Tổng hấp thu đạm (N) và hiệu quả sử dụng đạm (NUE) trên lúa

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea te neb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa thu đông 2013 tại tam bình vĩnh long (Trang 42)

3.4.1 Tổng hấp thu đạm

Bảng 3.2 Hàm lượng N hấp thu trong sinh khối khô.

Nghiệm thức phân Hàm lượng N hấp thu ( kgN/ha) N trong rơm N trong hạt Tổng hấp thu

Không bón đạm 25,5b 39,6b 65,1b 100%N 58,9a 53,2a 112,1a 100%N + TE 49,0a 49,1ab 98,1a 70% N + TE + Neb 56,5a 48,2ab 104,7a 50% N + TE + Neb 41,3ab 45,8ab 87,1ab F ** ** **

Ghi chú: trong cùng một cột các sốcó ký tựtheo sau giống nhau thì không khác biệt thống kêởmức ý nghĩa 5% (*) và 1%(**);(ns) không khác biệt thống kêởmức ý nghĩa 5% bởi kiểmđịnh Tukey-MiniTab 16; mỗi trị

sốlà sốliệu trung bình của 4 lần lặp lại (n=4).

Không có sự khác biệt ý nghĩa về hàm lượng N hấp thu trong lúa giữa các nghiệm thức mặc dù liều lượng đạm bón được giảm xuống còn 50-70%N có bổ dung TE + Neb so với nghiệm thức bón 100%N (Bảng 3.2). Đặc biệt, khi phân urea có bổ sung cả TE và chất ức chế urease thì tổng hấp thu N có khuynh hướng cao hơn so với chỉ bổ sung chấtức chế urease. Hơn nữa, hiệu quả nông học và sử dụng N của các dạng phân N bón là không khác nhau ngay cả khi giảm liều lượng xuống còn 70%N và thậm chí giảm còn 50%N.

3.4.2 Hiệu quảsửdụng đạm trên lúa

Bảng 3.3Hiệu quảsửdụng đạm (NUE) trên lúa Nghiệm thức Hiệu quả nông học (AE) (kg hạt/kg N bón) Đạm hấp thu từ phân bón (ANR) (%) 0N - - 100% N 19,3 52,2 100% N+ TE 17,6 45,0 70% N+TE+Neb 20,9 62,8 50% N+TE+Neb 21,3 48,8 F ns ns

Ghi chú: trong cùng một cột các sốcó ký tựtheo sau giống nhau thì không khác biệt thống kêởmức ý nghĩa 5% (*) và 1%(**);(ns) không khác biệt thống kêởmức ý nghĩa 5% bởi kiểmđịnh Tukey-MiniTab 16; mỗi trị

sốlà sốliệu trung bình của 4 lần lặp lại (n=4).

Nhìn chung, hiệu quả nông học và đạm hấp thu từ phân bón của các nghiệm thức không có sựkhác biệt ý nghĩa. Đạm hấp thu của nghiệm thức 70% Urea +TE +Neb cao hơn các nghiệm thức bón 100%N. Từ đó cho ta thấy, khi có bổsung thêm chất ức chế urease (Neb) dù giảm lượng phân bón xuống còn 70% hay thậm chí là 50% thì hiệu quả sử dụng vẫn không chênh lệch nhiều, điều này trùng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Đủ và Phạm Minh Nhất (2014), về hiệu quả của phân Urea+Neb trên hiệu quảsửdụng đạm. Tuy nhiên khi bổ sung TE vào 100%N thì hiệu quả nông học và đạm hấp thu có xu hướng giảm đi, vì thế khi bổ sung TE vào Urea thông thường thì chưa có ý nghĩa nhiều vềhiệu quảsửdụng.

