KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi mài gang xám trên máy mải phẳng (Trang 77 - 79)

d) Ảnh hưởng của vận tốc cắt đá

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Trong công trình nghiên cứu này, tác giảđã hoàn thành những nội dung cơ

bản đề ra và đạt được kết quả khoa học như sau:

1)Đã hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý thuyết công nghệ mài, trong đó có mài phẳng. Giới thiệu khái quát về các đặc điểm của quá trình mài, ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến chất lượng bề mặt sau gia công. Từ đó tác giả đã xác định lựa chọn 3 thông số chủ yếu nhất để tiến hành thực nghiệm mài vật liệu Gang xám trên thiết bị mài thế hệ mới nhãn hiệu mài phẳng Kent 63WM1 của

Đài Loan sản xuất năm 2010.

2)Đã trình bày kết quả nghiên cứu một số mô hình cơ bản trong việc xác

định độ nhám bề mặt chi tiết gia công mài, từđó có lựa chọn mô hình thí nghiệm phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, đồng thời xác định rõ các

điều kiện giới hạn nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của 3 thông số chính đến hàm mục tiêu thông qua tiêu chí độ nhám bề mặt chi tiết gia công mài phẳng (điều kiện biên của mô hình thí nghiệm) phục vụ thí nghiệm.

3)Đã thực hiện kế hoạch thí nghiệm đề ra đối với vật liệu mài bằng Gang xám ở một số chếđộđiển hình trong tổ hợp 3 thông số công nghệ chính lựa chọn

để khảo sát ảnh hưởng của chúng tới độ nhám bề mặt chi tiết gia công trên máy mài phẳng Kent 63WM1 của Đài Loan sản xuất năm 2010

4)Đã tiến hành đo đạc và kiểm tra đánh giá chất lượng bề mặt chi tiết mài (độ nhám bề mặt Ra), sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật số đảm bảo độ tin cậy kết quả thí nghiệm cao. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc chọn chếđộ cắt hợp lý là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng bề mặt gia công, nâng cao hiệu quả quá trình mài và minh chứng rằng: khi tăng lượng tiến đá (s) và chiều sâu mài (t) khi mài thép 45 thì độ nhám bề mặt (Ra) vật liệu mài bằng thép tăng tỷ lệ

thuận với quy luật gần tuyến tính.

5) Kết quả thực nghiệm còn cho thấy mối quan hệ giữa các thông số đầu vào (t, v, s) và hàm mục tiêu (Ra) khi chọn chếđộ cắt s, t nhỏ sẽ cho độ nhám bề

mặt chi tiết Ra nhỏ (độ bóng cao), tuy nhiên năng suất gia công giảm, điều đó dẫn tới hiệu quả mài thấp. Vì vậy, để tối ưu hóa chế độ mài, cần thiết phải phát triển

đề tài này ở mức cao hơn nhằm tập trung nghiên cứu ảnh hưởng riêng rẽ và ảnh hưởng trong tổ hợp của các bộ thông số đã chọn đến chất lượng bề mặt gia công mài một cách đầy đủ hơn.

6) Kết quả thực nghiệm của đề tài luận văn có thể sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc lập trình điều khiển quá trình mài trên thiết bị sử dụng đối với vật liệu khảo sát, cũng như vật liệu tương tự khác.

* Kiến ngh

Định hướng nghiên cứu cần tiếp tục thực hiện là:

- Xử lý kết quả thực nghiệm để xác lập mối quan hệ giữa nhám bề mặt với chếđộ cắt, làm cơ sở khoa học cho việc áp dụng các kết quả vào thực tiễn.

- Nghiên cứu quan hệ nhám bề mặt với các thông số xuất hiện trong quá trình mài như: áp lực giữa dụng cụ (đã mài) và vật liệu gia công; nhiệt phát sinh trong quá trình mài và biện pháp giảm thiểu; ảnh hưởng của mòn đá mài tới độ

nhám bề mặt chi tiết gia công,…

- Ảnh hưởng của rung động với nhám bề mặt chi tiết gia công.

- Thiết lập mô hình tổng quát mô tả ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố

công nghệ chính tới độ nhám bề mặt khi gia công trên máy mài phẳng cho các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi mài gang xám trên máy mải phẳng (Trang 77 - 79)