0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hiện trạng ngập lụt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỊ XÃ HÀ GIANG- TỈNH HÀ GIANG POTX (Trang 41 -42 )

L ỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.

2.2.1.3 Hiện trạng ngập lụt

Theo nhận xét chung, vấn đề ngập lụt xảy ra trên địa bàn thị xã đã đến mức độ báo động, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của cộng đồng dân cư. Hiện tượng ngập úng tại thị xã Hà Giang ra tại một số nơi khá trầm trọng như khu vực Trần Hưng Đạo (trước cửa Sở KH&ĐT Hà Giang), khu vực đường Lê Quý Đôn (cổng sở KHCN & MT), khu vực dọc đường Lý Tự Trọng, Chiều cao ngập lụt có thể lên đến gần 100cm, thời gian ngập lụt lâu nhất là 24h.

Khu vực xảy ra ngập úng nhiều nhất là tổ 7, tổ 8 phường Nguyễn Trãi. Còn lại ngập úng vẫn lác đác xảy ra ở các tổ, khu phố khác trong toàn thị xã Hà Giang như ở tổ 3,4, 5, 12, 14 phường Trần Phú, tổ 5, 6 phường Nguyễn Trãi.

Ở một số khu vực khác do địa hình thấp, nước không thoát kịp; do chưa có hệ thống cống để thu và thoát nước hoặc có nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn nên khi mưa lớn thường xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ (ví dụ như : đền Mẫu, khu vực sân bóng (gần Sở xây dựng), ở phường Minh Khai, khu vực gần trường phổ thông cơ sở Minh Khai...)

Cao độ trung bình tại thị xã Hà Giang là 105.00 m trong khi đó cao độ mực nước lớn nhất trên sông Lô vào mùa lũ là 105.57 m (vào năm 1969). Do vậy sự ảnh hưởng của lũ sông Lô đến tình trạng ngập lụt tại thị xã Hà Giang có xảy ra nhưng không đáng kể và với tần xuất 40 năm 1 lần. Bên cạnh đó khu vực đoạn sông Lô chảy qua thị xã về cơ bản đã được kè đá chống sói lở, do đó hiện tượng sụt lở bờ sông khi có mưa lũ xảy ra không đáng ngại.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỊ XÃ HÀ GIANG- TỈNH HÀ GIANG POTX (Trang 41 -42 )

×