Thiết lập mô hình xác định nhám bề mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi mài gang xám trên máy mải phẳng (Trang 63 - 64)

d) Ảnh hưởng của vận tốc cắt đá

2.5.2. Thiết lập mô hình xác định nhám bề mặt

Việc xây dựng mô hình xác định nhám bề mặt theo thời gian có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để tiến tới tựđộng hoá và nâng cao năng suất quá trình mài.

Với mỗi một điều kiện gia công cụ thể ta sẽ có một quan hệđặc trưng, vì vậy việc xây dựng mô hình xác định nhám bề mặt khi mài phẳng cho các điều kiện mài khác là rất cần thiết. Tuy nhiên để khảo sát tất cả các yếu tố cần nhiều thời gian và máy móc thiết bị, để lập ra được một mô hình tổng quát xét đến ảnh hưởng của tất cả các yếu tố sẽ rất phức tạp vì vậy dựa trên cơ sở lý thuyết và các mô hình cơ bản của các nhà nghiên cứu trên thế giới ta có thể chọn một mô hình phù hợp với các điều kiện thí nghiệm nhất, nhằm tăng độ chính xác và giảm thời gian thiết lập mô hình.

v, s, t – Các yếu tố lựa chọn tương ứng với một trong các chế độ cắt khi mài phẳng.

Tm- thời gian mài trong thời kỳ tuổi bền của đá mài.

Do thời gian có hạn đề tài chỉ tiến hành thí nghiệm và xây dựng ảnh hưởng của chế độ cắt tới nhám bề mặt tại một thời điểm sau khi sửa đá ở giai

đoạn tuổi bề của đá mài, với các ảnh hưởng như: dung dịch tưới nguội, vật liệu gia công, hạt mài, … coi là hằng số.

Kết luận Chương 2

Trong phần này đã trình bày khái quát về những nội dung chính sau đây: 1)Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu các thông số đặc trưng cho quá trình mài nói chung và mài phẳng nói riêng trong gia công cơ khí; động học hình thành độ nhám bề mặt chi tiết gia công; ảnh hưởng của đặc tính đá mài và các yếu tố di truyền trước khi mài tới chất lượng bề mặt gia công; ảnh hưởng của chế độ cắt, mòn đá và chế độ sửa đá; thời gian mài tới độ bóng bề mặt chi tiết mài; động học quá trình mài (rung động của thiết bị và đồ gá),… tới chất lượng bề mặt chi tiết sau gia công mài.

2)Nghiên cứu các mô hình cơ bản trong nghiên cứu xác định độ nhám bề

mặt chi tiết gia công mài, từđó có lựa chọn mô hình thí nghiệm phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

3) Xác định được các điều kiện giới hạn nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của 3 thông số chính đến hàm mục tiêu thông qua tiêu chí độ nhám bề mặt chi tiết gia công mài phẳng (điều kiện biên của mô hình thí nghiệm) phục vụ thí nghiệm.

Chương 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi mài gang xám trên máy mải phẳng (Trang 63 - 64)