Rơle ngăn dòng ngược

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế, chế tạo thử bộ phận tích hợp máy khởi động và máy phát cho động cơ 100cc (Trang 56)

Rơ le ngăn dòng ngược là công tắc điện từ gồm 1 lõi thép gắn trên giá, miếng thép treo trên giá và gắn với giá đỡ. Đầu miếng thép có gắn má vít tiếp điểm, má vít

trên lõi từ nối tiếp với máy phát, được quấn bằng dây có tiết diện lớn nhưng ít vòng (cuộn dòng điện ngược), đầu kia của cuộn được nối với giá. Từ điểm nối giá này cuộn dây rẻ song song được quấn trên lõi từ bằng dây dẫn có tiết diện nhỏ nhưng số vòng dây nhiều hơn sau đó nối max

(cuộn đóng mạch).

Khi máy phát chưa hoạt động hay tốc độ máy phát chưa cao, điện từ accu sẽ không phóng về máy phát do tiếp điểm của rơ le thường hở.

Khi tốc độ máy phát tăng lên (theo tốc độ quay của động cơ), điện áp phát ra của máy phát cũng tăng lên. Đến lúc điện áp phát ra của máy phát lớn hơn điện áp

accu, từ trường do hai cuộn dây tạo ra tổng hợp lại tạo lực hút thắng lực đàn hồi của lò xo là tiếp điểm rơ le đóng, máy phát nạp điện cho accu và cấp điện cho phụ tải khác.

Khi tốc độ quay của động cơ giảm, phần ứng máy phát quay chậm lại. Điện áp phát ra của máy phát giảm đến một lúc nào đó nhỏ hơn điện áp của accu, độ từ sót của lõi thép vẫn còn hút tiếp điểm đóng mạch. Dòng điện từ máy phát sẽ chạy về accu qua cuộn dòng điện ngược. Khi đó từ trường lõi thép sẽ bị khử một phần và có độ lớn là hiệu của từ trường cuộn đóng mạch và cuộn ngăn dòng điện ngược. Lực hút của từ trường sẽ giảm, lực đàn hồi của lò xo kéo tiếp điểm hở, cắt mạch giữa accu với máy phát để dòng điện từ accu không phóng ngược về máy phát làm hỏng máy phát điện.

4.4. Rơ le diều chỉnh điện áp

Khi động cơ chưa hoạt động từ trường sót của cuộn dây yếu, lò xo kéo tiếp điểm rung đóng.

Khi tốc độ quay động cơ thấp, tiếp điểm rung đóng do lực hút của cuộn chưa thắng được lực kéo cảu lò xo. Điện trở Rđc bị đoản mạch, dòng điện từ cực dương máy phát cáp trực tiếp cho cuộn kích từ. Điện áp của máy phát tăng theo tốc độ quay của động cơ. Đến lúc tốc độ

Vít cố định Vít tiếp điểm Tiếp điểm R

đạt một giá trị nhất định thì điện áp máy phát sẽ cấp điện cho accu và cac phụ tải khác, vì tiếp điểm rung vẫn đóng, điện áp tiếp tục tăng theo tốc độ vòng quay.

Đến lúc số vòng quay tăng cao đến mức tiết chế điện áp phát ra, dòng qua cuộn dây lớn nên lực hút của cuộn lớn đủ sức thắng lực kéo của lò xo làm tiếp điểm rung mở. Điện trở Rđc được nối tiếp với cuộn kích từ, dòng kích từ qua cuộn kích bị giảm xuống, làm cho điện áp giảm. Từ trường của cuộn hút bị giảm theo nên lực hút của nó nhỏ hơn lực kéo lò xo, tiếp điểm rung được đóng lại, Rđc bị đoản mạch, điện áp lại tăng lên. Kết quả điện áp máy phát dao động liên tục có giá trị trung bình là giá trị điện áp điều chỉnh.

4.5. Rơ le hạn chế cường độ dòng điện

Khi động cơ chưa hoạt động từ trường sót của cuộn dây yếu, lò xo kéo tiếp điêm rung đóng.

Khi tốc độ quay của động cơ thấp, lực hút của từ trường cuộn hút yếu hơn lực kéo của lò xo, tiếp điểm rung đóng, điện trở Rđc bị đoản mạch, điện áp phát ra của máy phát được đặt trực tiếp lên cuộn kích. Dòng kích từ và điện áp kích từ táng lên theo số vòng quay của động cơ.