3.5 Năng suất và thành phần năng suất lúa – vụThu Đông năm 20133.5.1 Thành phần năng suất lúa 3.5.1 Thành phần năng suất lúa

Bảng 3.4. Thành phần năng suất lúa

Nghiệm thức phân Thành phần năng suất lúa Số bông trên m 2 TL.1000 hạt (gram) Số hạt trên bông % hạt chắc Năng suất LT Không bón đạm 396,5c 26,1 46,2 76,6 3,7b 100% N 495,0ab 26,9 52,6 75,2 5,3a 100% N + TE 565,0a 26,7 46.9 74,9 5,3a 70 % N + TE + Neb 468,5bc 26,4 50,8 79,2 5,0a 50 % N + TE + Neb 445,5bc 26,2 51,9 78,8 4,8a F ** ns ns ns **

Ghi chú: trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê

mức ý nghĩa 5% (*) và 1% (**), ( ns) không khác biệt thống kêởmức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey- MiniTab 16; mỗi trịsốlà sốliệu trung bình của 4 lần lặp lại (n=4).

Kết quả cho thấy, khi có sự bổ sung chất ức chế urease (Neb) và vi lượng (TE) vào phân urea và giảm liều lượng phân đạm xuống còn 50% và 70% thì không có sựkhác biệt ý nghĩa về các chỉtiêu thành phần năng suất và năng suất lý thuyết so với bón 100%N. Điều này cho thấy hiệu quả các chất ức chếurease (Neb) và bổ sung thêm vi lượng (TE). Đồng thời cho ta thấy đc khi bổ sung TE vào 100%N thông thường thì chưa cho ta thấy được hiệu quảsửdụng.

Sốbông trên mét vuông

Trong các thành phần năng suất của cây lúa thì số bông trên một đơn vị diện tích là thành phần ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Kết quả ởbảng 3.4 cho thấy số bông trên mét vuông của nghiệm thức bón 100%N bổ sung TE có số bông cao nhất. Ở các nghiệm thức 50%N, 70%N có bổ sung TE và Neb có sựkhác biệt ởmức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức bón 100%N, từ đó cho ta thấy việc cung cấp đạm đầy đủ sẽ làm tăng khảnăng trổ bông của lúa và đồng thời nếu giảm hàm lượng phân bón xuống 50% mặc dù có bổsung thêm TE và Neb cũng không làm tăng số bông trên mét vuông. Tuy nhiên khi số bông tăng quá mức sẽ xảy ra cạnh tranh dinh dưỡng làm bông nhỏ, ngắn và làm giảm trọng lượng hạt (Nguyễn Đình Giao, 1997).

Trọng lượng 1000 hạt

Theo kết quả của Bảng 3.4 trọng lượng 1000 hạt không có sự khác biệt ý nghĩa vềmặt thống kê. Kết quảnày phù hợp với nhận định của Yosida và Tôn Thất Trình. Theo Yosida (1981) trọng lượng 1000 hạt là đặc tính ổn định của giống và kích thước của vỏtrấu, còn theo Tôn Thất Trình (1968) thì trọng lượng 1000 hạt do đặc tính di truyền quyết định.Mặc dù điều kiện chăm sóc thuận lợi, chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhưng hạt lúa cũng không thể phát triển lớn hơn vỏ trấu. vì thế việc bổsung thêm TE và Neb không ảnh hưởng nhiều đến trọng lượng 1000 hạt.

Phần trăm hạt chắc

Phần trăm hạt chắc được tính bằng phần trăm hạt chắc trên tổng số hạt. Tỉ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Theo kết quảcủa Bảng 3.4 thì phần trăm hạt chắc của các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê. Phần trăm hạt chắc của các nghiệm thức 50%, 70% có bổsung TE và Neb cao nhất, từ đó cho ta thấy được khi bổ sung TE và Ned thì tỷ lệ hạt chắc sẽ có xu hướng tăng. Ở nghiệm thức bón 100%N và 100%N có bổsung TE thấp nhất. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) nếu bón đạm quá nhiều hoặc bón thiếu đạm thì dễ làm phần trăm hạt chắc giảm, và Võ Tòng Xuân (1998) bón nhiều đạm làm sốhạt trên bông trên mét vuông tăng cao, dinh dưỡng không đủnên tăng tỷlệhạt lép đồng thời làm phần trăm hạt chắc giảm. Cây lúa chỉ cần sốbông vừa phải, tăng số hạt chắc trên bông thì tốt hơn là tăng số bông trên m2(Bùi Chí Bữu và ctv… 1998: Nguyễn Đình Giao và ctv.. 1997).

