291.4.2 Cơ sở lý luận của văn miêu tả

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực làm văn miêu tả cho học sinh tiểu học thông qua những bài văn mẫu (Trang 27 - 103)

1.4.2. Cơ sở lý luận của văn miêu tả

1.4.2.1. Cơ sở văn học

Miêu tả trong văn chương là một trong những hình thức miêu tả của nghệ thuật. Tuy không thể sử dụng một cách trực tiếp những màu sắc, âm thanh…nhưng trong văn miêu tả dùng từ ngữ gợi ra tất cả những biểu hiện vật chất của đối tượng một cách cụ thể và sinh động. Nó có khả năng tạo dựng hình tượng văn học.

Theo M.Gorki “Con người sinh ra đã mang phẩm chất nghệ sĩ trong tâm

hồn. Chỉ có điều cái vốn ấy được đánh thức và phát huy hay không? Dạy văn miêu tả cho học sinh tiểu học cũng chính là thức tỉnh cái phẩm chất nghệ sĩ trong tâm hồn các em”.

Đối với HSTH, các em đang ở tuổi lớn, đang dò dẫm khám phá thiên nhiên, thế giới vạn vật xung quanh thì các bài văn miêu tả là cầu nối để các em đến với muôn loài, muôn vật, muôn cảnh sắc và hương vị quê hương. Qua đây, các em được thưởng thức những áng văn đẹp, giúp các em thêm yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Đồng thời, dạy văn miêu tả cho các em cũng chính là đánh thức niềm hứng thú và năng khiếu văn chương còn tiềm ẩn trong tâm hồn trẻ thơ, thôi thúc các em quan sát, cảm nhận thế giới xung quanh, tái hiện bằng con chữ, lời nói với cái nhìn riêng, sự lựa chọn riêng và bản sắc riêng.

1.4.2.2. Cơ sở ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống gồm nhiều yếu tố hay cấp độ khác nhau từ ngữ âm, từ vựng đến ngữ pháp…là những cấp độ, yếu tố để làm cơ sở ngôn ngữ của việc dạy TLV, đặc biệt là văn miêu tả ở cấp tiểu học. Những cơ sở đó bao gồm:

Dạy TLV ở tiểu học góp phần phát triển các dạng lời nói khác nhau cho HSTH. Dựa vào phương thức sử dụng, lời nói phân thành nhiều dạng mà trong số các môn học ở trường tiểu học chỉ có phân môn TLV coi nhiệm vụ trên là chính và có hướng phát triển đầy đủ nhất.

30

Cụ thể, theo quan niệm khoa học và chính xác hiện nay, làm văn không chỉ phát huy ở các em lời độc thoại mà còn giúp các em tập và nắm vững các loại văn thuộc ngôn ngữ nghệ thuật và phi nghệ thuật. Đặc điểm chương trình TLV ở trường tiểu học hiện nay rất chú trọng phát triển ở trẻ ngôn ngữ nghệ thuật thông qua các tác phẩm văn chương, thông qua bài văn miêu tả.

Bên cạnh đó, các quy tắc sử dụng từ và câu cũng là cơ sở quan trọng của việc dạy văn miêu tả ở cấp tiểu học. Bởi từ và câu là vật liệu ngôn ngữ để tạo lên đoạn, bài văn miêu tả. Kiến thức về từ và câu phong phú cho phép các em lựa chọn để có bài miêu tả sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc. Bên cạnh đó, tri thức về từ và câu giúp GV có căn cứ để phân tích cách viết câu và dùng từ của HS, chỉ ra chỗ đúng sai và cách sửa chữa. Từ đó, giúp các em thấy được vẻ đẹp, sự giàu có của tiếng Việt, tiến tới làm chủ tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn xác, có văn hóa và giàu tính thẩm mỹ.

1.4.2.3. Cơ sở tâm lý

Trẻ em là một thực thể hồn nhiên, vô tư và tiềm tàng khả năng phát triển. Các em tiếp xúc vời thế giới vạn vật xung quanh và đánh giá, nhận xét thế giới ấy theo chuẩn mực của bản thân. Tất cả hiện tại và tương lai trước mắt các em rất đơn giản nhưng cũng hết sức bí ẩn và hấp dẫn đối với các em. Dạy văn miêu tả cho HSTH là cần thiết, phù hợp với tâm lý ham tìm tòi, khám phá, quan sát và nhận xét của các em.

