Phương pháp ổn định kiểu vây và kiểu quay bánh lái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển cân bằng tàu thủy trọng tải lớn (Trang 30 - 31)

Hình 2.7 Kết cấu và vị trí lắp đặt các vây hai bên mạn để ổn định tàu

Hệ thống bổ trợ cho việc ổn định cân bằng kiểu vây (fin stabiliser), (Xem Hình 2.7) thường lắp đối xứng hai bên mạn. Mục đích của các hệ thống bổ trợ ổn định kiểu vây hoặc kiểu quay bánh lái (Rudder Roll Stabilization System) chủ yếu là tạo ra các mô men có khả năng làm suy giảm các mô men, gây ra hiện tượng mất cân bằng đối tượng nổi, xuất hiện do chế độ hoạt động của phương tiện, chẳng hạn như mô men xuất hiện do lực ly tâm ở chế độ quay trở, mô men mất cân bằng do sóng gió trên hành trình v.v... Các mô men này được tạo ra bằng cách liên tục dịch chuyển bánh lái theo một chiến lược điều khiển đặc biệt (đối với hệ thống ổn định

ổn định kiểu vây) trên cơ sở tận dụng ảnh hượng đặc biệt vào yếu tố tốc độ của phương tiện. Các hệ thống này được thiết kế để hoạt động độc lập, hoặc có thể phối hợp với nhau. Tuỳ thuộc vào tính năng được thiết kế cho đối tượng, hệ thống bổ trợ cân bằng kiểu quay bánh lái hoặc hệ thống kiểu vây có thể hoặc không được trang bị vì lý do độ phức tạp cũng như giá thành, do điều kiện để ứng dụng được (yếu tố tốc độ).

Trong thực tế, các phương pháp cải thiện ổn định cân bằng có sự trợ giúp của máy lái hoặc kiểu vây được ứng dụng trên các tàu có tốc độ cao như tàu quân sự, tàu tuần tra biển, các tàu khách cao tốc v.v. Hệ thống tiêu biểu hoạt động theo phương thức này được hãng RollRoy phát triển và sử dụng khá phổ biến, cụ thể lắp trên tàu quân sự của Hải quân Hà lan (Royal Netherlands Navy, 1991, 2001) và Hải quân Đức (German Navy, 2003). Tuy nhiên, phương pháp này rất phức tạp, tốn kém ít hiệu quả đối với các phương tiện nổi cỡ lớn có tốc độ di chuyển thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển cân bằng tàu thủy trọng tải lớn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)