Khi tốc độ động cơ tăng lên một giá trị nào đó, cường độ dòng phát ra qua cuộn hút của rơ le và qua phụ tải vượt quá giới hạn

định mức, lực hút của cuộn hút lớn hơn lực kéo của lò xo làm tiếp điểm rung hở. Điện trở Rđc được mắt nối tiếp với cuộn kích từ làm dòng kích từ giảm xuống, dòng và điện áp máy phát giảm. Từ trường cuộn hút giảm đến lúc nhỏ hơn lực kéo của lò xo thì lò xo kéo tiếp điểm rung đóng lại, điện trở bị đoản mạch, dòng kích từ tăng làm dòng điện và điện áp phát ra tăng, tiếp điểm rung lại mở. Cứ như thế tiếp điểm rung đóng- mở với tần số nhất định để hạn chế cường độ dòng điện máy phát dao động gần như một giá trị cường độ dòng giới hạn

Rđc Tiếp điểm rung

CHƯƠNG V

KẾT QUẢ CHẾ TẠO THỬ VÀ THẢO LUẬN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 5.1. Kết quả chế tạo thử bộ phận tích hợp máy khởi động và máy phát cho động cơ 100cc.

Sau đây là một số hình ảnh trong quá trình chế tạo: Sơ đồ nối dây động cơ đề:

Hình 1: Cọc nối dây âm

Hình 2: Cọc nối dây dương và rơle Rơ le

Hình 3: sơ đồ nối dây động cơ đề – động cơ đề của xe không nối dây

Kết quả sơ đồ nối dây động cơ đề: khi kích dòng điện cho động cơ đề (dây dẫn màu đỏ ở Hình 2 vào cọc dương của accu) làm rơle (Hình 1) đóng tiếp điểm, dòng điện đi vào starto và roto của động cơ đề làm động cơ đề quay, kéo trục khuỷu động cơ xăng quay, động cơ nổ.

Sơ đồ nối dây máy phát điện:

Hình 5: dây dẫn lấy điện ở cổ góp và dân lấy điện của xe

Kết quả sơ đồ nối dây máy phát: khi động cơ xăng quay, kéo roto quay theo, ta kích từ cho starto (dây dẫn màu đỏ Hình 4 kích vào cọc dương của accu, 2 dây đen nối cọc âm accu), chạm dây dẫn lấy điện ở cổ góp vào mass tia lửa điện xuất hiện => máy phát sinh ra dòng điện, khi ta không kích từ tại đây không xuất hiện tia lửa điện.

Chế tạo mặt bích và nối dây cho động cơ điện một chiều:

Hình 7: Mặt bích chế của động cơ điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 8: Rơ le

5.2. Thảo luận, đánh giá kết quả.

Kết quả tính toán động cơ điện có sự sai khác nhiều so với động cơ điện thưc tế, do quá trình tính toán thiết kế chọn số liệu chưa được chính xác. Kiến thức trang bị về động cơ điện không thuộc chuyên ngành nên tham khảo tài liệu tính toán thiết kế động cơ điện chiếm đa phần thời gian thực hiện đề tài.

Trang thiết bị phục vụ cho việc chế tạo còn thiếu nên không chế tạo được động cơ điện như ý định thiết kế. Vì vậy việc lựa chọn động cơ đề thích hợp cho thiết kế mất khá nhiều thời gian trong quá trình chế tạo

Do không có thiết bị đo đạc nên không có kết quả chính xác về cường độ dòng điện lấy ra ở máy phát. Nên việc thiết kế chế tạo rơle không thực hiện được. Không đo

được số vòng quay của động cơ điện cũng như động cơ xăng. Không kiểm tra được môment khởi động của động cơ.

Khối lượng công việc khá nhiều vì vậy không đủ thời gian cho việc chế tạo thiết kế mạch.

1. Giáo trình hướng dẫn làm đồ án môn học động cơ đốt trong – tác giả Nguyễn Đức Phú – NXB Đại học Bách khoa Hà Nội – năm 1998

2. Tính toán nhiệt động lực học: Động cơ đốt trong – tác giả Phạm Xuân Mai –

NXB Đại học Quốc gia TPHCM – năm 2002.

3. Thiết kế máy điện – tác giả Trần Khánh Hà – Nguyễn Hồng Khanh – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – năm 2001

4. Giáo trình khí cụ điện – tác giả Phạm Văn Chới – NXB Giáo dục – năm 2007

5. Trang bị điện và điện tử trên ô tô – tác giả Bùi Văn Hữu – trường Đại học Cần Thơ

6. Giáo trình kỹ thuật sữa chữa mô tô xe máy – tác giả Lê Xuân Tới – Khoa cơ khí động lực – Trường Đại học SP kỹ thuật TP.HCM

Một phần của tài liệu tính toán, thiết kế, chế tạo thử bộ phận tích hợp máy khởi động và máy phát cho động cơ 100cc (Trang 56)