Sốhạt trên bông

Số hạt trên bông là một trong những yếu tố tạo thành năng suất, số hạt trên bông cao giúp năng suất cao và ngược lại. Theo kết quảcủa Bảng 3.4 thì sốhạt trên bông của các nghiệm thức không có sự khác biệt, số hạt trên bông dao động trong khoảng 46.2 đến 52.6. Cao nhất là ở nghiệm thức bón 100%N, tuy nhiên việc bổ sung TE và Ned đồng thời giảm liều lượng đạm xuống còn 50%N, 70%N thì cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến số hạt trên bông. Ở nghiệm thức 100%N có bổ sung TE có sốhạt trên bông thấp nhất so với các nghiệm thức có bón đạm.

Năng suất lý thuyết

Nhìn chung năng suất lý thuyết của các nghiệm thức 100%N và 100%N có bổ sung TE là như nhau, ở các nghiệm thức 50%N, 70%N có bổ sung TE và Neb không có sự khác biệt so với bón 100%N. Nghiệm thức bón 100%N có bổ sung thêm TE nhưng năng suất lại bằng với Urea 100%N thông thường vì thế chưa có ý nghĩa tích cực. Phân Urea có bổ sung thêm TE và Neb dù có giảm lượng phân xuống còn 50%-70% vẫn cho thấy hiệu quả sử dụng dù có giảm liều lượng đạm nhưng vẫn không ảnh hưởng đến thành phần năng suất của lúa.

3.5.2 Sinh khối và năng suất thực tế:Sinh khối rơm khô Sinh khối rơm khô

Hình 3.5Sinh khối rơm. Trong cùng một panel, các cột có ký tựtheo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16; thanh đứng biểu thị độ lệch chuẩn (standard deviation, n=4), ns = không khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức.

Sinh khối rơm ở các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Cao nhất ở nghiệm thức 100%N thông thường và thấp nhất ở nghiệm thức không bón đạm. Các nghiệm thức 100%N, 100%N bổ sung TE, 70%N có bổ sung TE và Neb không có sựkhác biệt. Tuy nhiên, khi bón ởmức 50%N có bổsung TE và Neb thì sinh khối bắt đầu giảm xuống và cho thấy sựkhác biệt. c a ab a bc 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 S in h k h i r ơ m (t n /h a)

Hình 3.6 Năng suất thực tế(tấn/ha). Trong cùng một panel, các cột có ký tựtheo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ởmức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16; thanh đứng biểu thị độ

lệch chuẩn (standard deviation, n=4), ns = không khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức.

Năng suất thực tế

Là chỉtiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả cuối cùng của năng suất cũng như hiệu quả, lợi nhuận. Vì thế năng suất thực tếcàng cao thì đồng nghĩa hiệu quả càng cao dẫn đến lợi nhuận cao. Theo Hình 3.6 năng suất thực tế của các nghiệm thức dao động từ 3.7 đến 5.4 tấn/ha. Trong đó năng suất của nghiệm thức bón 100%N thông thường là cao nhất. Giữa các nghiệm thức có sựkhác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Ở các nghiệm thức 100%N, 100%N có bổsung TE, 70%N có bổ sung TE và Neb không có sự khác biệt ý nghĩa, giữa các nghiệm thức này có sự khác biệt thống kê 1% so với nghiệm thức 50%N có bổsung TE và Neb.

