Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Yên Minh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên minh, tỉnh hà giang giai đoạn 2012 2014 (Trang 28)

* Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Yên Minh

- Kết quả cấp GCNQSDĐ sản xuất nông nghiệp

- Kết quả cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp - Kết quả cấp GCNQSDĐ phi nông nghiệp

3.2.4. Đánh giá chung công tác cp GCNQSDĐ trên địa bàn huyn Yên Minh giai đon 2012 - 2014 - Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp khắc phục 3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thng kê, thu thp s liu, tài liu

Được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp về tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Yên Minh giai đoạn 2012 - 2014. Số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các công tác khác có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ của địa bàn.

3.3.2. Phương pháp phân tích và tng hp s liu, tài liu thu thp được

Được sử dụng phân tích các số liệu sơ cấp để từ đó tìm ra những yếu tố đặc trưng tác động đến việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Yên Minh giai đoạn 2012 - 2014.

- Tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập trong quá trình thực tập. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định để khái quát kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Yên Minh giai đoạn 2012 – 2014.

3.3.3. Phương pháp so sánh và đánh giá kết quđạt được

Sau khi phân tích và tổng hợp số liệu tiến hành so sánh và đánh giá kết quả đạt được để thấy tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn trên địa bàn huyện Yên Minh giai đoạn 2012 - 2014.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Minh

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Minh là một huyện miền núi cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hà Giang, tổng số đơn vị hành chính của huyện bao gồm 17 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 78.365,17 ha. Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 22°16’12” đến 22°52’35” Vĩ độ Bắc và từ 104°57’21” đến 105°23’15” Kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp nước CHND Trung Hoa.

- Phía Nam giáp tỉnh Cao Bằng và huyện Bắc Mê. - Phía Tây giáp huyện Quảng Bạ và Vị Xuyên. - Phía Đông giáp huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.

4.1.1.2. Địa hình, địa chất

Huyện Yên Minh có địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và thung lũng. Địa hình phổ biến là đồi, núi đá xen kẽ giữa đồi núi là các thung lũng nhỏ hẹp. Bao gồm có các địa hình sau:

- Địa hình núi cao: với độ dốc phần lớn trên 25°, nhiều nơi đá mẹ lộ đầu thành cụm. Các loại đất hình thành trên địa hình này có tầng dày từ 30-70cm.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi dưới 900m ở dạng địa hình này, độ dốc và mức độ chia cắt rất phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc lớn trên 25°, độ chia cắt mạnh, đá lộ đầu nhiều, tầng đất thường mỏng, một số khu vực độ dốc dưới 25°, độ chia cắt yếu, tầng đất hình thành dày.

- Địa hình thung lũng: Ở Yên Minh có các thung lũng kín xung quanh là núi thấp địa hình ở các thung lũng này khá bằng phẳng.

- Địa hình castơ: chủ yếu là các dãy núi đá vôi. Đất hình thành thường là đất đỏ vàng, tầng đất dày, kết cấu đất tốt.

4.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn - Khí hậu

Yên Minh nằm trong vùng khí hậu á đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Mùa hè trùng với gió mùa Đông Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa Đông trùng với gió mùa Đông Bắc kéo theo từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa.

* Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm 15,7°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 20,9°C (tháng7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 8,8°C (tháng1).

- Nhiệt độ tối cao trung bình: 24,6°C - Nhiệt độ tối thấp trung bình: 5,4°C

* Lượng mưa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng mưa trung bình năm 1.745mm, đây là một trong những vùng có lượng mưa bình quân năm thấp nhất của tỉnh Hà Giang, nhưng phân bố không đều trong năm: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 15% lượng mưa cả năm.

- Thủy văn:

Yên Minh có 2 con sông lớn chạy qua là sông Miện từ Trung Quốc qua huyện Yên Minh đến thành phố Hà Giang rồi đổ ra sông Lô có chiều dài là 48km, rộng 25 - 70m, sâu 3,5m và sông Nhiệm chảy qua huyện Yên Minh - Mèo Vạc - sông Gâm với chiều dài 22km, rộng 40-50m, sâu 2,5m. Đây là 2 nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.

suối đều ngắn và dốc nên vào mùa khô thường thiếu nước, vào mùa mưa hay gây ra lũ quét, vào mùa khô chỉ những xã núi đất mới được đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Còn các xã núi đá thường thiếu nước dùng. Các xã núi đất có nguồn nước ngầm nông, sạch có thể khai thác phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Dựa trên kết quả bản đồ thổ nhưỡng huyện Yên Minh tỷ lệ 1/50.000 biên vẽ năm 1999 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp điều tra xây dựng theo tiêu chuẩn phân loại định lượng của FAO - UNESCO. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Minh có 78.346,00 ha. Diện tích đất trên được chia thành 5 nhóm. Những tính chất chính của từng nhóm đất là:

- Nhóm đất phù sa (tên theo FAO - UNESCO là Fluvisols): Diện tích 475 ha chiếm 0,61% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã Đường Thượng, Du Già, Lũng Hồ, Ngọc Long và Bạch Đích.