Trước khi đến trường, trẻ đã được tiếp xúc với các đoạn văn miêu tả qua lời kể hay những khúc hát ru của bà, của mẹ… Nó hấp dẫn và kích thích trí tưởng tượng của các em về thế giới xung quanh.

Bước vào lớp 1, các em tiếp tục thu thập vốn sống, tích lũy kinh nghiệm bằng việc quan sát rất tỉ mỉ, rõ ràng những sự vật hiện tượng xung quanh và thể hiện những nhận thức của mình cho người khác biết. Ví dụ như: lớp học của em gồm những ai, đặc điểm của mỗi bạn thế nào, cô giáo em trông thế nào… Tuy nhiên, sang lớp 4, các em mới thực sự được học văn miêu tả ở

31

mức “ban đầu”. Lúc này, các em đã có vốn sống nhất định, đã bước đầu biết phân tích mối quan hệ giữa người với người trong những môi trường khác nhau, có thể thể hiện những sự kiện mà các em đã quan sát thấy trong cuộc sống bằng ngôn từ của chính các em.

Mặt khác, bước vào lớp 4 (10-11 tuổi) sự cân bằng trong cơ thể trẻ đang bị phá vỡ, các em rất dễ xúc động. Tình trạng dâng cao cảm xúc khiến cho trẻ ở tuổi này có sự thay đổi đáng kể. Nếu như ở giai đoạn trước, hoạt động sáng tạo mà trẻ yêu thích là vẽ thì ở giai đoạn này lại là sáng tạo bằng lời. Trẻ yêu thích sáng tạo văn học, điều này thể hiện qua những trang văn miêu tả của các em. Những trang văn miêu tả của trẻ là một thế giới trong sáng vô ngần mà ở đó ta sẽ thấy những cái vừa đơn giản vừa mới lạ. Đọc, cảm nhận và chia sẻ những cảm xúc, những rung động, những lời đề nghị hết sức thân ái và xúc động của trẻ mà đôi khi chúng ta không để ý, thờ ơ…Bởi theo L.X.Vưgôtxki

thì “Lời nói cho phép diễn đạt dễ dàng hơn gấp nhiều lần những quan hệ

phức tạp, những tính chất bên trong, những sự vận động logic, sự phức tạp của sự kiện”.

1.4.2.4. Cơ sở giáo dục

Khi trẻ cắp sách tới trường cũng là lúc trẻ bắt tay vào việc lĩnh hội văn hóa của nhân loại. Nếu như trước đây, trẻ chỉ cần biết những điều cần cho các trò chơi hay những công việc lao động phục vụ thì giờ đây các em phải tập trung chú ý, lĩnh hội tri thức, phải tìm tòi tri thức từ lời giảng của GV và thực tiễn cuộc sống xung quanh… Việc học tập như vậy sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển các chức năng của não và khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy trừu tượng. Dưới sự hướng dẫn của GV, trẻ sẽ dần lĩnh hội các tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội, con người. Đồng thời, các em còn lĩnh hội được các cơ sở của phương pháp cũng như thao tác tư duy.

Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, HS thường dựa vào kinh nghiệm cảm tính những biểu tượng và ấn tượng của bản thân các em. Do vậy, cần dẫn dắt trẻ

32

suy nghĩ và tìm ra các mối quan hệ có tính quy luật có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng. Điều này đòi hỏi trẻ phải được rèn luyện thông qua các hoạt động học tập theo chương trình dạy học ở nhà trường. Cụ thể ở môn Tiếng Việt thì các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu… giúp HS có năng lực sản sinh ngôn bản. Nhờ đó, HS biết cách sử dụng tiếng Việt làm công cụ tư duy, học tập và giao tiếp. Riêng phân môn TLV có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Vì TLV được xây dựng trên thành tựu của nhiều môn khoa học khác nhau trong đó nổi bật là lý thuyết hoạt động lời nói, các hiểu biết về ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản, logic học, lý luận văn học… Vì vậy, cần rèn cho HSTH năng lực chú ý bền vững, năng lực điều chỉnh hoạt động, học tập và có ý thức vươn lên làm chủ hoạt động học tập của mình. 1.4.3. Cơ chế tạo lập văn miêu tả ở tiểu học

Làm văn miêu tả là tái tạo lại hình ảnh đối tượng, miêu tả lại bằng ngôn từ. Con đường miêu tả này diễn ra đúng như con đường sáng tạo của các nhà văn, gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Quan sát, nhận thức, thu thập tư liệu từ cuộc sống để hình

thành tác phẩm ở trong đầu.

