Phân loại đại biểu Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu vai trò của đại biểu hội đồng nhân dân (Trang 27)

Đại biểu Hội đồng nhân dân được lựa chọn trong số những người ưu tú từ

các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang … và được bầu theo cấp chính quyền địa phương để đại diện cho các thành phần dân cư, các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp trong xã hội. Từđó, chúng ta có hai cách phân loại đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

- Cách phân loại thứ nhất là phân loại theo cấp chính quyền địa phương do Hiến pháp 1992 chia nước ta theo cấp chính quyền địa phương cho nên đại biểu Hội

đồng nhân dân được phân thành:

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

- Cách phân loại thứ hai là phân loại theo thời gian làm việc do đại biểu Hội

đồng nhân dân được lựa chọn trong số những người ưu tú từ các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang … để đại diện cho các thành phần dân cư, các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp trong xã hội nên

đại biểu Hội đồng nhân dân được phân thành:

+ Đại biểu chuyên trách (đại biểu dành 100% thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụđại biểu của mình).

Ví dụ: Ông Trần Dương Tuấn Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre là đại biểu Hội đồng nhân dân, dành 100% thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

+ Đại biểu kiêm nhiệm (đại biểu Hội đồng nhân dân đồng thời đảm nhiệm công việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khác).

Ví dụ: Ông Huỳnh Văn Be vừa là Bí thư Tỉnh uỷ Tỉnh Bến Tre vừa là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu vai trò của đại biểu hội đồng nhân dân (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)