- Nhóm đất gley (tên theo FAO - UNESCO là Gleysols): Diện tích 813 ha chiếm 1,04% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình thấp trũng như thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Du Già.

- Nhóm đất đen (tên theo FAO - UNESCO là Luvisols): Có diện tích nhỏ nhất 83 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên, được hình thành ở vùng ven chân núi đá vôi có độ dốc thấp, phân bố ở bản Pó Mới.

- Nhóm đất xám (tên theo FAO - UNESCO là Acrisols): Diện tích 57.858 ha chiếm 74% diện tích tự nhiên, phân bố trên khắp địa bàn huyện.

- Nhóm đất đỏ (tên theo FAO - UNESCO là Ferralsols): Diện tích 4599ha chiếm 5,88% diện tích tự nhiên được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá vôi các xã núi đá.

- Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt:

Chảy qua huyện có 2 con sông chính là sông Miện và sông Nhiệm, ngoài ra còn hệ thống suối nhỏ dày đặc. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, các sông suối đều ngắn và dốc. Ở các xã núi đá ngay nước dùng cho sinh hoạt cũng thiếu nhiều nên hầu như không đáp ứng được cho sản xuất nông nghiệp. Vào mùa mưa, do mưa lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp đã tạo nên dòng chảy mạnh gây lũ lớn làm ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông trong mùa mưa bão.

b. Nguồn nước ngầm:

Chưa có tài liệu điều tra khảo sát cụ thể nhưng qua thực tế sử dụng của người dân trong huyện cho thấy mực nước ngầm ở các xã núi đất có độ sâu trung bình 6 - 10m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Nói chung tài nguyên nước của Yên minh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, song cần có quy hoạch lưu giữ và khai thác sử dụng hợp lý theo hướng đảm bảo nhu cầu sử dụng nước trong năm.

- Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đất đai năm 2014. Diện tích đất có rừng hiện tại của huyện là 45.886,40 ha, chiếm 58,55% diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng phòng hộ 22.050,74 ha, rừng đặc dụng 2.162,90 ha, rừng sản xuất 21.672, 76 ha. Có thể chia tài nguyên rừng thành các khu vực như sau:

- Khu vực phía Bắc của huyện địa hình cao dốc, nhiều đá lộ đầu nên diện tích rừng còn ít, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc, cây trồng phần lớn là tre nứa, vầu và một số loài cây bụi.

- Khu vực phía Nam của huyện là khu vực có độ che phủ của rừng nhiều nhất trong toàn huyện, khu vực này còn rừng nguyên sinh với các loài

- Khu vực phía Tây của huyện diện tích rừng tự nhiên còn ở mức trung bình với các loài cây lấy gỗ và rừng vầu, tre, nứa ở các khu vực ven trục giao thông chính, rừng trồng chủ yếu là thông, sở.

- Khu vực phía Đông của huyện do địa hình phức tạp gồm các dãy núi đất và núi đá vôi xen lẫn nên diện tích rừng còn ít và không tập trung. Thực vật chủ yếu là một số loài cây bản địa như kháo, tống qua sử, vầu, trúc, lau lách.

- Tài nguyên khoáng sản

Qua thăm dò khảo sát, hiện nay trên địa bàn huyện có mỏ Antimon thuộc xã Mậu Duệ có trữ lượng lớn nhất tỉnh. Ngoài ra trên địa bàn trên huyện Yên Minh còn có các mỏ: Antimon ở xã Đường Thượng, Chì Kẽm ở xã Du Tiến, mỏ mangan ở xã Đông Minh và Na Khê. Các nhà máy đi vào khai thác và chế biến sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động góp phần giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Các hoạt động khai thác cát, đá xây dựng đang tiến hành trên địa bàn huyện, tạo sản phẩm phục vụ các công trình xây dựng, giảm giá thành xây dựng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.

