Tiềm năng phát triển di lịch Hòa Bình

Một phần của tài liệu Thị trường du lịch ở tỉnh Hoà Bình (Trang 44 - 50)

A.Smith cho rằng: “Sự giàu có của mỗi quốc gia phụ thuộc vào số

hàng hoá và dịch vụ có sẵn hơn là phụ thuộc vào vàng”. Khả năng của một

quốc gia có thể sản xuất ra một mặt hàng với hiệu quả cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác được gọi là lợi thế tuyệt đối của quốc gia đó.

Do có những lợi thế đặc biệt( tuyệt đối) về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nên du lich Hoà Bình có nhiều tiềm năng để phát triển.

2.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Hoà Bình phong phú và đa dạng, các đặc điểm đa dạng về cấu trúc đại hình đồi núi, hang động đã tạo cho lãnh thổ Hoà Bình đa dạng và phong phú về cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch

Hồ: Hoà Bình nổi tiếng với hồ thuỷ điện Hoà Bình rộng lớn, hệ sinh

thái trên lòng hồ cũng rất đa dạng vì vậy việc phát triển kinh tế du lịch xung quanh lòng hồ cũng đặc biệt được chú ý. Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: “Hồ Hòa Bình là một trong những hồ đẹp nhất của Việt Nam” và nhất trí về chủ trương đưa hồ Hòa Bình vào khu du lịch quốc gia.

Bên cạnh hồ Hoà Bình (230km2); còn có nhiều các hồ khác như: hồ Lương Cao 5+6 (71ha), hồ Me I (84,8ha) - Huyện Tân lạc... Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động

thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình

Hang động: Địa hình đồi núi trùng điệp vì vậy ở Hoà Bình có rất nhiều

các hang động, hiện nay đã phát hiện trên 100 hang động với các hang động nổi tiếng như động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Do đó hang động đang trở thành một tiềm năng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. Nhiều hang động mới được phát hiện và phát triển bên cạnh các hang động đã trở thành các di tích khảo cổ đã được Bộ Văn hoá thông tin(nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ) xếp hạng

Những hang động thiên tạo đa dạng hình thù có đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ. Có bản Nanh, bản Nưa của người Mường, người Dao và xen kẽ một số gia đình người Thái, với những mái nhà sàn cổ.

Nguồn nước khoáng: Phát triển hệ thống du lịch nghỉ ngơi, dưỡng

bệnh tại các suối nước khoáng tiêu biểu là suối nước khoáng Kim Bôi đã được phát triển từ khá lâu. Suối nước khoáng Kim Bôi với nhiệt độ từ 27 độ trở lên với các thành phần hoá học đa dạng từ bicacbonat natri đến clorua natri với độ khoáng cao có giá trị lớn đối với lao động nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 360 °C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, chữa bệnh. Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Barbia của Hungari.

Hệ sinh thái: Hệ sinh thái động thực vật của Hoà Bình rất đa dạng và

phong phú với nhiều loại động thực vật đa dạng.Các khu rừng nguyên sinh ở Hoà Bình hiện nay vẫn còn nhiều, ví như rừng nguyên sinh tuyến k45(Mai Châu) được sử dụng đưa vào phát triển du lịch dẫn tời sư ra đời các khu

Resort ở Kim Bôi, hay việc phát triển các sân golf (sân Golf Phượng Hoàng ở Lương Sơn).

Ghềnh thác: Do địa hình núi khá cao nên đã tạo ra nhiều các ghềnh

thác, tiêu biểu như thác Mặt trời (Kim Bôi – Hoà Bình), Cửu thác Tú Sơn (Kim Bôi – Hoà Bình), thác Thăng Thiên, thác Bạc – Suối Sao…

Như vậy, tài nguyên thiên nhiên đã là lợi thế “ăn điểm”nhất của du lịch Hòa Bình để là nền tảng vững chắc cho một loạt các hoạt động và dịch vụ du lịch có đà phát triển đi lên; đó là một lợi thế mà rất hiếm địa phương có được, do đó nhiệm vụ gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên đối với Hòa Bình là đặc biệt quan trọng.

2.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Lịch sử phát triển hào hùng với nhiều thành phần dân tộc đã để lại cho Hoà Bình một khối lượng tài nguyên nhân văn rất phong phú và có giá trị mà cốt lõi là một nền văn hoá độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể nói nền văn hoá truyền thống là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra những sản phẩm riêng biệt, độc đáo của du lịch Hoà Bình.

