cục bộ (chiều cao không đổi):
a) Chồn lần 1 b) Chồn lần 2 c) Chồn lần 3 Hình 4.24: Chồn để tăng dần chiều dày ống
Trong bài toán công nghệ dạng này, khi thiết kế, tính toán công nghệ chồn lần 1, kết thúc quá trình biến dạng, tạo hình ra phần có chiều dày cục bộ S1, H1 (S1: là chiều dày, H1: là chiều cao).
Sau nguyên công chồn lần 1, kim loại đã bị biến cứng, hóa bền do bị biến dạng, do đó, trước khi chuyển đến nguyên công chồn lần 2 để tiếp tục biến dạng, tạo hình, chi tiết phải được đưa vào lò ủ mềm để khử ứng suất, phục hồi tính dẻo của kim loại. Sau nguyên công chồn lần 2, biến dạng, tạo hình ra phần có chiều dày cục bộ S2, H1 (S2: là chiều dày, S2 > S1; H1: là chiều cao giữ nguyên như chồn lần 1).
Việc tiếp tục biến dạng, tạo hình chi tiết để đạt chiều dày cục bộ mong muốn S3, S4,..., Sn được tiến hành, lặp lại như đối với nguyên công chồn lần 2.
Khi tính toán công nghệ, các tham số như S1, H1, S2, S3,..., Sn phải thỏa mãn các điều kiện như đã nêu ở Chương 2.
Trên thực tế, để chế tạo những chi tiết có chiều dày tăng cục bộ tại các tiết diện khác nhau, khi thiết kế, tính toán công nghệ phải kết hợp hai dạng bài toán công nghệ ở trên để giải quyết vấn đề, ngoài ra, phải khai thác triệt để lợi ích của các phần mềm có sẵn trên thị trường, khi sử dụng các phần mềm mô phỏng số để giảm bớt thời gian thử nghiệm thực tế, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất là kinh nghiệm của người kỹ sư phải được vận dụng vào trong quá trình thiết kế, tính toán để được hợp lý nhằm ổn định ngay cho lần chế thử đầu tiên.