Đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ về đất đai và các tài sản gắn liền

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu tái định cư hùng sơn 3, thị trấn hùng sơn, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 63)

vi đất ti khu vc GPMB

4.3.2.1. Đánh giá kết quả bồi thường về đất

* Đơn giá bồi thường đất

Đơn giá bồi thường đất khu vực GPMB được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3 : Đơn giá bồi thường đất S T T Loại đất Đơn giá BT đất (đồng/ m2 ) Đơn giá BT sản lượng (đồng/ m2 ) Hỗ trợ chênh lệch NN và TC (đồng/ m2 ) 1 Đất trồng cây hàng năm (CHN) 17.000 1.600 2 Đất nuôi trồng thuỷ sản (TSN) 12.500 5.000

3 Đất trồng cây lâu năm

(CLN) 15.900 1.600

4 Loại đất liền kề thổ cư 18.700 44.260-240.650 5 Đất ở nông thôn (ONT) 150.000-

2.000.000

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Đại Từ)

Đơn giá bồi thường đất được dựa theo Quyết định số 2044/2005/QĐ- UBND ngày 30/09/2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v ban hành quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Dựa theo vị trí, khu vực bồi thường để từ đó đưa ra mức giá bồi thường cho từng loại đất,

47

ngoài bồi thường đất còn có bồi thường về sản lượng nuôi trồng, với loại đất liền kề thổ cư được xem xét bồi thường, hỗ trợ chênh lệch giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư.

Với đơn giá bồi thường vầ đất thổ cư như vậy hầu hết người dân trong diện bồi thường đều chưa hài lòng với mức giá bồi thường đó. Họ đều cho rằng mức giá được bồi thường thấp hơn mức giá bán trên thị trường. Hơn nữa vào thời điểm đền bù thì hầu hết giá của các mặt hàng đều tăng giá. Đặc biệt là mặt hàng vật liệu xây dựng, nên họ lo rằng với số tiền đền bù như vậy họ sẽ không đủ tiền mua đất và vật liệu xây dựng để xây nhà.

* Kết quả bồi thường đất:

Kết quả bồi thường, hỗ trợ đất được thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4 : Kết quả bồi thường đất

STT Loại đất Diện tích ( m2) Thành tiền (đồng)

1 Đất trồng cây hàng năm (CHN) 57.864,0 1.075.869.800,0 2 Đất nuôi trồng thuỷ sản (TSN) 915,0 12.623.100,0 3 Đất trồng cây lâu năm (CLN) 3.354,0 55.680.600,0 4 Loại đất liền kề thổ cư 4.730,5 712.034.265,0 5 Đất ở nông thôn (ONT) 6.308,5 2.527.400.000,0

6 Bổ sung bồi thường đất 16.878.400,0

TỔNG 73.172,0 4.400.486.165,0

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Đại Từ)

Qua bảng 4.4 ta thấy: Tổng diện tích đất bị thu hồi là 73.172 m2 với số tiền bồi thường là 4.400.486.165 đồng. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm(CHN).

Theo Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt bổ sung lần 1 phương án, dự toán bồi thường, hỗ trợ GPMB xây dựng khu Tái định cư Hùng Sơn 3, huyện Đại Từ thuộc dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo: Bổ sung bồi thường đất là 16.878.400 đồng, do điều chỉnh bổ sung đất.

48

Qua kết quả bồi thường về đất thì đất ở nông thôn có tổng số tiền bồi thường là lớn nhất, sau đó là đất trồng cây hàng năm.

Sau khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, mặc dù có bồi thường nhưng với số tiền như vậy những người dân có đất bị thu hồi rất khó có thể đầu tư vào sản xuất ngành nghề khác vì họ sống chủ yếu bằng nghề nông. Do vậy có rất nhiều người không muốn Nhà nước lấy vào phần đất của họ, gây ra nhiều khó khăn trong công tác GPMB.