- Tài nguyên nhân văn

Yên Minh hiện có 15 dân tộc cùng sinh sống với các nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể đã góp phần tạo lên một kho tàng văn hoá phong phú và hấp dẫn. Bản sắc văn hóa của các dân tộc được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, đó là:

- Hát cọi của dân tộc Tày;

- Hát phươn của dân tộc Nùng, Giấy; - Hát giao duyên của dân tộc Mông, Dao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các nét đẹp văn hóa, trên địa bàn huyện còn có các lễ hội lớn như: - Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày và lễ hội Gàu Tào (Lễ cầu mưa) - Lễ hội Làng Hai còn gọi là lễ gọi trăng của người Tày được tổ chức vào trung tuần tháng tám âm lịch hàng năm;

- Lễ cấp sắc của dân tộc Dao, lễ mừng thọ của dân tộc Tày, Xuồng. Huyện Yên Minh luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn, gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện Nghị Quyết Đảng bộ lần thứ 15 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Yên Minh, với sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự phấn đấu vươn lên của các cấp, các ngành, nhân dân các dân tộc trong huyện, nền kinh tế của huyện vẫn tiếp tục tăng trưởng, đời sống của nhân dân trong huyện cơ bản được ổn định về nhiều mặt. - Nền kinh tế từ năm 2012 - 2014 liên tục tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP của huyện năm 2012 đạt 24,53%, năm 2013 kế hoạch đạt 20,40%, năm 2014 đạt 20,61%.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của huyện năm 2014: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng, Thương mại - dịch vụ, đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.

Tuy nhiên sự tăng trưởng của khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng vẫn còn chậm và chưa ổn định. Các nhóm ngành kinh tế cần phải được sắp xếp lại để phát huy thế mạnh theo định hướng phát triển bền vững và bảo vệ

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của huyện trong những năm qua đã tập trung vào việc thâm canh tăng năng suất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

- Nông nghiệp

Với đặc thù của huyện vùng cao biên giới, nền nông nghiệp của huyện chủ yếu là độc canh cây lương thực, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư trong huyện. Trong những năm qua với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Minh, ngành nông nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét và thu được những kết quả nhất định, cụ thể đã đưa tổng sản lượng lương thực các loại (lúa, ngô, đậu tương) tăng từ 30.802,6 tấn năm 2013 lên 32.323,9 tấn năm 2014, mức lương thực bình quân đầu người tăng 58,7 kg .

Cơ cấu nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Năm 2014 tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện có 785,00 ha, tăng thêm 34 ha so với năm 2012. Năm 2014 tổng đàn gia súc đạt 81.589 con, so với mục tiêu nghị quyết đạt 71,57%; tăng so với năm 2012 là 19.514 con.

- Lâm nghiệp

Trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành việc giao đất giao rừng, công tác trồng rừng, bảo vệ rừng đã từng bước được nhân dân nhận thức rõ hơn nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm kinh tế từ mô hình trang trại vườn rừng có thu nhập cao và ổn định.

Trong 3 năm toàn huyện đã trồng mới được 5.774 ha, đạt 77%, trong đó rừng sản xuất 1.328 ha, rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng phân tán đạt 4.678 ha, đồng thời chú trọng công tác khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 29,18% năm 2012 lên

37,6% năm 2014.

Để đẩy mạnh phát triển rừng năm 2014 huyện đã phối hợp với trường Đại học Lâm nghiệp nghiên cứu, khảo sát xác định chủng loại cây phù hợp với địa phương.

- Thuỷ sản

Trong 5 năm qua, mô hình nuôi trồng thuỷ sản đã được nhân rộng, có nhiều chuyển biến tích cực song chưa phát triển. Diện tích ao nuôi được mở mới, ao cũ được xây kè, cải tạo kiên cố. Phần lớn nhân dân nuôi đại trà các loại cá như: Trắm; trôi; chép; rôphi. Trong nhưng năm qua đã thực hiện 1 số mô hình ao nuôi kết hợp thâm canh cho kết quả khả năng nhân rộng hiệu quả. Giá trị trung bình nuôi trồng thủy sản đạt 20 – 30 triệu đồng /ha. Trong những năm tới cần phát huy lợi thế về thuỷ sản, đưa nghề nuôi trồng thuỷ sản vào thế ổn định, tạo công ăn, việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

Lĩnh vực sản xuất CN - TTCN: Trong giai đoạn 2012 - 2014 có bước tăng trưởng khá về giá trị sản xuất và quy mô ngành nghề, một số sản phẩm cơ bản đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là gạch, cát, đá hộc, đồ gỗ gia dụng... Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2014 đạt 5.500 triệu đồng tăng 7,6 lần so với năm 2012 tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương. Đến nay trên địa

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên minh, tỉnh hà giang giai đoạn 2012 2014 (Trang 28)