kỹ thuật, các bài viết sau sẽ trình bày cụ thể từng phương pháp thuộc nhóm này.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán

Nếu gọi X là giá trị của cổ phiếu, E(X) là trung bình động của X, S là phương sai, d là độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau:

S = E[(X – EX)2] = E(X2) – [E(X)]2

d = Căn bậc hai của S

Về trung bình động E(X) xem bài - Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.

Một phần của tài liệu phân tích kỹ thuật (Trang 44 - 49)