Các công đoạn để làm một bài TLV miêu tả không có gì khác với quá trình sáng tác tác phẩm của nhà văn. Đối với lao động của nhà văn, người nghệ sĩ phải viết được những tác phẩm có giá trị đích thực một phần là do năng khiếu bẩm sinh. Năng khiếu bẩm sinh là tiền đề không thể thiếu được

trong việc hình thành tài năng văn học. Nhưng “Nghệ thuật không phải là một

năng khiếu có thể phát triển mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, cần phải tìm tòi, phải xào nấu lại rất nhiều và chịu nhiều đau khổ, đồng thời không ngừng kiên trì làm việc” [23, 98]

Người làm văn miêu tả cũng vậy, mọi trẻ em sinh ra đều có khả năng viết văn. Nhưng để trở thành cây bút viết văn miêu tả điêu luyện, tinh xảo, đòi hỏi

33

các em phải tự mình trau dồi, rèn luyện nhiều mặt: tư tưởng, tình cảm, vốn sống, vốn hiểu biết…

Điều này buộc chúng ta luôn phải quan tâm đến tư tưởng sáng tạo của các em. Khi các em quan sát một đối tượng, các em phải đặt ra một định hướng cho việc làm đó. Quan sát đối tượng không phải để biết, quan trọng hơn là để nhìn thấy gì ở miêu tả. Nghĩa là trong bản thân các em phải luôn có một tư tưởng đúng đắn: muốn tìm đến cái đẹp, cái đáng yêu, cái mới lạ, sự thân thiết, gần gũi và công dụng của thế giới đối tượng. Mục đích của giáo dục tiểu học là hình thành cho các em phẩm chất quý báu này. Vì có được phẩm chất như vậy, các em mới có nhiều thuận lợi trong việc học làm văn miêu tả, mới thực sự có nhiệt tình để đi tìm tư liệu cho bài văn, mới hình thành được những hình ảnh cụ thể, sinh động, rõ nét về đối tượng miêu tả trong tâm trí các em.

Thật vậy, một bài văn miêu tả sẽ đạt hiệu quả cao, giàu giá trị nghệ thuật, nếu đối tượng miêu tả là những con vật, đồ vật…rất quen thuộc, gần gũi, thân thiết với các em, được các em khắc sâu trong trí nhớ, các em rất vui sướng khi được nhìn thấy nó, rất thú vị khi được cô giáo giao nhiệm vụ tả về nó, nói những lời tâm tình về nó…

Chính vì vậy, dạy văn miêu tả, ngoài việc trau dồi tư tưởng, tình cảm, nhận cách… cho HS, GV còn phải hướng dẫn các em quan sát đối tượng miêu tả một cách trực tiếp, hướng dẫn các em huy động các giác quan để nhận thức thế giới đối tượng. Bởi lẽ, nếu thiếu một khả năng quan sát tinh tế thì sự diễn tả lại hình ảnh đối tượng sẽ thiếu căn cứ và bài viết của các em sẽ không chân thực, sinh động như chúng ta mong muốn.

HSTH, các em còn quá nhỏ, vốn hiểu biết về các đối tượng miêu tả còn nghèo nàn, sơ lược. Vì vậy, GV phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi để quan sát đối tượng miêu tả, coi việc tổ chức quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là công việc thuộc nguyên tắc khi dạy văn miêu tả. Vì rằng, chỉ có sự thu

34

nhận trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình, các em mới có thể bắt tay vào làm bài một cách tự tin, linh hoạt, năng động, sáng tạo được. Có thể nói, mọi loại bài thuộc thể văn sáng tác đều phụ thuộc vào khả năng quan sát của người viết. Nhưng văn miêu tả là kết quả trực tiếp, dễ thấy nhất của quan sát. Mọi quan sát đều thể hiện trong bài miêu tả. Vậy quan sát là gì, ta hiểu thế nào về quan sát?