Hoà Bình có thể được xem là trung tâm văn hoá Mường với bốn Mường nổi tiếng Bi, Vang, Thàng, Động. Những bản làng người Mường nằm bình yên bên những triền đồi, thung lũng cạnh những con suối, bên nương lúa, nương ngô, cạnh những thửa ruộng bậc thang tất cả như được bảo vệ bởi triền núi đá vôi. Xứ Mường đã ôm trọn trong lòng bao bí mật về các dòng tộc quan lang có vị thế quyền lực nổi tiếng: Đinh, Quách, Bạch, Hà. Những giá trị truyền thống văn hóa được bảo tồn qua các lễ hội, các hoạt động văn hóa.

Những nét văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần được truyền từ đời này qua đời khác và trở thành phong tục tập quán ăn sâu, bám rễ vào từng nếp nghĩ, lối sống của người dân đất Mường như "Cơm đồ, nhà gác, nước vác,

làng của người Mường trở thành những điểm tham quan du lịch. Bản mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong với hơn 100 ngôi nhà sàn còn giữ được nguyên bản từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt, hệ thống dẫn nước, cối giã gạo cùng các phong tục tập quán đã thu hút hàng ngàn lượt khách

Bên cạnh đó, bản sắc văn hoá dân tộc Thái góp phần rất quan trọng làm phong phú các sản phẩm du lịch văn hoá, thu hút khách đến du lịch. Giống như bản làng của người Mường, người Thái thường sống ở những nơi có sông, suối, núi rừng, phía trước nhà thường là cánh đồng. Cùng với kho tàng dân ca, người Thái nổi tiếng bởi các điệu xoè. Xoè Thái một sản phẩm múa nổi tiếng và cũng là một trong những nét đặc sắc của người Thái. Huyện Mai Châu là nơi có nhiều bản du lịch nổi tiếng với các bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn…nơi du khách có thể thấy cuộc sống hàng ngày của người dân.

So với dân tộc khác ở tỉnh Hoà Bình, người Mông chiếm số lượng ít và thường cư trú ở địa hình núi cao hiểm trở, vách đá treo leo hay quanh thung lũng vực hẻm, nơi có độ ẩm cao, quanh năm mây mưa và sương mù bao phủ. Người dân ở đây vẫn trồng đay, xe sợi, dệt vải, nhuộm và cắt may để làm ra bộ trang phục truyền thống đặc sắc. Phong tục tập quán, bản làng, ngôn ngữ của họ càng làm cho sản phẩm du lịch Hoà Bình thêm sinh động hấp dẫn. Người dân với điệu múa khèn vừa thổi vừa múa nổi tiếng được biểu diễn một cách khéo léo tài tình, hay như tiếng khèn lá gọi bạn làm say đắm lòng nhiều du khách. Một số bản đang thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan ở hai xã Hang Kia và Pà Cò (huyện Mai Châu)

Hoà Bình là vùng đất cổ - Nơi lưu giữ nhiều di chỉ và các truyền thống

văn hoá của người Việt cách đây hàng vạn năm.

Các truyền thuyết: Vùng đất cổ Hoà Bình có rất nhiều truyền thuyết độc đáo và hấp dẫn

- Di tích lịch sử cách mạng: Nhân dân các dân tộc tỉnh hoà bình đã nhất

tề đứng lên làm cách mạng đã góp phần cùng cả nước đánh đổ thực dân đế quốc và phong kiến các di tích lịch sử âm vang mãi với những chiến công như:

Ngoài ra khu căn cứ cách mạng Mường Diềm (Đà Bắc), khu căn cứ cách mạng Cao Phong, đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Cù Chính Lan ở Giang Mỗ Bình Thanh và nhà tù Hoà Bình.

2.1.3.3. Bản sắc văn hóa.

Hòa Bình là mảnh đất quy tụ nhiều dân tộc giàu bản sắc văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các sản phẩm dệt của những dân tộc ít người. Trải qua thời

gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân Hoà bình ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bồi dưỡng và có món ăn còn có tác dụng ngăn ngừa, chữa bệnh. Hơn thế nữa, các dân tộc cũng đã hình thành được tập quán, phong tục ăn uống mang bản sắc riêng và trong thời đại ngày nay những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực đó đã mở ra dịch vụ kinh doanh lý tưởng để thu hút và chào đón khách thập phương.

Sức hút bằng việc kinh doanh các sản phẩm thủ công truyền thống. Bên

cạnh ẩm thực là thế mạnh trong nét văn hóa đời thường, việc phát triển dịch vụ du lịch ở tỉnh Hòa Bình hiện nay còn khai thác nét độc đáo và nguyên bản trong các nghề thủ công của Hòa Bình mà tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm của người Thái và nghề đan lát của của người Mường.

