III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở prokaryote.
b. pH môi trường
pH môi trường có ý nghĩa quyết định với sinh trưởng của vi khuẩn . Các ion H+ và OH- là hai ion hoạt động lớn nhất trong tất cả các ion , những biến đổi dù nhỏ trong nồng độ của chúng cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ như ảnh hưởng
Tiểu luận Sinh học phát triển Học viên Ngô Thế Anh K21
đến tính thấm của màng , hoạt tính emzim hay sự hình thành ATP. Dựa vào pH thích hợp vi khuẩn được chia làm ba nhóm :
- Nhóm ưa trung tính : sinh trưởng tốt nhất ở pH trung bình như nhiều vi khuẩn gây bệnh .
- Nhóm chịu axit như vi khuẩn lactic, Acetobacter, hoặc ưa axit như vi khuẩn ooxxi hóa lưu huỳnh thành H2SO4 có thể sinh trưởng ở pH<1.
- Nhóm ưa kiềm như vi khuẩn nitrat hóa , vi khuẩn nốt sần , xạ khuẩn..
c. Độ ẩm
Để sinh trưởng và phát triển , vi khuẩn cần có nước . nước cần cho việc hòa tan các emzim và chất dinh dưỡng nhưng cũng là chất tham gia trong nhiều phản chuyển hóa vật chất quan trọng.Nồng độ các chất hòa tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của các vi khuẩn , khi sinh trưởng trrong môi trường nước có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ nội bào , tế bào vi khuẩn mất nước dẫn đến sinh trưởng bị kìm hãm . Ngược lại nếu môi trường có nồng độ chất hòa tan quá thấp nước từ bên ngoài sẽ xâm nhập vào tế bào . Một số vi khuẩn có thể sống ở nơi có nồng độ muối cao hoặc các hồ muối, chúng được gọi là các vi khuẩn ưa thẩm thấu .
d. Bức xạ
Ánh sáng có thể gây ra những biến đổi hóa học và do đó gây ra những tổn thương sinh học cho tế bào hấp thụ . Người ta chia là hai loại bức xạ :
Tiểu luận Sinh học phát triển Học viên Ngô Thế Anh K21
- bức xạ ion hóa ( tia gama, tia x) có tác dụng phá hủy ADN của vi khuẩn dùng để khử trùng các thiết bị y tế , thiết bị phòng thí nghiệm hay để bảo quản thực phẩm.
- bức xạ không ion hóa ; kìm hãm sao mã , phiên mã của vi khuẩn , được dùng để tẩy uế và khử trùng bề mặt các vật thể , các dịch lỏng trong suốt và các khí .