Đặc điểm chung nông hộ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng đất tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 31)

4.1.1.1 Lịch sử cach tác

Kết quả điều tra cho thấy đối với hộ trồng lúa có thể được chia thành 3 giai đoạn (Bảng 4.1): (1) dưới 25 năm (chiếm 15%); (2) từ 25 – 35 năm là chủ yếu (chiếm 79%); (3) trên 35 năm (chiếm 6%). Phần lớn các nông hộ trồng lúa theo hình thức 3 vụ từ năm 2006, trước khi chuyển đổi sang hình thức lúa 3 vụ thì hầu hết các nông hộ đều sản xuất lúa theo 1 – 2 vụ/năm. Lý do chuyển đổi sang hình thức lúa 3 vụ: (1) thay đổi giống ngắn ngày; (2) hệ thống đê bao phát triển (2005).

Bảng 4.1 Thời gian canh tác lúa tại TTNNMX

Thời gian canh tác Số hộ phỏng vấn Tỉ lệ (%)

Dưới 25 năm 5 15

25 – 35 năm 26 79

Trên 35 năm 2 6

Tổng 33 100

Kết quả điều tra đối với hộ trồng mía có thể chia thành 3 giai đoạn (Bảng 4.2): (1) dưới 15 năm (chiếm 39%); (2) từ 15 – 25 năm (chiếm 55%); (3) trên 25 năm (chiếm 6%). Trong đó chiếm cao nhất là từ 15 – 25 năm. Các nông hộ bắt đầu trồng mía từ năm 1984, trước khi chuyển đổi sang trồng mía thì các hộ điều trồng lúa. Nguyên nhân là do chính sách quy hoạch của trung tâm và mía có giá trị cao.

Bảng 4.2 Thời gian canh tác mía tại TTNNMX

Thời gian canh tác Số hộ phỏng vấn Tỉ lệ (%)

Dưới 15 năm 13 39

15 – 25 năm 18 55

Trên 25 năm 2 6

Tổng 33 100

Nhìn chung, các hộ trồng lúa và mía đều có lịch sử canh tác lâu năm theo hình thức thâm canh. Theo Lê Văn Khoa (2003) thâm nhiều năm dẫn đến đất bị suy thoái. Do đó cần áp dụng biện pháp luân canh cây trồng. Luân canh làm chất hữu cơ trong đất chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác theo hướng có lợi cho cây trồng sử dụng, làm tăng lượng đạm trong đất (Nguyễn Mỹ Hoa, 2011).

---

4.1.1.2 Trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật

Theo kết quả Hình 4.1 cho thấy rằng tỷ lệ không có học chiếm 11%, các hộ có trình độ học vấn cấp 1, cấp 2 và cấp 3 lần lượt chiếm tỷ lệ là 38 %, 36%, 15% và đặc biệt không có hộ nào học tới cao đẳng, đại học. Trong đó đa số các hộ chỉ học cấp 1 và cấp 2.

Hình 4.1 Số liệu điều tra trình độ học vấn của các nông hộ

Từ Hình 4.1 trên có thể cho thấy trình độ học vấn của các hộ trong khu vực rất thấp có thể gây khó khăn trong việc vận động các hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Qua điều tra cho thấy số người được tập huấn chiếm 35% còn lại 65% là chưa từng tham gia qua lớp tập huấn nào (Hình 4.2). Lý do chưa từng tham gia tập huấn: (1) không sắp xếp được thời gian; (2) do sinh kế; (3) hạn chế về trình độ.

Hình 4.2 Số liệu điều tra về việc tham gia tập huấn của các nông hộ

Theo điều tra nông hộ những nội dung tập huấn chủ yếu là IPM, kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, giống mới, kỹ thuật trồng lúa, mía, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy tắc “4 đúng”,…. Ngoài ra nông hộ còn học hỏi từ các chương trình khuyến nông trên các phương tiện truyền thông.

11% 38% 36% 15% 0% Không có học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cao đẳng, Đại học 65% 35%

Không tham gia Có tham gia

--- Về việc áp dụng khoa học kỹ thuật: theo kết quả điều tra Hình 4.3 cho thấy có 27% số hộ là có áp dụng còn lại 73% là không áp dụng chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân là do hộ chưa từng tham gia tập huấn, chủ quan theo kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm từ những người đi trước.

Hình 4.3 Số liệu điều tra về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật của các nông hộ

Nhìn chung, trình độ người dân thấp nên không thuận lợi trong việc tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất. Do đó cần phải vận động, khuyến khích người dân tham gia. Ngoài ra, công tác tập huấn cho nông dân cần đầu tư nhiều hơn, cần đa dạng và tăng cường các chương trình tập huấn, hội thảo đầu bờ cho người dân trồng lúa, mía.

4.1.1.3 Tình trạng nhiễm phèn

Kết quả điều tra Hình 4.4 cho thấy số hộ có đất canh tác ở mức nhiễm phèn nhẹ là chủ yếu chiếm 79%, trung bình chiếm 12 % nhiễm nặng chiếm 6%,và không bị nhiễm phèn là 3% số hộ được phỏng vấn. Điều này cho thấy sự hiểu biết của các nông hộ về loại đất đang sử dụng và cần hướng dẫn thêm cho nông hộ thực hiện công tác cải tạo đất ở những khu vực nhiễm phèn.

Hình 4.4 Tình trạng đất bị nhiễm phèn ở các nông hộ 73% 27% Không áp dụng Có áp dụng 6% 12% 79% 3% Nặng Trung bình Nhẹ Không

---

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng đất tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)