Quan sát là giúp các em tập vận dụng các giác quan để nhận biết đặc điểm của thế giới xung quanh. Các em phải biết dùng mắt để nhận rõ hình dáng, màu sắc, hình khối…của sự vật. Dùng tai để nghe âm thanh, tiếng động. Dùng mũi để phát hiện các loại mùi. Dùng lưỡi để biết vị của sự vật, dùng tay hoặc da để thu nhận cảm giác nóng, lạnh, dày mỏng, mềm cứng. Các em thật sự hiểu biết về đối tượng quan sát nhờ năng lực của các giác quan thu được. Song cần phải hiểu rằng, quan sát để làm văn miêu tả hoàn toàn không giống với quan sát khi học môn tự nhiên và xã hội. Vì ở các nghành khoa học khác điều mà họ quan tâm nhất không phải đặc điểm riêng của từng cá thể mà là đặc điểm chung của giống, của loài. Họ quan sát nhưng những tài liệu họ thu được là các nhận xét mang tính khái quát và không chứa đựng cảm xúc hay trạng thái tình cảm. Người viết văn miêu tả lại quan sát đối tượng theo một yêu cầu khác, phải chú ý tới đặc điểm riêng của từng cá thể, đồng thời nhận xét các đặc điểm này thông qua tình cảm, cảm xúc chủ quan của mình.

Ở phần cơ sở tâm lý học cũng đã nói: Quan sát để miêu tả không như tấm gương phản ánh. Quan sát là sự vận dụng các giác quan để xem xét, nhận biết sự vật và hiện tượng nào đó. Quan sát là quá trình vận động chuyển tri thức từ ngoài vào trong của con người. Quan sát không phải phân tích trên đối tượng đó như thế nào mà phải quan sát bằng con mắt của sự tinh tế để rồi phát hiện, khám phá những bí ẩn, những điều mới mẻ ở thế giới đối tượng.

Quả đúng như vậy, quan sát không những là phương tiện để tìm hiểu bản chất hiện thực mà còn là phương tiện cần thiết để người viết văn miêu tả tích

35

luỹ vốn sống. Nhờ quan sát say sưa và bền bỉ, người viết ghi nhận vào tâm trí mình những gương mặt, những nụ cười, những dáng đi, giọng nói để từ đó tổng hợp lại, tái tạo lại trong quá trình xây dựng hình tượng. Năng lực quan sát cũng là cơ sở quan trọng để khắc sâu thêm trí nhớ, giúp sức cho hồi tưởng, tưởng tượng. Càng tích luỹ được nhiều vốn sống, các em càng giàu khả năng hồi tưởng, tưởng tượng, trí nhớ của các em càng được nâng cao.

Làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mắt để quan sát. Đối với HSTH, tả cái bàn, cái ghế, hay cái cặp sách…Các em đều có thể quan sát ngay tại lớp và tả. Nhưng tả con trâu, con ngựa hay cây sấu, cây phượng…thì phải sử dụng hồi tưởng mới tả được. Nghĩa là phải huy động những hiểu biết, những cảm xúc, những nhận xét, những hình ảnh…về đối tượng đã hình thành ở trong đầu HS để làm bài. Hồi tưởng là cách nhìn gián tiếp sự vật, là phục hồi sự nhìn trực tiếp bằng cách gợi nhớ. Bài miêu tả sẽ đạt hiệu quả cao nếu hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em đã hoàn thành. Nghĩa là sau khi các em đã hình dung đầy đủ các sự vật, hiện tượng, đã có những gì ở trong trí. Lúc đó, các em có đầy đủ các tư liệu chính xác về sự vật cần miêu tả. Những chi tiết ghi nhận được tại chỗ sẽ trở lại với các em rõ nét và đầy ấn tượng.

Trong trường hợp, đối tượng miêu tả là những cảnh, những sự vật các em chưa được trải nghiệm qua thực tế quan sát mà chủ yếu là qua các bài tập đọc, qua môn kể chuyện…Thì lúc ấy, các em phải dùng phương pháp hồi tưởng kết hợp với tưởng tượng để nhào nặn những tài liệu đã có, tạo thành chất liệu miêu tả.

Trí tưởng tượng trước hết giúp người viết hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động. Qua óc tưởng tượng, các hình tượng mới được hiện lên cụ thể, rõ ràng từ ngoại hình đến ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Với những em giàu óc tưởng tượng, khi đặt bút lên trang viết là cả một thế giới đồ vật, sự vật…sẽ hiện lên sống động.

36

Tóm lại, quá trình tái tạo lại hình ảnh đối tượng của người làm văn miêu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực làm văn miêu tả cho học sinh tiểu học thông qua những bài văn mẫu (Trang 27 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)