4.3.2.2. Đánh giá kết quả bồi thường về cây cối

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện đã đưa ra được kết quả bồi thường về cây cối dựa theo quyết định về giá bồi thường của tỉnh Thái Nguyên và của huyện Đại Từ quy định chi tiết, được tổng hợp và thể hiện cụ thể qua bảng 4.5:

Tổng số cây cối hoa màu được bồi thường là: 7.689 cây và 17.847 m2

, với tổng số tiền bồi thường là 211.811.669 đồng. Trong đó: Tổng số tiền bồi thường cho cây Chè là lớn nhất 65.846.636 đồng, đó là loại cây mang lại kinh tế chính cho người dân địa phương. Bên cạnh đó cây Hoa hồng cũng là loại cây được trồng khá nhiều với số tiền bồi thường lớn chỉ sau cây Chè. Một số loại cây khác cũng có số tiền bồi thường cao như: cây Nhãn, cây Xoài, Rau, cây Tre, Mai, Ngà, cây cảnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần lớn các loại cây trong khu vực của dự án chủ yếu là cây ăn quả, cây hoa màu, cây Chè và Hoa hồng . Đây là những loại cây đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân. Cho nên đòi hỏi giá bồi thường phải được xây dựng trên cơ sở giá trên thị trường để đáp ứng được yêu cầu của người dân, vì vậy việc đo đếm, áp giá đối với từng loại cây được hội đồng bồi thường quan tâm chú trọng.

49

Bảng 4.5 : Kết quả bồi thường về cây cối

STT Cây cối, hoa màu Đơn vị tính Số lượng Thành tiền(đồng)

1 Gỗ tạp cây 62 3.601.250,0 2 Xoan cây 154 3.453.852,0 3 Keo cây 644 4.141.014,0 4 Kháo cây 12 673.856,0 5 Bạch đàn cây 8 710.250,0 6 Mỡ cây 15 639.826,0 7 Xà cừ cây 2 400.000,0 8 Lát cây 32 461.000,0 9 Vải cây 88 1.736.357,0 10 Chanh cây 86 2.024.256,0 11 Nhãn cây 216 24.852.246,0 12 ổi cây 39 803.689,0 13 Chuối cây 481 2.539.793,0 14 Na cây 82 3.626.562,0 15 Xoài cây 193 5.679.568,0 16 Dứa cây 790 1.134.766,0 17 Cau cây 20 251.000,0 18 Bưởi cây 57 709.023,0 19 Mít cây 59 2.067.569,0 20 Hồng cây 41 750.202,0 21 Đu đủ cây 56 815.980,0 22 Doi cây 11 415.662,0 23 Táo cây 12 855.020,0 24 Dừa cây 4 660.000,0 25 Cây ăn quả khác cây 87 1.632.420,0 26 Khoai m2 175 562.190,0 27 Rau m2 1528 8.185.472,0 28 Xả m2 412 1.205.053,0 29 Sắn củ m2 650 1.088.599,0

30 Cây hoa màu khác m2 185 912.335,0

31 Tre,mai,ngà cây 837 9.608.000,0 32 Cỏ chăn nuôi m2 2385 4.223.850,0 33 Duối m2 84 689.000,0 34 Găng m2 107 1.275.000,0 35 Chè m2 7411 65.846.636,0 36 Hồi cây 1497 2.047.000,0 37 Lưỡi hổ cây 560 3.641.800,0

38 Cây thuốc cây 102 1.203.987,0

39 Cây cảnh cây 742 7.405.586,0

40 Hoa hồng m2 4910 39.282.000,0

TỔNG 211.811.669,0

50

4.3.2.3. Đánh giá kết quả bồi thường về tài sản

Qua xem xét và tổng hợp biên bản tính toán chi tiết của các hộ gia đình trong khu vực dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt cho thấy, công tác bồi thường đã thống kê chi tiết đến từng hạng mục của công trình kiến trúc và nhà cửa.

Kết quả bồi thường về tài sản được thể hiện chi tiết qua bảng 4.6:

Bảng 4.6 : Kết quả bồi thường về tài sản STT Loại tài sản lượng Số Đơn vị

tính Diện tích Thành tiền 1 Nhà xây gạch chỉ, tường xây 220, mái bằng 1 m2 62,47 85.022.975,0 2 Nhà xây gạch chỉ, tường

xây 220, mái lợp ngói, 18 m

2 808,78 735.037.930,0 3 Tường bao 17 m3 970,35 145.266.584,0 4 Nhà tắm, nhà vệ sinh 19 m2 58,70 68.969.680,0 5 Bể nước 6 m3 15,70 4.357.142,0 6 Giếng nước 20 m3 128,8 37.961.155,0 7 Nhà để củi 1 m2 16,00 1.746.118,0 8 Nhà sao chè 2 m2 24,36 5.345.967,0 9 Nhà để xe 1 m2 43,55 4.774.015,0 10 Xưởng mộc 1 m2 23,94 3.194.526,0 11 Quán bán hàng 1 m2 15,44 2.303.093,0 12 Hố phân, bể phốt 3 m3 17,90 7.505.368,0 13 Cổng 5 m3 5,12 15.992.610,0 14 Chuồng bò 1 m2 15,22 3.058.087,0 15 Chuồng gà 3 m2 6,90 3.352.891,0 16 Chuồng lợn 8 m2 112,12 58.118.435,0

