Với sinh sản hữu tính, người ta mới chỉ phát hiện ra hình thức tiếp hợp giữa hai tế bào. Hai tế bào tiếp xúc sau đó có sự trao đổi nhân di truyền để hợp thành hợp tử một phần rồi tiếp tục sinh trường theo dạng phân bào.
Mặc dù không có sinh sản hữu tính, những biến đổi di truyền (hay đột biến) vẫn xảy ra trong từng tế bào vi khuẩn thông qua các hoạt động tái tổ hợp di
truyền. Do đó, tương tự như ở các sinh vật bậc cao, kết quả cuối cùng là vi khuẩn cũng có được một tổ hợp các tính trạng từ hai tế bào mẹ. Có ba kiểu tái tổ hợp di truyền đã được phát hiện ở vi khuẩn:
1. Biến nạp (transformation): chuyển DNA trần từ một tế bào vi khuẩn sang tế bào khác thông qua môi trường lỏng bên ngoài, hiện tượng này gồm cả vi khuẩn chết,
Tiểu luận Sinh học phát triển Học viên Ngô Thế Anh K21
2. Tải nạp (transduction): chuyển DNA của virus, vi khuẩn, hay cả virus lẫn vi khuẩn, từ một tế bào sang tế bào khác thông qua thể thực khuẩn
(bacteriophage).
3. Giao nạp (conjugation): chuyển DNA từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác thông qua cấu trúc protein gọi là pilus (lông giới tính).
Vi khuẩn, sau khi nhận được DNA từ một trong những cách trên, sẽ tiến hành phân chia và truyền bộ gene tái tổ hợp cho thế hệ sau. Nhiều vi khuẩn còn có plasmid chứa DNA nằm ngoài nhiễm sắc thể (extrachromosomal DNA). Dưới điều kiện thích hợp, vi khuẩn có thể tạo thành những khóm thấy được bằng mắt thường, chẳng hạn như bacterial mat.
Hình 6.2.2.a Biến nạp và tải nạp - Thí nghiệm biến nạp của Griffith trên phế cầu khuẩn.
Hình 6.2.2 b. Giao nạp ở vi khuẩn
Tiểu luận Sinh học phát triển Học viên Ngô Thế Anh K21
Hình 6.2.2.c. Sơ đồ biểu diễn quá trình phân chia tế bào vi khuẩn