Nhìn chung kết quả năng suất thực tế cho thấy việc bổsung các chất vi lượng (TE) và chế phẩm ức chế urease (Neb), mặc dù giảm lượng phân bón xuống còn 70% nhưng vẫn không làm giảm năng suất của lúa. Về việc bổ sung TE vào cách bón 100%N thông thường, mặc dù sốbông trên mét vuông của nghiệm thức này cao nhưng do sốhạt trên bông và phần trăm hạt chắc thấp nên chưa có hiệu quảvềmặt năng suất. Điều này phù hợp với nhận định của Yosida (1976) cho rằng sốhạt trên đơn vịdiện tích và tỉlệhạt chắc là thành phần năng suất quan trọng nhất quyết định

c a ab ab b 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 N ă n g su t th c t ế ( t n/ h a)

đến năng suất thực tế. Bùi Chí Bữu và ctv., (1998) đối với yếu tố cấu thành năng suất thì tỷ lệ hạt chắc, số hạt trên bông có ảnh hưởng quyết định nhất. Cây lúa chỉ cần số bông vừa phải và số bông trên đơn vị diện tích, gia tăng số hạt chắc trên bông nhiều thì tốt nhất. Việc giảm liều lượng phân bón xuống còn 50% dù có bổ sung thêm TE và Neb nhưng do giảm liều lượng đạm xuống quá thấp nên chưa cho thấy ý nghĩa rõ rệt vềmặt năng suất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

- Việc phối trộn trung, vi lượng (TE) và chất ức chế urease (Neb) vào phân urea không làm gia tăng về các chỉtiêu chiều cao, số chồi, thành phần năng suất; ngay cả giảm liều lượng phân bón xuống còn 70%, 50% so với bón 100%N thông thường.

- Vềnăng suất lúa, ởcác nghiệm thức urea có bổsung thêm trung, vi lượng (TE) và chất ức chế urease (Neb), dù giảm lượng phân xuống còn 70% nhưng vẫn không khác biệt so với bón 100%N thông thường, tuy nhiên, việc giảm liều lượng đạm xuống còn 50% thì làm giảm năng suất lúa bất kểviệc có bổ sung TE hay Neb vào urea.

- Hàm lượng Mg, Zn trong đất đầu thí nghiệm ởmức khá cao, vì thế, đây có thểlà nguyên nhân làm cho việc bổ sung thêm TE vào phân N chưa cho ta thấy hiệu quả rõ trên các chỉtiêu theo dõi.

- Hiệu quả sửdụngđạm của các nghiệm thức urea có bổsung thêm trung, vi lượng (TE) và chất ức chếurease (Neb) đạt cao nhất so với các nghiệm thức còn lại.

Kiến nghị

- Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là thí nghiệm bước đầu thăm dò (1 vụ lúa, ở 1 địa điểm); do đó,để có cơ sởkhoa học chắc chắn đánh giá hiệu quả của các chất này, cần tiến hành thí nghiệm lặp lại cho nhiều vụ (Đông Xuân, Hè Thu) và trên nhiều loạiđất, vùngđất khác nhau.

- Có thể thay thế chất ức chế urease (Neb) bằng dịch chiết thực vật (Hua), để so sánh tính hiệu quảnhằm chọn ra chất có hiệu quảtốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Buresh, R.J., S.K De Datta, M.I. Samson, S. Phongpan, P. Snitwongse, A.M. Fagi and R. Tejasarwana.1991. Denitrogen and nitrous oxide flux from urea basally applied to puddled rice soils. Soil Sci. Soc. AM J 55, pp.268-273.

Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004. Giáo trình sinh lý thực vật. Trường Đại học Cần Thơ. Trang 71 – 81.

Ngô Ngọc Hưng, 2009. Giảm thiểu bốc thoát amoniac trên đất lúa ngập nước bằng kỹ thuật bón urea và sử dụng chế phẩm Copper-zinc. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Số06.