17 Đường điện vào nhà 19 md 2460,00 19.782.029,0

18 Ao 8 m3 2515,51 39.151.972,0

19 Hố vôi 1 m3 4,20 109.200,0

20 Sân láng si măng 19 m2 792,89 39.588.642,0

21 Mộ xây 19 ngôi 69.083.671,0

22 Mộ đất 10 ngôi 23.101.000,0

23 Bổ sung bồi thường tài sản 17.940.392,0

TỔNG 1.391.363.482,0

51

Theo Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt bổ sung lần 1 phương án, dự toán bồi thường, hỗ trợ GPMB xây dựng khu Tái định cư Hùng Sơn 3, huyện Đại Từ thuộc dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo: Bổ sung bồi thường tài sản là 17.940.392 đồng, do điều chỉnh bổ sung tài sản.

Nhìn vào kết quả ta thấy: Tổng số tiền bồi thường về tài sản là 1.391.363.482 đồng. Trong đó, nhà ở trong khu vực chủ yếu là nhà cấp 4, lợp mái ngói và các công trình phụ cận phục vụ đời sống như: giếng nước, nhà tắm và vệ sinh, bể nước, sản xuất và chăn nuôi gia súc và gia cầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã thực hiện tương đối tốt nội dung về thống kê, kiểm kê về nhà ở và các công trình gắn liền với đất thu hồi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót khi thực hiện kiểm kê đánh giá chất lượng cũng như vật liệu thi công hàng mục công trình.

4.3.2.4. Đánh giá kết quả hỗ trợ vềđất nông nghiệp

Ngoài việc bồi thường về đất thì việc hỗ trợ sau khi thu hồi đất là rất quan trọng và kết quả hỗ trợ về đất nông nghiệp thể hiện qua bảng 4.7:

Bảng 4.7 : Kết quả hỗ trợ về đất nông nghiệp STT Loại hỗ trợ Đơn giá

(đồng/m2 ) Diện tích (m2) Thành tiền (đồng) 1 Hỗ trợ đất 20.000 61.737,0 1.234.740.000,0 2 Ổn định sản xuất 4.000 66.429,5 265.718.000,0 3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 6.000 63.695,0 382.170.000,0 TỔNG 1.882.628.000,0 (Nguồn: Phòng TNMT huyện Đại Từ)

52

Qua bảng 4.7 ta thấy: Tổng số tiền hỗ trợ về đất nông nghiệp là 1.882.628.000 đồng. Khoản hỗ trợ này nhằm mục đích ổn định sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

Trong đó, hỗ trợ về đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất với số tiền hỗ trợ là 1.234.740.000 đồng trên tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi 61.737 m2. Vì thu nhập chính của các hộ này là từ sản xuất nông nghiệp, khi diện tích đất của họ bị thu hồi, họ không còn tư liệu sản xuất nên các khoản thu từ nông nghiệp không còn. Chính vì lẽ đó, Hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng đã đưa ra mức hỗ trợ tương đối cao 20.000 đồng/m2 các hộ dân sớm ổn định đời sống sau GPMB.

Hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất đất nông nghiệp với tổng diện tích là 66.429,5 m2, tổng kinh phí hỗ trợ là 265.718.000 đồng. Việc ổn định đời sống của người dân sau khi nhà nước thu hồi đất là rất quan trọng. Nhất là khi thu hồi đất nông nghiệp của người dân, khoản hỗ trợ để người dân ổn định lại cuộc sống và sản xuất là rất cần thiết.

Đối với khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 63.695 m2 và được hỗ trợ bằng tiền mặt để chuyển sang nghề khác. Với cách hỗ trợ bằng tiền mặt như vậy các hộ dân phải nhìn nhận và sử dụng đúng đắn số tiền đó để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với khả năng hoặc làm vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thì mới thật sự mang lại hiệu quả.