Thổ cẩm của người Thái ở huyện Mai Châu là nét văn hoá truyền thống có từ lâu đời. Những tấm chăn, thảm vải, bộ trang phục mang nét đặc trưng riêng và trở thành một kho tàng văn hóa trong mỗi gia đình người Thái, hiện nay nghề dệt thổ cẩm ngày càng phát đạt và hưng thịnh nhờ việc bà con sử dụng sản phẩm phục vụ trong kinh doanh cho du khách. Hình ảnh của các cô

gái Thái xinh đẹp miệt mài bên khung cửi, dịu dàng trong lách cách tiếng thoi đưa, rộn rã vui tai khiến du khách trong và ngoài nước mê mẩn tâm hồn. Hình ảnh đó cũng đã trở thành biểu tượng văn hoá sống động của vùng đất du lịch Mai Châu.

Với lợi thế là một tỉnh miền núi rất giàu tài nguyên, vì thế việc phát triển thế mạnh về đan lát các sản phẩm thủ công bằng tre, giang, mây là khá phổ biến ở Hòa Bình. Trong những năm qua đã có nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở trong tỉnh, không những là sản phẩm để bán tại các khu du lịch mà còn là nguồn hàng có giá trị bán tại các thị trường rộng rãi trong nước và quốc tế, và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho không ít lao động địa phương…

Sự hấp dẫn của các lễ hội.

Hòa Bình là vùng có nền “Văn hoá Hoà Bình” nổi tiếng với nhiều lễ

hội dân gian mang bản sắc dân tộc. Người Mường có các lễ hội nông nghiệp như: hội Xuống Đồng, hội Cầu Mưa, hội Đi Săn, hội Đánh Cá, lễ Rửa lá Lúa, lễ Cơm mới, lễ Nạ Mạ, lễ Cầu mát, lễ Nhóm Lửa, lễ hội Chùa Kè… lễ hội ở các vùng mường không mang rõ tính chất hội mà chủ yếu hướng vào lễ nghi.

Các lễ hội được tổ chức với quy mô hoành tráng bước đầu khơi dậy, khuyếch trương du lịch văn hoá của tỉnh nhà, đồng thời còn có ý nghĩa đánh thức các lễ hội truyền thống khác như: khai hạ Mường Bi, Chùa Hang, Đình Vai...tổ chức được đông đảo nhân dân hưởng ứng, đang từng bước thu hút khách du lịch về với địa phương.

Phần lớn các lễ hội ở Hoà Bình đều diễn ra vào mùa xuân, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cây cối đâm chồi, nảy lộc, thời gian nông nhàn, việc tổ chức lễ hội là khơi dậy lòng nhiệt tình, tự nguyện và tự giác góp công, góp của của các tầng lớp nhân dân. Do vậy thấy rất rõ sau khi mãn hội, lòng dân lại khao khát, hẹn hò đến lễ hội lần sau.

Lễ hội ở Hoà Bình rất nhiều, việc nghiên cứu, sưu tầm và đầu tư để trở thành những sản phẩm văn hoá có lãi về nhiều mặt, không thể đặt ngay mọi việc đều phải làm nhanh được. Mặc dầu ai cũng biết đó là trách nhiệm của cả cộng đồng nhưng tiên phong phải là những nhà quản lý, nhà nghiên cứu. Lễ hội là một tiềm năng du lịch văn hoá vô cùng lớn lao chưa khai thác được là bao, việc sưu tầm, khơi dậy và phát huy những di sản văn hoá đã có, đồng thời chọn lọc ra được những giá trị tinh hoa, thêm sự biến đổi và sáng tạo sẽ trở thành động lực tinh thần mới phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu du lịch, phát triển kinh tế và bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc.

Những ngày đầu xuân mới, khi không khí vui Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc vẫn còn lắng đọng, mọi người ở khắp nơi có thể đến với Hòa Bình để tham gia vào các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc. Lễ hội Khai Hạ là lễ hội xuống Đồng, mở cửa rừng,là lễ hội đậm bản sắc dân tộc được tổ chức vào ngày 8-1 âm lịch hàng năm tại Mường Bi- Tân Lạc. Sau Lễ hội, người dân mới ra đồng, vào rừng để lao động sản xuất. Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần lễ và hội, được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trong lễ hội diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, trò chơi dân gian như hát thường rang, đánh mảng, kéo co, ném còn, bắn nỏ, ẩm thực của người Mường…

Một phần của tài liệu Thị trường du lịch ở tỉnh Hoà Bình (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w