Byrnes, B. H. & Freney, J. R. 1995. Recent developments on the use of urease inhibitors in the tropics. Nutrient Cycling in Agroecosystems42(1): 251- 259.

Ngô Ngọc Hưng, 2009. Chương 14. Tiến trình bốc hơi ammoniac và mất đạm trên đất lúa ngập nước. Trong Tính chất tự nhiên và những tiến trình làm thay đổi độphì nhiêu đất Đồng Bằng Sông Cửu Long, 250 – 265. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Ngô Ngọc Hưng, 2009. Tính chất tựnhiên và những tiến trình làm thay đổi độ phì nhiêu đất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Belder P., B.M.A. Bouman, J.H.J. Spiertz, S. Peng, A.R. Casctaneda and R.M. Visperas. 2005. Crop perfomance, Nitrogen and water use in flooded and aerobic rice, Plant and soil 273, pp. 167-182.

Ngô Ngọc Hưng, 2004. Ảnh hưởng các thời kỳbón phân urea trên hoạt động phiêu sinh thực vật và sự mất đạm ruộng lúa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (02), trang 202-203.

Nguyễn Đình Giao, 1997. Giáo trình cây lương thực tập 1 – cây lúa, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội I. NXB Nông Nghiệp. Trang 67 – 85.

Simspon J.K., J.K. Freney, R. Wetselaar, W.A. Muirhead, R. Leuning and O.T. Denmead. 1984.Transformations and losses of urea nitrogen after application to flooded rice, Australian Journal of Agricultural Research 35, pp. 189-200.

Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác. Trường Đại học Cần Thơ. 244 trang.

Võ Tòng Xuân. 1986. Cây lúa năng suất cao. Nhà xuất bản thành phốHồChí Minh

Võ Tòng Xuân, Hà Triệu Hiệp, 1998. Trồng lúa. NXB Nông Nghiệp. 219 trang.

Dale Cowan. 2005. Urea Loss from Broadcast Application on Winter Wheat, Agri-Food Laboratories CCA.On

Freney, J.R., Trevitt, A.C.F., De Datta, S.K., Obcemea, W.N., and Real, J.G. 1990.The interdependence of ammonia volatilization and denitrification as nitrogen loss processes in flooded rice fields in the Philippines. Biol. Fertil. Soils, 9: 31–36.

Singh, B., Singh, Y., and Sekhon, G.S. 1995. Fertilizer-N use efficiency and nitrate pollution of groundwater in developing countries. J. Contam. Hydrol.,.

Lâm Văn Thông, 2014. Nghiên cứu hiệu quảsửdụng phân đạm hạt đục Cà Mau và phát triển các biện pháp, dòng sản phẩm nâng cao hiệu quảsửdụng đạm trên cây lúa..,.

Nguyễn Hữu Tuấn, 2014. Hiệu quảcủa phân urea hạt đục Cà Mau có bổsung vi lượng (Mg, Zn, B) lên sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phù sa trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới..,.

Phạm Minh Nhất, Nguyễn Thành Đủ, 2014. Hiệu quảcủa phân Urea-Hua và Urea-Neb trên hiệu quảsửdụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa Thu Đông 2013 tại Tam Bình Vĩnh Long..,.

PHỤLỤC

Bảng 1: Bảng phân tích Anova vềchiều cao cây lúa ởthời điểm 25 NSS. Nguồn biến động Độtựdo Tổng bình phương Trung bình bình phương F tính Độý nghĩa 0,05 Nghiệm thức 4 53,41 13,353 3,26 0,041 Sai số 15 61,45 4,097 Tổng 19 114,86

Bảng 2: Bảng phân tích Anova vềchiều cao cây lúa ởthời điểm 35 NSS.

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea te neb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa thu đông 2013 tại tam bình vĩnh long (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)