4.3.2.5. Đánh giá kết quả hỗ trợổn định đời sống, sản xuất, di chuyển và tái

định cư

Kết quả hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, di chuyển và tái định cư được thể hiện qua bảng 4.8:

53

Bảng 4.8: Kết quả hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, di chuyển, tái định cư STT Loại hỗ trợ Đơn giá (đồng) Số hộ khẩu Số Thành tiền (đồng)

1 Gia đình chính sách 5.000.000- 10.000.000 3 25.000.000,0 2 Ổn định đời sống 900.000 × khẩu 46 41.400.000,0 3 Di chuyển trong tỉnh 3.000.000 16 48.000.000,0 4 Ổn định tại khu tái định cư 1.000.000 16 16.000.000,0 5 Tự lo tái định cư 40.000.000 16 640.000.000,0 6 Bổ sung hỗ trợ di chuyển chỗ ở 23.400.000,0 TỔNG 793.800.000,0 (Nguồn: Phòng TNMT huyện Đại Từ)

Qua bảng trên ta thấy: Tổng số tiền hỗ trợ cho các hộ gia đình trong khu vực của dự án là 793.800.000 đồng.

Theo Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt bổ sung lần 1 phương án, dự toán bồi thường, hỗ trợ GPMB xây dựng khu Tái định cư Hùng Sơn 3, huyện Đại Từ thuộc dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo: Bổ sung hỗ trợ di chuyển chỗ ở là 23.400.000 đồng, do điều chỉnh bổ sung hỗ trợ di chuyển chỗ ở .

Đa phần người dân sống trong khu vực của dự án mà phải di chuyển chỗ ở đều cho rằng mức hỗ trợ di chuyển như vậy là hợp lý.

Trong khu GPMB có 3 hộ thuộc diện gia đình chính sách với mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/hộ gia đình với hộ nghèo và 10.000.000 đồng/hộ gia đình với hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ . Các gia đình này mặc dù được hỗ trợ, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống sau thì đất bị thu hồi vì cuộc sống của họ đã khó khăn hơn những gia đình bình thường khác. Do đó, khi tiến hành tính toán chi phí hỗ trợ cho các gia đình chính sách

54

cần quan tâm đến kinh tế cũng như những khó khăn trong cuộc sống của họ để đưa ra những biện pháp hỗ trợ tốt hơn.

Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ với mức giá là 30kg gạo/1 nhân khẩu/1 tháng và được hỗ trợ trong vòng 6 tháng, được quy đổi bằng tiền là 900.000 đồng/khẩu theo thời giá trung bình hiện hành tại địa phương. Những hộ trong khu vực dự án cảm thấy mức hỗ trợ như vậy là thỏa đáng.

Với những hộ tự lo tái định cư thì có những khoản hỗ trợ như: hỗ trợ di chuyển trong tỉnh, hỗ trợ ổn định tại khu tái định cư, hỗ trợ với những hộ gia đình tự lo tái định cư, để những hộ gia đình này có thể mau chóng ổn định chỗ ở và ổn định sản xuất.

4.3.2.6. Đánh giá kết quả hỗ trợ phục hồi kinh tế

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện ra quyết định hỗ trợ phục hồi lại kinh tế cho các hộ sau khi mất đi diện tích đất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.9:

Bảng 4.9 : Kết quả hỗ trợ phục hồi kinh tế đất nông nghiệp

STT DT đất NN thu hồi Đơn giá (đồng) Số hộ Thành tiền(đồng)

1 360 m2 - < 720 m2 3.500.000 33 115.500.000,0 2 720 m2 - < 1440 m2 7.000.000 21 147.000.000,0 3 1440 m2 trở lên 10.500.000 11 115.500.000,0

TỔNG 378.000.000,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Đại Từ)

Qua bảng ta cho ta thấy: Hỗ trợ phục hồi kinh tế đất nông nghiệp với ba mức diện tích đất nông nghiệp thì có ba loại đơn giá khác nhau.Tổng số tiền hỗ trợ phục hồi kinh tế là 378.000.000 đồng cho 65 hộ dân có diện tích đất nông nghiệp. Việc hỗ trợ phục hồi kinh tế đất nông nghiệp được người dân rất tán thành, khoản tiền này sẽ giúp họ mau chóng ổn định về kinh tế.

55

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu tái định cư hùng sơn 3, thị trấn hùng sơn, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 63)