Giải thích kết quả

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG NGƯỠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CHO VIỆT NAM.PDF (Trang 63 - 64)

LGDPRSA = 10.0979 + 0.0283*EDSA - 0.0346*DUM28 + 0.0125*OPENSA + 0.5075 MA(1)

Các hệ số hồi quy đạt đúng dấu kỳ vọng, nghĩa là: nền kinh tế vẫn tăng trưởng khi không vay nợ nước ngoài (α1 >0). α2>0 cho thấy việc vay nợ nước ngoài trên GDP tăng lên sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.

α3<0 : nếu như tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP vượt mức ngưỡng 28% thì giá trị tăng trưởng GDP thực bình quân sẽ giảm.

α4>0 cho thấy khi tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tăng lên 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân sẽ tăng.

R2=91.83% cho thấy mô hình giải thích được 91.83% sự thay đổi của biến tăng trưởng GDP thực.

So sánh kết quả tác giả thực nghiệm so với các nghiên cứu khác:

Theo nghiên cứu của Tokunbo (2006), kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng nợ nước ngoài so với GDP của Nigeria là 60% cao hơn ngưỡng nợ trong nghiên cứu của tác giả ở Việt Nam là 28%.

Tác giả cũng đã xem xét các nghiên cứu ngưỡng nợ nước ngoài ảnh hưởng đến GDP khác như nghiên cứu của Maghyereh (2002), nghiên cứu lấy dữ liệu của Jordan từ 1970 - 2000 nói rằng tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP là 53%. Hay nghiên cứu của Việt Nam về ngưỡng nợ nước ngoài, Nguyễn Hữu Tuấn (2012) tìm thấy mức ngưỡng nợ nước ngoài trên GDP thực theo năm 2000 là 65%.

Như vậy ta có thể nhận xét:

 Đầu tiên, ta thấy mức ngưỡng nợ nước ngoài sẽ khác nhau tùy từng quốc gia nghiên cứu và tùy thuộc vào thời điểm nghiên cứu.

 Thứ hai, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn (2012) là nghiên cứu thực nghiệm của Việt Nam từ 1986 - 2009, nghiên cứu chọn dữ liệu theo năm nên số quan sát có giới hạn. Đó cũng là lý do tác giả chọn ngưỡng nợ nước ngoài theo quý để luận văn có thể nhìn thấy cụ thể hơn về nợ nước ngoài của Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn dựa trên tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP thực năm 2000,

trong khi nghiên cứu của tác giả tuân thủ theo đúng nghiên cứu của (Tokunbo, 2006) là tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP danh nghĩa và ảnh hưởng của tỷ lệ này lên GDP thực theo năm 1994. Vì vậy mà thật khó để so sánh ngưỡng tỷ lệ nợ nước ngoài theo quý của tác giả với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn.

 Thứ ba, tất cả các nghiên cứu tác giả tìm thấy đều dùng dữ liệu theo năm nên khó để có thể so sánh với ngưỡng nợ nước ngoài theo quý. Và bản thân tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP theo quý của Việt Nam được công bố trên ADB cho thấy giá trị chỉ dao động từ 17% đến 37% từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2012.

Từ đó cho thấy giá trị ước lượng ngưỡng tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của tác giả là 28% là có cơ sở phù hợp.

Bây giờ, tác giả thực hiện nghiên cứu trong trường hợp ngưỡng nợ nước ngoài là 28% , định lượng cân bằng dài hạn và ngắn hạn của mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với nợ nước ngoài và tỷ lệ xuất khẩu, cũng như định lượng mức tác động của các biến kinh tế đến tăng trưởng kinh tế thực.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG NGƯỠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CHO VIỆT NAM.PDF (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)